Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hải | Ngày 08/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

BÀI CŨ
Câu1(1đ): Tên tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”nghĩa là gì?
a. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước. b. Ý chí thống nhất đất nước của vua lê.
c. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước. d. Ý chí trước sau như một của vua Lê.
Câu2 (1đ): Ý nào nói đúng nhất nội dung của hồi mười bốn:
a. Ca ngợi hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
b. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
c. Nói lên số phận bi đát của vua Lê Chiêu Thống.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu3(8đ): Trình bày bài tập ở nhà: dựa vào tác phẩm, viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ 30 tết đến ngày mồng 5 tết tháng giêng năm Kỉ Dậu(1789).
c
d
Đêm 30 Tết (âm lịch) Nguyễn Huệ cho quân vượt sông Gián Khẩu, quân Thanh bỏ chạy. Tại đây quân ta tiêu diệt gọn quân địch.Nửa đêm mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789) vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc thu hết lương thực khí giới của kẻ thù. Vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc. Mờ sáng mồng 5 Tết quân ta đánh đồn Ngọc Hồi. Quang Trung lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Tướng giặc Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Nghe tin đại bại, Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã bỏ chạy. Trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu, vua Quang Trung trong bộ chiến bào sạm đen khói thuốc súng, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long. Quân Thanh bại trận.
TIẾT 26 - Văn bản:
"TRUYỆN KIỀU" CỦA NGUYỄN DU
TIẾT 26 – VĂN BẢN: “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
I. Giới thiệu tác giả:
Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du?
- Nguyễn Du (1765- 1820)
- Tên chữ : Tố Như
- Tên hiệu: Thanh hiên.
? Ngoài kiến thức sgk, em có những hiểu biết nào về gia đình, dòng tộc của Nguyễn Du?
1. Gia đình:
- Cha Nguyễn Nghiễm từng giữ chức tể tướng, có tiếng giỏi văn chương.
- Mẹ Trần Thị Tần một người đẹp nổi tiếng vùng Kinh Bắc.
- Các anh đều học giỏi , đỗ đạt, làm quan to.Trong đó có Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ) làm quan thượng thư dưới triều Lê- Trịnh, giỏi thơ phú.
- Gia đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương.
? Ông sinh ra và sống trong thời đại có điều gì đặc biệt?
2. Thời đại:
- Cuối TKXVIII đầu TKXIX thời kì lịch sử có những biến động .
- Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, gc thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo .Các tập đoàn pk (Lê-Trịnh; Trịnh - Nguyễn) chém giết lẫn nhau.
- Nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Sống vào cuối TKXVIII- đầu TKX I X -> Giai đoạn lịch sử có nhiều biến động.
3. Cuộc đời:
- Lúc nhỏ : sống cùng anh trai
- Khi trưởng thành : Gặp nhiều gian nan, lận đận.
- Là một trong năm người giỏi nhất nước nam.
- Lúc nhỏ: 9 tuổi mất cha,12 tuổi mất mẹ ở với anh là Nguyễn Khản.
- Khi trưởng thành:
+ Khi thành thăng long bị đốt, tư dinh của Nguyễn Khản bị cháy, Nguyễn Du phải lưu lạc ở đất bắc(quê vợ Thái Bình) nhờ anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn 10 năm(1786-1796) -> buồn chán, hoang mang…
+1786 khi quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc ông phò Lê chống lại Tây Sơn nhưng không thành.
+ Năm 1796 định vào nam theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn nhưng không thành .
+1796-1802 về sống tại quê nhà ở Hà Tĩnh ném đủ mùi đắng cay, thấu hiểu mọi đắng cay của người nông dân…
+1802 Nguyễn Ánh lên ngôi , trọng Nguyễn Du có tài mời ông ra làm quan, từ chối không được bất đắc dĩ làm quan dưới triều nguyễn.
+1813-1814 đứng đầu phái đoàn đi sứ sang Trung Quốc.
+1820 dưới triều Minh Mạng được mệnh đi chánh sứ TQ nhưng chưa kịp đã mất ở Huế.
+ 1824 con trai Nguyễn Ngũ xin nhà vua mang thi hài ông về an táng tại quê nhà.
-> Cuộc đời gian truân chìm nổi của ông đã ảnh hưởng đến sự nghiệp sang tác , có vốn sống phong phú,nhận thức sâu rộng , ông được coi là một trong năm người giỏi nhất nước nam .Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm
thông sâu sắc với những người nghèo .
TIẾT 26 – VĂN BẢN: “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
I. Giới thiệu tác giả:
1. Gia đình:
2. Thời đại:
3. Cuộc đời:
4. Sự nghiệp văn học:
? Về sự nghiệp văn học Nguyễn Du có những điểm gì đáng chú ý?
a. Chữ Hán: 3 tập thơ “Thanh hiên thi tập” “Nam trung tạp ngâm” “Bắc hành tạp lục”.243 bài thơ.
b. Chữ Nôm:
“Truyện Kiều” “Văn chiêu hồn”->Có giá trị to lớn đối với nền văn học Việt Nam.
II. Giới thiệu “Truyện Kiều”:
1. Nguồn gốc:
Nêu nguồn gốc Truyện Kiều?
- Dựa theo cốt truyện “ Kim Vân Kiều Truyện” (TQ) nhưng có sự sáng tạo.
- Là tp văn xuôi viết bằng chữ Nôm.
“ Kim Vân Kiều Truyện” viết bằng chữ hán, thuộc loại thể phong tình( tình yêu trai gái, yếu tố dung tục được đề cao) ở đây Nguyễn Du đã tước bỏ yếu tố dung tục, giữ lại cốt truyện nhân vật, sáng tạo nghệ thuật ( nghệ thuật tự sự, kể chuyện bằng thơ, đặc sắc trong miêu tả người, thiên nhiên..)
- Truyện Kiều viết vào những năm đầu TKXIX. Xuất bản 23 lần bằng chữ nôm, gần 80 lần bằng chữ quốc ngữ, dịch ra 20 thứ tiếng…
2. Thời điểm sáng tác:
Nêu thời điểm sáng tác Truyện Kiều?
- Đầu TKXIX (1805-1809) với 3254 câu thơ lục bát , truyện nôm bằng thơ.
3. Đại ý:
? Nêu đại ý truyện?
- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xh bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng
nói lên án những thể lực xấu xa và khẳng định tài năng, phẩm chất thể hiện khát vọng chân chính của con người.
4. Tóm tắt tác phẩm:
TIẾT 26 – VĂN BẢN: “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
* 3 phần:
- Gặp gỡ và đính ước.
- Gia biến và lưu lạc.
- Đoàn tụ.
Hãy nêu những giá trị cơ bản của tác phẩm Truyện Kiều?
III. Giá trị của tác phẩm
1. Gía trị nội dung:
? Qua phần tìm hiểu, tóm tắt xã hội phong kiến được phản ánh trong truyện Kiều ?
* Gía trị hiện thực:
- Phán ánh bộ mặt tàn bạo của các tầng lớp thống trị .
- Phản ánh số phận bị áp bức đau khổ, tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
? Qua cuộc sống và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, em thấy thái độ và tình cảm của tác giả được bộc lộ như thế nào trong tác phẩm?

* Gía trị nhân đạo:
- Sự cảm thương sâu sắc trước những nỗi khổ của con người.
- Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo.
- Đề cao, trân trọng con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất, những khát vọng chân chính.
2. Gíá trị nghệ thuật
? Những thành công về nghệ thuật của tác phẩm?
- Sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ, thể loại.
- Ngôn ngữ văn học dân tộc đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, tâm trạng con người.
Cũng cố
? Tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều?

- Về nhà học bài cũ, tóm tắt lại tp, học kĩ phần giá trị nghệ thuật, nội dung tp.
- Chuẩn bị bài “Chị em Thuý Kiều”:
+ Đọc diễn cảm, tìm hiểu vị trí, đại ý đoạn trích
+ Tìm bố cục, nội dung , nghệ thuật của văn bản.Trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi sgk.
Dặn dò:
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs: - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người,sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
- Nắm được cốt truyện ,những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều .Từ đó thấy được Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn học trung đại nói riêng ,nền văn học việt nam nói chung.
- Giáo dục về lòng tự hào nền văn hoá dân tộc, tự hào về đại thi hào Nguyễn Du, về di sản văn hoá quí giá của ông đạc biệt là Truyện Kiều.
- Rèn kĩ năng tóm tắt truyện.
B. Chuẩn bị của GV- HS:
GV: Nghiên cứu sgk, sgv, sách tham khảo( Bình giảng, nâng cao,Truyện Kiều, MC.
HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập.
C. Phương pháp : - Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.
- Phương pháp đàm thoại, thuyết trình, trực quan ...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)