Bài 6. Phản xạ

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Đoan | Ngày 01/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Phản xạ thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO
CHÀO CÁC EM HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Mô thần kinh có cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Mô thần kinh có chức năng gì?
- Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh là nơron và các tế bào thần kinh đệm
Câu 1: Mô thần kinh có cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Mô thần kinh có chức năng gì?
Chức năng: tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển hoạt động của cơ thể.
+ Sờ tay vào vật nóng:
Ở người có các hiện tượng:
→ rụt tay lại
→ tiết nước bọt
+ Nhìn thấy quả chua:
- Hiện tượng rụt tay, tiết nước bọt đó là phản xạ. Vậy phản xạ là gì? Cơ sở vật chất của phản xạ là gì? Phản xạ được thực hiện nhờ cơ chế nào?
- Quan sát hình 6-1 và mô tả cấu tạo của một nơron điển hình?
Bài 6: PHẢN XẠ
I. Cấu tạo và chức năng của nơron:
- Cấu tạo của một nơron điển hình
- Nơron gồm thân chứa nhân, từ thân có nhiều sợi nhánh và một sợi trục, sợi trục thường có bao Miêlin, đầu sợi trục và sợi nhánh có phân nhánh. Tận cùng sợi trục có các cúc xinap.
Tiết 6 – Bài 6: PHẢN XẠ
I. Cấu tạo và chức năng của nơron:
- Đọc thông tin SGK và cho biết chức năng cơ bản của nơron?
- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại bằng hình thức phát sinh xung thần kinh (TK).
- Dẫn truyền xung TK là khả năng lan truyền xung TK theo một chiều nhất định.
* Cấu tạo của một nơron điển hình:
* Chức năng nơron:
- Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền.
- Nơron gồm thân chứa nhân, từ thân có nhiều sợi nhánh và một sợi trục, sợi trục thường có bao Miêlin, đầu sợi trục và sợi nhánh có phân nhánh. Tận cùng sợi trục có các cúc xinap.
- Xung TK được dẫn truyền từ nơron này sang nơron khác nhờ bộ phận nào?
- Xung TK được dẫn truyền từ nơron này sang nơron khác nhờ bộ phận là Xináp.
nơron hướng tâm
nơron li tâm
nơron trung gian
- Quan sát hình vẽ sau và cho biết có mấy loại nơron?
Bảng. Phân biệt các loại nơ ron
Thân nằm bên ngoài trung ương TK
Truyền xung TK từ cơ quan thụ cảm đến trung ương TK
Nằm trong trung ương TK
Liên hệ giữa các nơron
Thân nằm trong trung ương TK, sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng.
Truyền xung TK từ trung ương tới cơ quan phản ứng
Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung TK ở nơron hướng tâm và nơron li tâm?
Tiết 6 – Bài 6: PHẢN XẠ
I. Cấu tạo và chức năng của nơron:
* Cấu tạo của một nơron điển hình:
* Chức năng nơron:
* Phận loại nơron:
- Nơron hướng tâm (nơron cảm giác): truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
- Nơron trung gian (nơron liên lạc): liên hệ giữa các nơron.
- Nơron li tâm (nơron vận động): truyền xung thần kinh tới cơ quan phản ứng.
II. Cung phản xạ:
1. Phản xạ:
Tiết 6 – Bài 6: PHẢN XẠ
I. Cấu tạo và chức năng của nơron:
II. Cung phản xạ:
1. Phản xạ:
- Cho 1 số ví dụ về phản xạ?
- Phản xạ là gì?
- Hiện tượng cảm ứng ở thực vật (chạm tay vào cây trinh nữ, lá cụp lại) có phải là phản xạ không? Vì sao?
- Đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
- Cho 1 số ví dụ về phản xạ?
- Phản xạ là gì?
- Hiện tượng cảm ứng ở thực vật (chạm tay vào cây trinh nữ, lá cụp lại) có phải là phản xạ không? Vì sao?
+ Sờ tay vào vật nóng:
→ rụt tay lại
→ tiết nước bọt
+ Nhìn thấy quả chua:
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Không phải, vì thực vật không có hệ thần kinh
Tiết 6 – Bài 6: PHẢN XẠ
I. Cấu tạo và chức năng của nơron:
II. Cung phản xạ:
1. Phản xạ:
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
2. Cung phản xạ:
nơron hướng tâm
nơron li tâm
nơron trung gian
Cơ quan thụ cảm (da)
Cơ quan phản ứng (bắp cơ)
- Quan sát hình: Kể tên các thành phần tham gia vào cung phản xạ?
Tiết 6 – Bài 6: PHẢN XẠ
I. Cấu tạo và chức năng của nơron:
II. Cung phản xạ:
1. Phản xạ:
2. Cung phản xạ:
- Cung phản xạ là gì?
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da…) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…)
- Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng
- Cung phản xạ gồm mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào?
- Quan sát hình sau, phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh của phản xạ trên?
Tiết 6 – Bài 6: PHẢN XẠ
I. Cấu tạo và chức năng của nơron:
II. Cung phản xạ:
1. Phản xạ:
2. Cung phản xạ:
3. Vòng phản xạ:
- Thế nào là vòng phản?
- Vòng phản xạ có ý nghĩa gì trong đời sống con người?
Trung ương thần kinh
Cơ quan thụ cảm
Cơ quan phản ứng
(1)
(2)
(3)
(3)
Xung
TK thông
báo
ngược
Sơ đồ vòng phản xạ
(4)
Xung
TK
li tâm điều chỉnh
Trung ương thần kinh
Cơ quan thụ cảm
Cơ quan phản ứng
(1)
(2)
(3)
(3)
Xung
TK thông
báo
ngược
Sơ đồ vòng phản xạ
(4)
Xung
TK
li tâm điều chỉnh
- Thế nào là vòng phản xạ?
- Vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi. Đường phản hồi thông tin ngược về trung ương thần kinh để điều chỉnh phản ứng.
Tiết 6 – Bài 6: PHẢN XẠ
I. Cấu tạo và chức năng của nơron:
II. Cung phản xạ:
1. Phản xạ:
2. Cung phản xạ:
3. Vòng phản xạ:
- Em hãy phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó?
Cho phản xạ: bị ngứa
nơ ron li tâm
Bị ngứa (kích thích)
ngón tay
Cơ quan thụ cảm ở da
nơ ron hướng tâm
đưa tay gãi
Chỗ bị ngứa
Tuỷ sống (phân tích)
- Nếu như động tác gãi lần đầu chưa đúng chỗ ngứa hoặc gãi nhẹ nên ta vẫn thấy ngứa. Vậy phản ứng tiếp theo sẽ là gì?
- Vậy theo em nhờ đâu mà trung ương thần kinh có thể biết được phản ứng của cơ thể đã đáp ứng được kích thích chưa?
- Gãi tiếp nhưng sẽ mạnh hơn (cường độ và tần số co cơ) để gãi đúng chỗ.
- Nhờ có thông tin ngược từ cơ quan thụ cảm cũng như thụ quan trong cơ quan phản ứng theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh.
- Nếu chưa đáp ứng được thì trung ương thần kinh tiếp túc phát lệnh để điều chỉnh phản ứng theo dây li tâm tới cơ quan trả lời.
Thông tin ngược có vai trò gì?

- Thông báo tình trạng của phản ứng theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh.
- Do tốc độ truyền xung trên dây thàn kinh ở người rất lớn: có thể tới 100m/s nên các phản ứng xảy ra rất mau lẹ.
- Em hãy phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ?
Sơ đồ: H6.3: Vòng phản xạ
Trung ương TK
Cơ quan thụ cảm
Cơ quan phản ứng
Xung TK hướng tâm
Xung TK li tâm
Xung TK thông báo ngược
XTK li tâm điều chỉnh
- Sơ đồ cung phản xạ
Trung ương TK
Cơ quan thụ cảm
Cơ quan phản ứng
Xung TK hướng tâm
Xung TK li tâm
Vòng phản xạ: bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi.

Em có kết luận gì về các phản xạ ở cơ thể người?
- Các phản xạ đều được thực hiện theo 1 vòng khép kín.

- Chú ý: trong trường hợp phản ứng chỉ 1 lần đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích cũng vẫn có thông tin ngược. Vì vậy dù phản xạ đơn giản nhất thì xung thần kinh vẫn được truyền trong vòng phản xạ.
Tiết 6 – Bài 6: PHẢN XẠ
I. Cấu tạo và chức năng của nơron:
II. Cung phản xạ:
1. Phản xạ:
2. Cung phản xạ:
3. Vòng phản xạ:
- Vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi. Đường phản hồi thông tin ngược về trung ương thần kinh để điều chỉnh phản ứng.
- Thế nào là vòng phản?
Tiết 6 – Bài 6: PHẢN XẠ
I. Cấu tạo và chức năng của nơron:
II. Cung phản xạ:
Chọn câu trả lời đúng
1. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần là:
A. Nơron hướng tâm,nơron li tâm và nơron trung gian
B. Nơron hướng tâm,nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.
C. Nơron hướng tâm,nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.
D. Nơron hướng tâm,nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm.
Tiết 6 – Bài 6: PHẢN XẠ
I. Cấu tạo và chức năng của nơron:
II. Cung phản xạ:
Chọn câu trả lời đúng
2. Vai trò của nơron cảm giác là:
A. Truyền xung thần kinh về trung ương
B. Truyền xung thần kinh đến cơ quan cảm ứng.
C. Liên hệ giữa các nơron
D. Nối các vùng khác nhau trong trung ương thần kinh.
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2/trang 23 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị bài 7, thực hiện các lệnh .
Chào tạm biệt
Chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ
Chúc các em học sinh chăm ngoan học giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Đoan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)