Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du
Chia sẻ bởi Dương Vinh |
Ngày 08/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Tiết 26
“TRUYỆN KIỀU”
của Nguyễn Du
I. TÁC GIẢ NGUYỄN DU (1765-1820)
1. Cuộc đời:
- Xuất thân: trong gia đình danh gia vọng tộc có bố, anh và chú là Tiến sĩ.
- Bản thân: học giỏi, tài văn, hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú.
- Cuộc đời: chìm nổi, lưu lạc nhiều nơi, có lúc phải ở nhờ anh vợ -> nhục.
- Bối cảnh XH: có nhiều biến động dữ dội -> ảnh hưởng đến ND:
+ Xã hội phong kiến VN khủng hoảng sâu sắc.
+ Phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp với đỉnh cao là PTrào Tây Sơn với người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. QTrung lên ngôi rồi mất sớm, đát nước rơi vào tay nhà Nguyễn.
=> Những biến đổi kinh thiên động địa ấy -> tác động mạnh đến ND về t.cảm, nhận thức -> hướng ngòi bút của ông vào hiện thực (Những điều trông thấy mà đau đớn lòng).
- ND là nhà văn có trái tim giàu lòng yêu thương. Ông viết trong Truyện Kiều: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
2. Sự nghiệp văn học.
(?) Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du có điểm gì đáng chú ý?
Nguyễn Du là 1 thiên tài văn học cả về sáng tác chữ Hán và chữ Nôm với 243 bài.
- Chữ Hán: + Thanh Hiên thi tập
+ Nam Trung tạp ngâm
+ Bắc hành tạp lục…
- Chữ Nôm: + Kiệt tác Truyện Kiều
+ Văn chiêu hồn…
II. TRUYỆN KIỀU
1. Nguồn gốc:
Từ tác phẩm văn học Kim Vân Kiều truyện của văn sĩ Thanh Tâm Tài Nhân (đời Minh TQ, thế kỉ XIV), Nguyễn Du đã thay đổi hình thức tác phẩm và sáng tạo thêm cốt truyện cho phù hợp với hiện thực Việt Nam.
2. Tóm tắt “Truyện Kiều”:
“Truyện Kiều” gồm có 3 phần:
- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước.
- Phần 2: Gia biến và lưu lạc.
- Phần 3: Đoàn tụ.
TÓM TẮT 15 NĂM LƯU LẠC CỦA THUÝ KIỀU
Trong 15 năm lưu lạc giang hồ, Kiều đã rời bỏ quê hương Bắc Kinh, tỉnh Hà Bắc, theo Mã Giám Sinh về lầu xanh ở Lâm Tri, tỉnh Sơn Đông. Sau khi được Thúc Sinh cứu, bị lũ Ưng Khuyển bắt về nhà Hoạn Thư ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Trốn khỏi nhà Hoạn Thư, Kiều rơi vào tay nhà họ Bạc (Bạc Bà, Bạc Hạnh), bị bán về Châu Thai, tỉnh Chiết Giang. Kiều được Từ Hải cứu, giúp báo ân, báo oán. Sau khi Từ Hải chết (mắc mưu Hồ Tôn Hiến), Kiều tự tử ở sông Tiền Đường và trôi dạt về quận Nam Bình, tỉnh Phúc Kiến, tại đây Kiều may mắn gặp lại Kim Trọng và gia đình theo chàng tới nơi trị nhậm.
3. Giá trị của Truyện Kiều
a. Giá trị nội dung:
+ Phản ánh xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của các tầng lớp thống trị (Hồ Tôn Hiến, Hoạn Thư…), buôn thịt bán người (Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh…) cho đến bọn quan lại, sai nha tàn ác, bỉ ổi…
+ Phản ánh số phận bị áp bức đau khổ và tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
b. Giá trị nhân đạo.
+ Tiếng nói cảm thương sâu sắc trước những nỗi khổ của con người.
+ Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo (Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến,…)
+ Đề cao, trân trọng con người từ vẻ đẹp hình thức đến phẩm chất và khát vọng chân chính (hình tượng Từ Hải).
+ Hướng tới những giải pháp xã hội đem lại hạnh phúc cho con người.
c. Giá trị nghệ thuật
- Thể loại: truyện thơ Nôm lục bát.
- Ngôn ngữ:
+ Tinh tế, chính xác, biểu cảm (Long lanh đáy nước in trời; Cỏ non xanh tận chân trời).
+ Ngôn ngữ kể chuyện đa dạng: giao tiếp, trực tiếp nửa trực tiếp.
+ Ngôn ngữ miêu tả phong phú (miêu tả nhân vật, miêu tả cảnh…)
- Cốt truyện nhiều tình tiết phức tạp nhưng dễ hiểu.
* Ghi nhớ : SGK (80)
- Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hoá thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam.
- Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
LUYỆN TẬP:
Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện Kiều?
A. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc.
B. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ.
C. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước.
D. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ.
Câu 2. Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả Truyện Kiều?
A. Có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài văn học.
B. Từ trải, có vốn sống phong phú.
C. Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Nhận định nào nói đúng nhất về giá trị nội dung của Truyện Kiều?
A. Truyện Kiều có giá trị hiện thực.
B. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo.
C. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước.
D. Kết hợp cả A và B.
Câu 4. Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?
A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
C. Có nghệ thuật dẫn truyện hấp dẫn.
D. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.
E. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và tâm lí nhân vật sâu sắc.
Câu 5.
Cã ý kiÕn cho r»ng: TruyÖn KiÒu lµ viªn ngäc s¸ng trong kho tµng thi ca tiÕng ViÖt. Em hiÓu c©u nãi ®ã bµn vÒ ph¬ng diÖn nµo cña TruyÖn KiÒu? V× sao?
Bài tập về nhà:
1. Nắm vững các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
2. Vì sao nói: Nguyễn Du có công sáng tạo lớn trong Truyện Kiều?
3. Soạn bài Chị em Thuý Kiều.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)