Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Loan |
Ngày 08/05/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Giáo viên: Minh Nguyễn Thị Loan
Học sinh Lớp 9A,d
Tân dân- sóc sơn- hà nội
tiết 26: truyện kiều của nguyễn du
I. Nguyễn Du
Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguyễn Du 1765-1820
1. Cuộc đời
- Nguyễn Du (1765 - 1820) tên tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Sinh trưởng trong 1 gia đình đại quí tộc có truyền thống văn học.
- Ông sinh trưởng trong 1 thời đại có nhiều biến động dữ dội (giai đoạn cuối TK 18 đầu TK 19) chế độ phong kiến VN khủng hoảng trầm trọng, phong trào ND nổi lên khắp nơi mà mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn chống lại vua Lê, Chúa Trịnh.
I. Nguyễn Du
Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguyễn Du 1765-1820
Cuộc đời
Là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộcvà nước ngoài có trái tim giàu yêu thương.
I. Nguyễn Du
Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Cuộc đời
2. Sự nghiệp văn học
- Là một thiên tài văn học, ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm.
* Về chữ Hán có 3 tập gồm 243 bài
+Thanh hiên thi tập
+ Nam trung tạp ngâm
+Bắc hành tạp lục
* Về chữ Nôm
xuất sắc nhất là (Đoạn trường tân thanh) thường gọi truyện Kiều.
Nguyễn Du được là đại thi hào dân tộc. Năm 1965 thế giới công nhận là danh nhân văn hoá.
I. Nguyễn Du
II. Truyện Kiều:
1. Xuất xứ:
- Cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân (một nhà văn TQ đời nhà Thanh)
Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Không là 1 tác phẩm dịch mà là sáng tạo của Nguyễn Du.
- Gồm 3254 câu lục bát- đó là một kiệt tác của thơ ca dân tộc.
Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du
I. Nguyễn Du.
II. Truyện Kiều.
1. Xuất xứ
2. Tóm tắt
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Phần 2: Gia biến và lưu lạc
Phần 3: Đoàn tụ
Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du
I. Nguyễn Du.
II. Truyện Kiều.
1. Xuất xứ
2. Tóm tắt
3. Giá trị Truyện Kiều:
a. Về nội dung:
- Giá trị hiện thực :
+ Bức tranh hiện thực về XHPK bất công, tàn bạo chà đạp lên cuộc sống con người. Lên án xã hội đồng tiền.
+ Số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong XHPK.
- Giá trị nhân đạo :
+ Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo xấu xa.
+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du
I. Nguyễn Du.
II. Truyện Kiều.
1. Xuất xứ
2. Tóm tắt
3. Giá trị Truyện Kiều:
Về nội dung:
b. Về nghệ thuật:
- Kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả các phương diện ngôn ngữ và thể loại.
+ Ngôn ngữ: Tiếng Việt văn học trở nên giàu và đẹp với khả năng miêu tả, biểu cảm vô cùng phong phú.
+ Thể loại: thể lục bát đạt đỉnh cao của ngôn ngữ thơ ca nghệ thuật, thành công trong nghệ thuật kể chuyện, miêu tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật.
II. Ghi nhớ
? Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hoá, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển văn học Việt Nam.
? Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá rtị nhân đạo, và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
-Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của các bài học.
-Đọc kỹ văn bản và học thuộc phần tóm tắt Truyện Kiều
Nắm vững nội dung bài học
Soạn bài: Chị em Thuý Kiều
(Đọc kỹ đoạn trích, trả lời câu hỏi trong SGK)
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Loan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)