Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chia sẻ bởi Phạm Văn Thắng | Ngày 08/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 26: Bài 6
Truyện Kiều của Nguyễn Du
I.Tác giả Nguyễn Du
1. Cuộc đời
- Nguyễn Du: (1765-1820).
- Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc.
- Thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến khủng hoảng, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra khắp nơi.
- Cuộc đời Nguyễn Du đã trải qua nhiều thăng trầm.
- Là người có nhiều hiểu biết sâu rộng về văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc.
- Có vốn sống phong phú và có một trái tim giàu lòng yêu thương, thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nông dân.
- Là một thiên tài văn học Việt Nam,là một danh nhân văn hoá thế giới.
Tượng đài Nguyễn Du ở Hà Tĩnh
2. Gia đình.
- Là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống văn học.
3. Sự nghiệp văn học
* Gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả chữ Hán và chữ Nôm:
+ Về chữ Hán: Có 3 tập thơ với tổng số 243 bài: “Thanh Hiên thi tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục”.
+ Về chữ Nôm: Có Truyện Kiều: (Đoạn trường Tân Thanh), văn chiêu hồn: (Văn tế thập loại chúng sinh).
II. Truyện Kiều
1. Nguồn gốc:
- Từ tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện”của Thanh Tân Tài Nhân(Trung Quốc).
Sự sáng tạo của Nguyễn Du : là yếu tố cơ bản tạo nên truyện Kiều.
Truyện Kiều được dịch ra nhiều thứ tiếng
Tiếng Hàn
2. Tóm tắt tác phẩm
Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước
Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em Thuý Vân và Vương Quan.Trong buổi du xuân nhân tiết thanh minh, Thuý Kiều gặp Kim Trọng “phong lưu tài mạo tót vời”.Giữa hai người chớm nở mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều.Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình, hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
Kiều gặp Kim Trọng giây phút đầu
*Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn mình thì bán mình chuộc cha. Thuý Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh.Kiều được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ, nhưng rồi lại bị vợ Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, Kiều phải bỏ trốn và lại rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Ở đây Thuý Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân, báo oán.Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến giết, Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường, nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa phật.
* Phần thứ ba: Đoàn tụ.
Nửa năm sau về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên cùng Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào quên được mối tình đầu say đắm.Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thuý Kiều.Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ.Chiều ý mọi người Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật
Giá trị nghệ thuật
Là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học trên tất cả phương diện ngôn ngữ, thể loại.
Ngôn ngữ chính xác,tinh tế, biểu cảm, thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao.
b. Giá trị nội dung.
Giá trị hiện thực.
- Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức, đau khố, đặc biệt là người phụ nữ.
Giá trị nhân đạo.
Cảm thương sâu sắc trước số phận đau khổ của con người.
Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo.
- Đề cao trân trọng con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính.
4. Ghi nhớ ( SGK: 80)
- Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hoá, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.
- Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
III. Luyện tập
Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả Truyện Kiều?
A.Có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài văn học.
B. Từng trải, có vốn sống phong phú.
C. Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
§¸p ¸n : D


2. Dòng nào sắp xếp đúng nhất trình tự diễn biến của các sự việc trong truyện Kiều?
A.Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ -Gia biến và lưu lạc.
B.Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ.
C. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước.
D. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ.
Đáp án: B
3.Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của Truyện Kiều?
A.Truyện Kiều có giá trị hiện thực.
B. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo.
C. Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
D. Kết hợp cả A và B.
Đáp án:D
* Bài tập về nhà
- Tóm tắt truyện theo 3 phần.
- Soạn bài: Chị em Thuý Kiều.
Cảm ơn thầy cô và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)