Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chia sẻ bởi Lương Thanh Vân | Ngày 08/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh
Về dự giờ môn Ngữ văn lớp 9
kiểm tra bài cũ
Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau đây:

A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
B. ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.
1. Tên tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" có nghĩa là gì?
D. ý chí trước sau như một của vua Lê.
2. Theo em, vì sao các tác giả "Hoàng Lê nhất thống chí" vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết rất chân thực và hay về Quang Trung - "kẻ thù" của họ.
=> Vì họ tôn trọng lịch sử và có ý thức dân tộc đồng thời họ luôn ủng hộ kẻ mạnh.
Bài 6 - Tiết 26
"Truyện Kiều" của Nguyễn Du
Người thực hiện: Lương Thanh Vân
Trường THCS Hợp Đồng
I. Tác giả Nguyễn Du (1765 - 1820)
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
1. Gia đỡnh
Cha là Nguyễn Nghiễm - Tiến sĩ - Giữ chức tể tướng, giỏi van chương. Mẹ là Trần Thị Tần - Một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc. Các anh học giỏi và làm quan to. Là một gia đỡnh đại quí tộc, có truyền thống van chương.
2. Thời đại
Nguyễn Du sống trong một thời kỡ mà xã hội có nhiều biến động, chế độ phong kiến khủng hoảng, các tập đoàn Lê-Trịnh- Nguyễn chém giết lẫn nhau. Phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi.
3. Cuộc đời
- Bản thân mồ côi cha lúc 9 tuổi , mồ côi mẹ lúc 12 tuổi, phải ở với anh cả là Nguyễn Khản.
- Khi trưởng thành lưu lạc ở đất Bắc 10 nam (1786 -1796) rồi về ở ẩn tại quê nhà (1796 -1802).
Nguyễn Du làm quan bất đắc dĩ cho với triều Nguyễn.
Năm 1813 - 1814, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 lại được lệnh làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.
ông là người hiểu biết sâu rộng, có tấm lòng nhân ái.
4. Sự nghiệp sáng tác
Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập", "Nam trung tạp ngâm", "Bắc hành tạp lục"
Tác phẩm chữ Nôm: "Truyện Kiều", "Văn chiêu hồn".

=> Nguyễn Du - Một đại thi hào dân tộc, danh nhân van hoá thế giới, thiên tài van học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Khu lưu niệm Nguyễn Du
Các bản
Truyện Kiều
II. Tác phẩm
Truyện Kiều
Chị em
Thuý Kiều
Một số cảnh trong
Truyện Kiều
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện Kiều có nguồn gốc từ "Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm.
- Tác phẩm được ra đời khoảng đầu thế kỉ XIX và được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.
Một số bản dịch Truyện Kiều
2. Tóm tắt tác phẩm
Truyện Kiều gồm 3 phần
a. Phần một: Gặp gỡ và đính ước
Gia thế tài sản
Gặp gỡ Kim Trọng
Dính ước thề nguyền
b. Phần thứ 2: Gia biến và lưu lạc
Bán mỡnh cứu cha
Rơi vào tay họ Mã
Mắc mưu Sở Khanh, vào lầu xanh lần 1
Gặp gỡ làm vợ Thúc Sinh bị Hoạn Thư đầy đoạ
Vào lầu xanh lần 2, gặp gỡ Từ Hải
Mắc lừa Hồ Tôn Hiến
Nương nhờ cửa phật
c. Phần 3: Doàn tụ
Doàn tụ với gia đình, gặp lại người xưa
III. Giá trị Truyện Kiều
1.Giá trị nội dung
a.Giá trị hiện thực:
Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, là tiếng nói lên án nh?ng thế lực phong kiến xấu xa.
b.Giá trị nhân đạo:
Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, là tiếng nói khẳng định, đề cao tài nang, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: Quyền sống, tự do, công lí, tỡnh yêu, hạnh phúc.
b. Giá trị nghệ thuật:
Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật van học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại (ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ).
Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: nghệ thuật dẫn chuyện, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách nhân vật và miêu tả tâm lí con người.
- Nguy?n Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học dân tộc.
- Truy?n Ki?u là kiệt tác văn học kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
IV. Tổng kết (Ghi nhớ: SGK)
V. Luyện tập
Bài 1
Câu 1. Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện Kiều?
A. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc
B. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ
C. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước
D. Gia biến và lưu lạc- Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ
Câu 2. Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều?
Bài 2
Hãy điền các từ còn thiếu để hoàn thiện các câu thơ trích trong Truyện Kiều?
a. Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ................
b. Đau đớn thay ....................
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
c. Thiện căn ở tại ............
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
ghét nhau
phận đàn bà
lòng ta
Bài 3
Trò chơi: "Giải ô chữ đoán tên nhân vật"
K I M t r ọ n g
t ừ h ả i
S ở K h a n h
h ồ t ô n h i ế n
t h ú c s i n h
t h ú y v â n
t h ú y k i ề u
đ ạ m t i ê n
h o ạ n t h ư
1,
2,
3,
4,
5,
6,
7,
8,
9,
chúc các thầy cô mạnh khỏe - hạnh phúc
chúc các em chăm ngoan học giỏi
chúc các thầy cô mạnh khỏe - hạnh phúc
chúc các em chăm ngoan học giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thanh Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)