Bài 6. Thuật ngữ
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thắm |
Ngày 08/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Thuật ngữ thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS MÔN SƠN
? Nêu những cách làm tăng vốn từ vựng của tiếng Việt ? Ví dụ ?
Tiết 29:THUẬT NGỮ
? So sánh hai cách giải thích về nghĩa của hai từ “nước”và “muối” ? Cách giải thích nào nếu không có chuyên môn hóa học sẽ không hiểu được ?
a.Cách thứ nhất:
-Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển,…
-Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn.
b.Cách thứ hai:
-Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ôxi, có công thức là H2O.
-Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
+ Cách giải thích thứ nhất chỉ dừng lại ở đặc tính bên ngoài của sự vật(dạng lỏng hay rắn?Màu sắc, mùi vị như thế nào? Có ở đâu hay từ đâu mà có?)=>cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, cảm tính.
+ Cách thứ hai:thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật(cấu tạo? Quan hệ?)=>hình thành trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phương pháp khoa học =>phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực liên quan(hóa học) mới hiểu được cách giải nghĩa này.
? Em đã gặp những định nghĩa này ở những bộ môn nào?Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong văn bản nào?
=>những từ này được dùng chủ yếu trong văn bản khoa học kỹ thuật, công nghệ; đội khi được dùng trong các văn bản khác như: bản tin, phóng sự, bài bình luận trên báo chí…
-Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hòa tan trong nước có chứa a-xít-các-bô-níc.
-Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít.
-Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
?Thế nào là thuật ngữ ? Cho ví dụ?
? Trong hai ví dụ, ví dụ nào từ muối có sắc thái biểu cảm?
a. Muối là một hợp chất có thể hòa tan trong nước.
Tay nâng chén muối đĩa gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
-Ví dụ a,từ muối trong một định nghĩa hóa học, là thuật ngữ, không có tính biểu cảm.
-Ví dụ b, từ muối được dùng trong câu ca dao, thể hiện những vất vả, gian truân mà con người phải nếm trải trong cuộc đời =>có sắc thái biểu cảm.
?Thuật ngữ có đặc điểm gì?
Bài tập 1: Vận dụng kiến thức đã học ở các bộ môn, tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?Cho biết thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào?
-Lực là tác dụng… => Vật lý
-Xâm thực là làm hủy hoại… => Địa lý
-Hiện tượng hóa học là hiện tượng… => Hoá học
-Trường từ vựng là tập hợp… => Ngữ văn
-Di chỉ là nơi có dấu vết… => Lịch sử
-Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn… => Sinh học
-Lưu lượng là lượng nước chảy… => Địa lý
-Trọng lực là lực hút của Trái Đất => Vật lý
-Khí áp là lực ép của… => Địa lý
-Đơn chất là do một… => Hóa học
-Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ… => Lịch sử
-Đường trung trực là đường… => Toán học
Bài tập 2:Đọc đoạn trích:
“Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!”
(Tố Hữu, Chào xuân 67)
?Trong đoạn trích trên, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lý hay không? Ở đây, nó có ý nghĩa gì?
-Điểm tựa (thuật ngữ vật lý):điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản =>điểm tựa trong khổ thơ không được dùng với như một thuật ngữ, mà là nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ
Bài tập 3:Trong hóa học, thuật ngữ hỗn hợp được định nghĩa là “nhiều chất trộng lẫn vào nhau mà không hóa hợp thành một chất khác”, còn từ hỗn hợp được hiểu theo nghĩa thông thường là “gồm có nhiều thành phần trong đó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình”
Cho biết trong hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ thông thường?
a.Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,…là một hỗn hợp.
b. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.
?Hãy đặt câu với từ hỗn hợp được dùnh theo nghĩa thông thường
a.Hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ
b.Hỗn hợp được dùng với nghĩa thông thường
Bài tập 4:Trong sinh học, cá voi, cá heo được xếp vào lớp thú, vì tuy những động vật này có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không thở bằng mang mà thở bằng phổi.Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá.Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt(thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo)?
-Định nghĩa từ cá của sinh học: Cá là động vật có xương sống, ở dưới nước; bơi bằng vây, thở bằng mang…
-Theo cách hiểu thông thường của người Việt, khi ta nói cá voi, cá heo, cá sấu…nghĩa là ta gọi tên bằng “trực giác” vì thấy môi trường sống của chúng là “ở dưới nước”,còn chúng thở bằng gì không quan trọng lắm,bởi đó là công việc của các nhà sinh học.
? Nêu những cách làm tăng vốn từ vựng của tiếng Việt ? Ví dụ ?
Tiết 29:THUẬT NGỮ
? So sánh hai cách giải thích về nghĩa của hai từ “nước”và “muối” ? Cách giải thích nào nếu không có chuyên môn hóa học sẽ không hiểu được ?
a.Cách thứ nhất:
-Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển,…
-Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn.
b.Cách thứ hai:
-Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ôxi, có công thức là H2O.
-Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
+ Cách giải thích thứ nhất chỉ dừng lại ở đặc tính bên ngoài của sự vật(dạng lỏng hay rắn?Màu sắc, mùi vị như thế nào? Có ở đâu hay từ đâu mà có?)=>cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, cảm tính.
+ Cách thứ hai:thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật(cấu tạo? Quan hệ?)=>hình thành trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phương pháp khoa học =>phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực liên quan(hóa học) mới hiểu được cách giải nghĩa này.
? Em đã gặp những định nghĩa này ở những bộ môn nào?Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong văn bản nào?
=>những từ này được dùng chủ yếu trong văn bản khoa học kỹ thuật, công nghệ; đội khi được dùng trong các văn bản khác như: bản tin, phóng sự, bài bình luận trên báo chí…
-Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hòa tan trong nước có chứa a-xít-các-bô-níc.
-Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít.
-Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
?Thế nào là thuật ngữ ? Cho ví dụ?
? Trong hai ví dụ, ví dụ nào từ muối có sắc thái biểu cảm?
a. Muối là một hợp chất có thể hòa tan trong nước.
Tay nâng chén muối đĩa gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
-Ví dụ a,từ muối trong một định nghĩa hóa học, là thuật ngữ, không có tính biểu cảm.
-Ví dụ b, từ muối được dùng trong câu ca dao, thể hiện những vất vả, gian truân mà con người phải nếm trải trong cuộc đời =>có sắc thái biểu cảm.
?Thuật ngữ có đặc điểm gì?
Bài tập 1: Vận dụng kiến thức đã học ở các bộ môn, tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?Cho biết thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào?
-Lực là tác dụng… => Vật lý
-Xâm thực là làm hủy hoại… => Địa lý
-Hiện tượng hóa học là hiện tượng… => Hoá học
-Trường từ vựng là tập hợp… => Ngữ văn
-Di chỉ là nơi có dấu vết… => Lịch sử
-Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn… => Sinh học
-Lưu lượng là lượng nước chảy… => Địa lý
-Trọng lực là lực hút của Trái Đất => Vật lý
-Khí áp là lực ép của… => Địa lý
-Đơn chất là do một… => Hóa học
-Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ… => Lịch sử
-Đường trung trực là đường… => Toán học
Bài tập 2:Đọc đoạn trích:
“Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!”
(Tố Hữu, Chào xuân 67)
?Trong đoạn trích trên, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lý hay không? Ở đây, nó có ý nghĩa gì?
-Điểm tựa (thuật ngữ vật lý):điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản =>điểm tựa trong khổ thơ không được dùng với như một thuật ngữ, mà là nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ
Bài tập 3:Trong hóa học, thuật ngữ hỗn hợp được định nghĩa là “nhiều chất trộng lẫn vào nhau mà không hóa hợp thành một chất khác”, còn từ hỗn hợp được hiểu theo nghĩa thông thường là “gồm có nhiều thành phần trong đó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình”
Cho biết trong hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ thông thường?
a.Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,…là một hỗn hợp.
b. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.
?Hãy đặt câu với từ hỗn hợp được dùnh theo nghĩa thông thường
a.Hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ
b.Hỗn hợp được dùng với nghĩa thông thường
Bài tập 4:Trong sinh học, cá voi, cá heo được xếp vào lớp thú, vì tuy những động vật này có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không thở bằng mang mà thở bằng phổi.Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá.Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt(thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo)?
-Định nghĩa từ cá của sinh học: Cá là động vật có xương sống, ở dưới nước; bơi bằng vây, thở bằng mang…
-Theo cách hiểu thông thường của người Việt, khi ta nói cá voi, cá heo, cá sấu…nghĩa là ta gọi tên bằng “trực giác” vì thấy môi trường sống của chúng là “ở dưới nước”,còn chúng thở bằng gì không quan trọng lắm,bởi đó là công việc của các nhà sinh học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Thắm
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)