Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tuấn | Ngày 08/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nguyễn Thị Bích Thu
Trường THCS Lương Định Của
Lớp: INTEL Q2 -3
Email: [email protected]
NGUYỄN
DU

TRUYỆN
KIỀU
I . GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Cuộc đời :
Năm sinh - năm mất : 1766- 1820

Mộ đại thi hào Nguyễn Du
NHÀ LƯU NIỆM NGUYỄN DU
+ Tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
+ Quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
+ Thông minh, giỏi thơ văn.
+ Năm 1802, làm quan cho triều Nguyễn.
+ Năm 1820, mất trong một trận dịch.
a. Tác phẩm chữ Hán :
- Thanh Hiên thi tập.
- Nam trung tạp ngâm.
- Bắc hành tạp lục.
2. Sự nghiệp sáng tác
b. Tác phẩm chữ Nôm :
- Truyện Kiều .
- Văn tế thập loại chúng sinh
3. Giá trị thơ văn:
GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO
- Tác phẩm của Nguyễn Du chan chứa tình yêu thương đối với con người , đặc biệt là người phụ nữ.
GIÁ TRỊ HIỆN THỰC:
- Tác phẩm của Nguyễn Du mô tả sâu sắc bộ mặt thối nát của xã hội phong kiến thông qua những số phận , hình tượng nhân vật.
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
Phim
II . Giới thiệu truyện Kiều
1. NGUỒN GỐC :
Truyện Kiều được sáng tác trên cơ sở cốt truyện " Kim Vân Kiều truyện"của Thanh Tâm tài Nhân ( Trung Quốc).
Truyện Kiều là một sáng tạo rất lớn của Nguyễn Du .
Truyện Kiều có tên là "Đoạn trường tân thanh"
2. TÓM TẮT TRUYỆN KIỀU
PHẦN 1 : GẶP GỠ
PHẦN 2 : GIA BIẾN
PHẦN 3 : ĐOÀN TỤ
ĐOẠN TRÍCH TRAO DUYÊN
1. VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH
2 . PHÂN TÍCH
1. KIỀU TÂM SỰ VÀ TRAO DUYÊN CHO THÚY VÂN
a. KIỀU TÂM SỰ
Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân.
Trước đèn ghé đến ân cần hỏi han
Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh
Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
" Cậy" : nhờ vả với tất cả lòng trân trọng , tin tưởng.
" Chịu lời" : nhận, đồng ý với sự chịu đựng ,thiệt thòi.
" Ngồi lên cho chị lạy" : hành động không bình thường vì đặt em vào tình thế khó xử.

Tạo không khí trang trọng cho buổi trao duyên.
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Thang mây rón ngọn bắc tường
Nghệ thuật ước lệ , đối : "ngày quạt ước - đêm chén thề" : ý chỉ cuộc tình thắm thiết đậm đà của Kim- Kiều.
Sự đâu sóng gió bất kỳ
Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai
Gia đình gặp tai biến, Kiều đã chấp nhận hi sinh chữ " Tình" để làm tròn chữ " Hiếu".

Đây là sự hi sinh cao cả
b. Kiều trao duyên
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ, thay lời nước non
Thuý
Vân
"Tình máu mủ": tình chị em ruột thịt.
" Lời nước non" : lời thề nguyền chung thủy trong tình yêu.
Cách nói khéo léo, chặt chẻ khiến Thúy Vân không thể từ chối
2. KIỀU TRAO KỈ VẬT VÀ DẶN DÒ THÚY VÂN
"Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung"
Duyên thì giữ /vật của chung : sự nuối tiếc và là tiếng lòng chân thành của Kiều. Đây là ngôn ngữ của lí trí và tình cảm
b. Kiều dặn dò Thúy Vân
Kiều tự coi mình đã chết : "người bạc mệnh".
Lời dặn dò như là lời trăn trối : ` "hồn còn mang nặng lời thề".
Thể hiện nỗi đau đớn và sự xúc động sâu sắc của Kiều trước cuộc tình tan vỡ.
3 .TÂM TRẠNG ĐAU
XÓT
TỘT
ĐỘ
CỦA
KIỀU
"Bây giờ trâm gãy bình tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân
"Ô��i Kim lang ! hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây"
Thành ngữ dân gian chỉ sự tan vỡ : "trâm gãy bình tan"
Kiều độc thoại với Kim Trọng: " Kim lang", " tình quân" là cách gọi thân mật bộc lộ tình cảm tha thiết của Kiều với Kim Trọng.
" Ôi", " hỡi" : từ cảm thán , tiếng khóc uất nghẹn thống thiết của một con người đang trong tâm trạng đau khổ tột cùng
IV. TỔNG KẾT
Thể thơ lục bát nhịp nhàng , đậm đà tính dân tộc.
Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu hình ảnh và cảm xúc lột tả được diễn biến tâm lí của Kiều.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí phức tạp rất tài hoa của Nguyễn Du.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)