Bài 6. Thuật ngữ
Chia sẻ bởi Trương Văn Hải |
Ngày 08/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Thuật ngữ thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TIẾNG VIỆT 9
TIẾT 29:
THUẬT NGỮ
I.Thuật ngữ là gì?
1. Cách thứ nhất:
a. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển...
b. Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn.
2. Cách thứ hai:
a. Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ô-xi, có công thức là H2O.
b. Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
- Cách thứ hai là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.
- Cách thứ nhất là cách giải thích nghĩa thông dụng dễ hiểu.
-Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa a-xít các-bô-níc.
Bộ môn : Địa lý
-Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít.
Bộ môn: Hoá học
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
Bộ môn: Ngữ văn
- Phân số thập phân là phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10.
Bộ môn: Toán học
* Thạch nhũ...
* Ba-dơ...
* Ẩn dụ...
* Phân số thập phân...
Những thuật ngữ này chủ yếu được dùng trong loại văn bản về khoa học, công nghệ.
Đôi khi được dùng trong những loại văn bản khác như: một bản tin, một phóng sự hay một bài bình luận trên báo chí cũng có thể sử dụng thuật ngữ khi đề cập đến những khái niệm có liên quan.
GHI NHỚ:
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
II. Đặc điểm của thuật ngữ:
2.
a. Muối là một hợp chất có thể hoà tan trong nước.
b. Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
1.
Các thuật ngữ trên chỉ có một nghĩa như đã giải thích không có nghĩa nào khác.
Trả lời:
Muối (b):Có sắc thái biểu cảm (ẩn dụ) chỉ tình cảm sâu đậm của con người.
Muối (a): là một thuật ngữ, không có tính biểu cảm.
* GHI NHỚ:
Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuât ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
III. Luyện tập:
Vận dụng kiến thức đã học ở các môn học để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào ?
1.
Đáp án:
b. Xâm thực ... (Địa lý)
c. Hiện tượng hoá học ... (Hoá học)
d. Trường từ vựng ... (Ngữ văn)
e. Di chỉ ... (Lịch sử)
a. Lực ... (Vật lý)
g. Thụ phấn ... (Sinh học)
h. Lưu lượng ... (Địa lý)
i. Trọng lực ... (Vật lý)
l. Đơn chất ... (Hoá học)
m. Thị tộc phụ hệ ... (Lịch sử)
n. Đường trung trực ... (Toán học)
Đáp án:
k. Khí áp ... (Địa lý)
Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa !
( Tố Hữu , Chào xuân 67)
2.
* Điểm tựa (thuật ngữ vật lý): Điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
* Điểm tựa (trong đoạn trích): Không được dùng như một thuật ngữ.
- Chỉ nơi gởi gắm niềm tin và hy vọng của nhân loại tiến bộ.
a. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển...là một hỗn hợp.
b. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.
a. Hỗn hợp: Được dùng như một thuật ngữ.
b. Hỗn hợp: Được dùng như một từ thông thường.
3.
* Vi-rút (sinh học): Một vật cực nhỏ, chưa có cấu tạo tế bào, gây ra các bệnh truyền nhiễm.
* Vi-rút (tin học): Một bộ mật mã xâm nhập vào chương trình máy tính nhằm gây ra lỗi, phá những thông tin được lưu trữ.
4.
* Không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm. Vì thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt, không phải trong cùng một lĩnh vực.
TIẾT 29:
THUẬT NGỮ
I.Thuật ngữ là gì?
1. Cách thứ nhất:
a. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển...
b. Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn.
2. Cách thứ hai:
a. Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ô-xi, có công thức là H2O.
b. Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
- Cách thứ hai là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.
- Cách thứ nhất là cách giải thích nghĩa thông dụng dễ hiểu.
-Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa a-xít các-bô-níc.
Bộ môn : Địa lý
-Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít.
Bộ môn: Hoá học
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
Bộ môn: Ngữ văn
- Phân số thập phân là phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10.
Bộ môn: Toán học
* Thạch nhũ...
* Ba-dơ...
* Ẩn dụ...
* Phân số thập phân...
Những thuật ngữ này chủ yếu được dùng trong loại văn bản về khoa học, công nghệ.
Đôi khi được dùng trong những loại văn bản khác như: một bản tin, một phóng sự hay một bài bình luận trên báo chí cũng có thể sử dụng thuật ngữ khi đề cập đến những khái niệm có liên quan.
GHI NHỚ:
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
II. Đặc điểm của thuật ngữ:
2.
a. Muối là một hợp chất có thể hoà tan trong nước.
b. Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
1.
Các thuật ngữ trên chỉ có một nghĩa như đã giải thích không có nghĩa nào khác.
Trả lời:
Muối (b):Có sắc thái biểu cảm (ẩn dụ) chỉ tình cảm sâu đậm của con người.
Muối (a): là một thuật ngữ, không có tính biểu cảm.
* GHI NHỚ:
Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuât ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
III. Luyện tập:
Vận dụng kiến thức đã học ở các môn học để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào ?
1.
Đáp án:
b. Xâm thực ... (Địa lý)
c. Hiện tượng hoá học ... (Hoá học)
d. Trường từ vựng ... (Ngữ văn)
e. Di chỉ ... (Lịch sử)
a. Lực ... (Vật lý)
g. Thụ phấn ... (Sinh học)
h. Lưu lượng ... (Địa lý)
i. Trọng lực ... (Vật lý)
l. Đơn chất ... (Hoá học)
m. Thị tộc phụ hệ ... (Lịch sử)
n. Đường trung trực ... (Toán học)
Đáp án:
k. Khí áp ... (Địa lý)
Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa !
( Tố Hữu , Chào xuân 67)
2.
* Điểm tựa (thuật ngữ vật lý): Điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
* Điểm tựa (trong đoạn trích): Không được dùng như một thuật ngữ.
- Chỉ nơi gởi gắm niềm tin và hy vọng của nhân loại tiến bộ.
a. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển...là một hỗn hợp.
b. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.
a. Hỗn hợp: Được dùng như một thuật ngữ.
b. Hỗn hợp: Được dùng như một từ thông thường.
3.
* Vi-rút (sinh học): Một vật cực nhỏ, chưa có cấu tạo tế bào, gây ra các bệnh truyền nhiễm.
* Vi-rút (tin học): Một bộ mật mã xâm nhập vào chương trình máy tính nhằm gây ra lỗi, phá những thông tin được lưu trữ.
4.
* Không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm. Vì thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt, không phải trong cùng một lĩnh vực.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Văn Hải
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)