Bài 6. Một số dân tộc ở Tây Nguyên

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lan Oanh | Ngày 06/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Một số dân tộc ở Tây Nguyên thuộc Địa lí 4

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD -ĐT ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ PHONG
Băi: M?t s? dđn t?c ? Tđy Nguyín
GV thực hiện: Nguyễn Thị LanOanh
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH
MÔN :ĐỊA LÍ
Thứ bảy ngày 3 tháng 10 năm 2009
Địa lí :
Kiểm tra bài cũ:
1. Tây Nguyên có những cao nguyên nào ? Hãy chỉ vị trí các cao nguyên đó trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
2. Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Đó là những mùa nào ?
- ...có hai mùa, đó là mùa khô và mùa mưa.
Thứ bảy ngày 3 tháng 10 năm 2009
Địa lí:
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
1. Tây Nguyên- nơi có nhiều dân tộc chung sống
Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên ?
* Dân tộc Gia- rai, Ê- đê, Ba- na, Xơ- đăng, Kinh, Mông...
Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống đã lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ?
* Dân tộc sống ở Tây Nguyên lâu đời : Gia- rai, Ê- đê, Ba- na, Xơ- đăng, ...Những dân tộc từ nơi khác đến: Kinh, Mông, Tày, Nùng...
- Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ?
* Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có tiếng nói, tập quán, sinh hoạt riêng biệt .

Thứ bảy ngày 3 tháng 10 năm 2009
Địa lí:
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
* Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
Thứ bảy ngày 3 tháng 10 năm 2009
Địa lí:
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
2. Nhà rông ở Tây Nguyên
Thảo luận nhóm đôi
- Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ?
Nhà rông được dùng để làm gì ?Hãy mô tả nhà rông.
- Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ?
- Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà rông.
Nhà rông thường là nơi sinh hoạt tập thể của cả buôn làng như hội họp, tiếp khách của buôn...
- Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện buôn đó càng giàu có, thịnh vượng.
Thứ bảy ngày 3 tháng 10 năm 2009
Địa lí:
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
3. Trang phục, lễ hội
Thảo luận nhóm:
Nêu một số nét về trang phục và lễ hội của người dân ở Tây Nguyên.
Nhóm 1+3: Trang phục
Nhóm 2+4: Lễ hội
Nhóm 1+ 3: Trang phục truyền thống, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục khi đi hội của người dân thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Cả nam nữ đều đeo vòng bạc.
Nhóm 2+ 4: Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. Có một số lễ hội như hội đua voi, lễ hội cồng chiêng, hội đâm trâu...Trong lễ hội thường là nhảy múa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng...
Thứ bảy ngày 3 tháng 10 năm 2009
Địa lí:
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây là nơi thưa dân nhất nước ta.
Các dân tộc Tây Nguyên sống tập trung thành các buôn, sinh hoạt tập thể ở nhà rông. Người dân nơi đây rất yêu thích nghệ thuật và sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ dân tộc độc đáo.
Trò chơi : Lật hình đoán tranh
Rất tiếc !
Nêu tên dân tộc của người trong tranh
Người Gia- rai
Người Mông
Người kinh
Người Xơ- đăng
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Oanh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lan Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)