Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng | Ngày 08/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

truyện kiều
Tiết 26
GV: NGuyễn thị Hồng Tổ khxh
Ông hiểu sâu biết rộng, trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời , gần gũi với người dân nên có trái tim yêu thương con người nhiều hơn .
TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU
I Tác giả
1. Cuộc đời .
- Nguyễn Du (1765-1820) Tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
- Quê làng Tiên Điền , huyện Nghi xuân , tỉnh Hà tĩnh.
* Gia đình :
- Cha là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm từng giữ chức tể tướng trong triều Lê, mẹ là bà Trần thị Tần một cô gái đẹp nổi tiếng xứ Kinh bắc , anh trai Nguyễn Khản cũng làm quan to .
Gia đình dòng họ có nhiều người giỏi thơ văn và làm quan to ( dòng dõi trâm anh thế phiệt )
* Thời đại :
Cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19
Chế độ phong kiến suy tàn, Các thế lực tranh giành quyền lực.
Dân tình đói khổ lầm than.
N hiều cuộc nổi dậy , nhiều cuộc khởi nghĩa (Khởi nghĩa Tây Sơn).
Lich sử có nhiều biến động . Xã hội rối ren.
* Bản thân
- Lúc nhỏ sống trong nhung lụa. Học giỏi tư thông sáng suốt
- 10 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ.
- 18 tuổi đỗ tam trường
- 10 năm lưu lạc trên đất bắc, từng sống ở Thái bình
- 1802 ra làm quan cho triều Nguyễn . Được đi xứ sang Trung Quốc
“ Một kiếp tài hoa ,làm sứ, làm khanh ,sinh chẳng thẹn
Trăm năm sự nghiệp, ở nhà, ở nước, chết còn vinh”
I Tác giả .
Chữ Hán : 243 bài
Thanh hiên thi tập .
Nam trung tạp ngâm
Bắc hành tạp lục
Chữ Nôm:
Truyện Kiều
Văn chiêu hồn …
Văn tế sống hai cô gái trường lưu”

.
2.Sự nghiệp văn học
TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU
“ Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút ,nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột .Tố Như tả tâm đã khổ , tả cảnh đã hệt , đàm tình đã thiết.Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi tấm lòng ,nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có bút lực ấy”
( Mộng Liên Đường chủ nhân )
II .Tác phẩm.
1. Nguồn gốc .
TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU
.
- Viết vào đầu thế kỉ 19
- Mượn cốt truyện từ 1 câu chuyện cổ có tên”Kim Vân Kiều “của Thanh tâm tài nhân ở Trung quốc
Lúc đầu có tên “ Đoạn trường tân thanh”sau mới đổi
thành “Truyện Kiều”
- Truyện Kiều dài 3254 câu lục bát . Phần sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn
- Truyện Kiều được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Với Kiệt tác “Truyên Kiều”1965 Nguyễn Du được
công nhận là danh nhân văn hóa thế giơi.
TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU
2. Tóm tắt
Bố cục : Ba phần
- Phần 1 : Gặp gỡ và đính ước.
- Phần 2 : Gia biến và lưu lạc.
- Phần 3 : Đoàn tụ .
Thúy Kiều
II Tác phẩm .
a. Giá trị nội dung

b. Giá trị nghệ thuật :
Thành công ở các phươn diện ngôn ngữ, thể loại, kết cấu, nghệ thuật tự sự, miêu tả …
Tiết 26 :
TRUYỆN KIỀU
- Ngôn ngữ văn học dân tộc đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
CỦA NGUYỄN DU
Giá trị hiện thực:





Giá trị nhân đạo






Đề cao vẻ đẹp hình thức và nhân phẩm của con người ,ước mơ và khát vọng tự do, khát vọng tình yêu chân chính
Niềm thương cảm trước
số phận bi kịch của con người
- Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo...
- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến với bọn quan lại tham quan nhũng nhiễu .
- Phản ánh xã hội đồng tiền làm nên bi kịch của con người đặc biệt là phụ nữ .
3.Giá trị của tác phẩm
II Tác phẩm .
- Thể loại lục bát
- Bút pháp xây dưng nhân vật độc đáo
- Từ ngữ miêu tả chọn lọc tinh tế
Thúy Kiều
Một tuyệt thế giai nhân
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa nghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành có một tài đành họa hai’
Thúy vân
Đẹp như một làn mây nhẹ nhàng
“Khuôn trăng đầy đăn nét ngài nở nang,
Hoa cười ngọc thốt đoan trang.
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Kim Trọng
Một văn nhân hào hoa phong nhã
“Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa “
Từ Hải
Một anh hùng tài cao chí lớn
“Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”
Nhác trông nhờn nhợt màu da
Ăn chi to lớn đẫy đà làm sao.
Nghe càng đắm ngắm càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Tiết 26 :
TRUYỆN KIỀU
Theo em, Truyện Kiều có sức sống trong lòng người dân Việt như thế nào?
CỦA NGUYỄN DU
“Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều, lạy Kim Trọng, Thúc Sinh...,”
5 kỷ lục thế giới
1. Truyện Kiều là quyển sách duy nhất trên thế giới có được hiện tượng chắp nhặt những câu thơ ở các chỗ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới.
2. Là thi phẩm dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ.
3. Là thi phẩm có nhiều người viết về phần tiếp theo nhất trên thế giới.
4. Là cuốn sách duy nhất trên thế giới mà người ta có thể đọc ngược từ cuối lên đến đầu.
5. Cuốn sách duy nhất trên thế giới tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hoá.

* 7 kỷ lục Việt Nam.
1. Là tác phẩm đã đưa một nhà thơ lên hàng danh nhân văn hoá thế giới.
2. Là cuốn sách duy nhất không phải viết ra để bói mà người dân vẫn dùng bói, được ông Phạm Đan Quế trình bày riêng thành quyển: Bói Kiều như một nét văn hoá.
3. Là quyển sách có được hiện tượng vịnh Kiều với hàng ngàn bài thơ vịnh.
4. Bộ phim đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 1924 tại Hà Nội mang tên Kim Vân Kiều.
5. Thi phẩm có sách đề cập đến nhiều nhất với hàng trăm cuốn.
6. Là quyển sách gây nhiều giai thoại nhất.
7. Là cuốn sách được viết và đóng thành Truyện Kiều độc bản bằng chữ quốc ngữ nặng nhất ở VN do nhà thư pháp Nguyễn Đình thực hiện, nặng 50kg, trên khổ giấy 1m x 1,6m, hiện trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
trò chơi: Giải ô chữ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
hàng dọc
?Tên lúc đầu của truyện Kiều
Tên của chàng trai Thúy Kiều đã gặp gỡ và đính ước thuở ban đầu
?Truyện Kiều được sáng tác bằng thể thơ này
?Tên cô em gái của Thúy Kiều
?Một trong hai giá trị nội dung của truyện Kiều
?Tên hiệu của Nguyễn Du
?Tên nhân vật chính cùa truyện Kiều
?Nơi Kiều bị giam giữ sau khi bị Tú Bà và Mã Giám Sinh lừa
?Tên làng quê của Nguyễn Du
?Nhân vật trung gian chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh về làm vợ lẽ
Tiết 26 :
TRUYỆN KIỀU
THẢO LUẬN NHÓM (2 phút)
Hãy so sánh về : cuộc đời của Vũ Nương (Chuyện
người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ) và cuộc
đời của Thuý Kiều (Truyện Kiều của Nguyễn Du)?
CỦA NGUYỄN DU
GIỐNG NHAU :
- Đều khát vọng về tự do công lí, về tình yêu, về hạnh phúc.
Nhưng là nạn nhân của xã hội bất công, tàn bạo, cùng có số phận bi kịch về cuộc đời.
Đều tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ về tài sắc, về trí tuệ thông minh, về lòng hiếu thảo, sự thuỷ chung, trái tim yêu thương và lòng nhân hậu.
- Đều tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.
KHÁC NHAU :
Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền bất công. Bi kịch xảy ra chủ yếu là bi kịch về gia đình bởi thói ghen tuông, ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của người chồng. Trong đó có chiến tranh ngăn cách.
- Thuý Kiều là nạn nhân của xã hội đồng tiền bạc ác. Đồng tiền đã làm mất đi tình nghĩa con người.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nắm kiến thức, thông tin về tác giả, tác phẩm.
- Nắm được nội dung tóm tắt “Truyện Kiều”.
- Nắm nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều”.
- Soạn bài : Chị em Thuý Kiều (Trích : TruyệnKiều).
Tiết 26 :
TRUYỆN KIỀU
+ Thực hiện theo yêu cầu trong SGK : phân tích vẻ đẹp của Thuý Kiều, Thuý Vân, tìm hiểu về nghệ thuật.
+ Đọc văn bản, xác định vị trí và chia đoạn.
+ Giải quyết trước bài tập phần luyện tập.
CỦA NGUYỄN DU
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)