Bài 6. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Chia sẻ bởi Huỳnh Ngọc Quốc |
Ngày 03/05/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
TUẦN 6
TIẾT 24
GIẢNG:
24/9/08
Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố kể, tả và bộc lộ tình cảm trong văn bản tự sự
+ Cho hs đọc đoạn trích Trong lòng mẹ và trả lời các câu hỏi
- Theo em trọng tâm của phương thức tự sự , miêu tả , biểu cảm là gì?
. Kể : tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật .
. Tả: thường tập trung chỉ ra tính chất , màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật , hành động
. Biểu cảm: thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc , thái độ của người viết trước nhân vật , sự việc, hành động.
- Ở đoạn trích trên tác giả kể lại chuyện gì ?
Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật "tôi "với người mẹ lâu ngày xa cách
I. Sự kêt hợp yếu tố kể , tả , biểu cảm trong văn tự sự
Sự việc đó được kể lại bằng các chi tiết nhỏ nào ?.
Mẹ tôi vẫy tôi
. Tôi chạy theo chiếc xe trở mẹ
. Mẹ kéo tay tôi lên
. Tôi oà lên khóc
. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo
. Tôi ngồi bên mẹ , đầu ngả vào cánh tay mẹ , quan sát gương mặt mẹ
-+ Yêu cầu tìm các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong đoạn trích
+ Cho hs thảo luận mỗi nhóm làm một yếu tố , (chú ý chỉ ra từ ngữ , câu văn , hình ảnh , chi tiết )
Các yếu tố miêu tả :
. Tôi thở hồng hộc , trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại
. Mẹ tôi không còm cõi
. Gương mặt mẹ vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi màu hồng của hai gò má
- Các yếu tố biểu cảm:
. Hay tại sự sung sướng bỗng ...
như thuở còn sung túc (suy nghĩ )
. Tôi thấy những cảm giác ...
thơm tho lạ thường (cảm nhận)
. Phải bé lại ... êm dịu vô cùng (phát biểu cảm tưởng )
Cho hs thảo luận mỗi nhóm làm một yếu tố , (chú ý chỉ ra từ ngữ , câu văn , hình ảnh , chi
tiết )
- Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với các yếu tố tự sự?
+ GV chốt lại : các yếu tố trên không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau , GV ví dụ trong đoạn trich: "Tôi ngồi trên đệm xe...thơm tho lạ thường":
. Kể : Tôi ngồi trên đệm xe
. Tả : đùi áp đùi mẹ tôi , đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu
. Biểu cảm : những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt; thơm tho lạ thường.
+ Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi 2 sgk để rút ra nhận xét
- Hãy bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, chép lại các câu văn kể người thành một đoạn
+ Cho hs thảo luận nhóm , viết vào vở
- Nhóm 1: Tôi đi học
- Nhóm 2: Tức nước vỡ bờ
- Nhóm 3: Lão Hạc
+ Đối chiếu văn bản đó với văn bản trên rồi rút ra nhận xét?
- Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ?
- Từ đó em có thể rút ra kết luận như thế nào về vai trò , tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong tự sự?
Tìm hiểu vai trò và tác dụng của yếu tố kể trong văn bản tự sự
- Bỏ yếu tố kể trong đoạn văn trên , chỉ để lại các câu miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ ảnh hưởng ra sao ? (có thành truyện không ? vì sao?)
- Em có thể nhận xét gì về yếu tố kể trong văn bản tự sự
Rút ra ghi nhớ
- Vậy theo em trong văn bản tự sự yếu tố miêu tả và biểu cảm đóng vai trò , tác dụng gì ?
- Khi viết văn tự sự cần chú ý điều gì về phương thức biểu đạt ?
+ HS đọc phần ghi nhớ sgk/74
: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: Cho hs thảo luận nhóm , mỗi nhóm một văn bản , yêu cầu một hs đại diện trình bày
Bài tập 2: Có thể cho hs làm ở nhà nếu không còn thời gian
Gợi ý :
- Nên băt đầu từ chỗ nào ?
- Từ xa thấy người thân như thế nào? (tả hình dáng , mái tóc)
- Lại gần thấy ra sao ? Kể hành động của mình và người thân , tả chi tiết khuôn mặt , quần áo ...
- Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi đã gặp nhau như thế nào ? (Vui mừng , xúc động thể hiện bằng chi tiêt nào ? Ngôn ngữ , hành động , lời nói , cử chỉ , nét mặt...)
I. Sự kêt hợp yếu tố kể , tả , biểu cảm trong văn tự sự- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.- Khi viết văn tự sự , phải kết hợp chặt chẽ yếu tố kể , miêu tả và biểu cảm với nhau Ghi nhớ sgk/74
Bài tập 1: Cho hs thảo luận nhóm , mỗi nhóm một văn bản , yêu cầu một hs đại diện trình bày
Bài tập 2: Có thể cho hs làm ở nhà nếu không còn thời gian
Gợi ý :
- Nên băt đầu từ chỗ nào ?
- Từ xa thấy người thân như thế nào? (tả hình dáng , mái tóc)
- Lại gần thấy ra sao ? Kể hành động của mình và người thân , tả chi tiết khuôn mặt , quần áo ...
- Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi đã gặp nhau như thế nào ? (Vui mừng , xúc động thể hiện bằng chi tiêt nào ? Ngôn ngữ , hành động , lời nói , cử chỉ , nét mặt...)
TUẦN 6
TIẾT 24
GIẢNG:
24/9/08
Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố kể, tả và bộc lộ tình cảm trong văn bản tự sự
+ Cho hs đọc đoạn trích Trong lòng mẹ và trả lời các câu hỏi
- Theo em trọng tâm của phương thức tự sự , miêu tả , biểu cảm là gì?
. Kể : tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật .
. Tả: thường tập trung chỉ ra tính chất , màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật , hành động
. Biểu cảm: thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc , thái độ của người viết trước nhân vật , sự việc, hành động.
- Ở đoạn trích trên tác giả kể lại chuyện gì ?
Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật "tôi "với người mẹ lâu ngày xa cách
I. Sự kêt hợp yếu tố kể , tả , biểu cảm trong văn tự sự
Sự việc đó được kể lại bằng các chi tiết nhỏ nào ?.
Mẹ tôi vẫy tôi
. Tôi chạy theo chiếc xe trở mẹ
. Mẹ kéo tay tôi lên
. Tôi oà lên khóc
. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo
. Tôi ngồi bên mẹ , đầu ngả vào cánh tay mẹ , quan sát gương mặt mẹ
-+ Yêu cầu tìm các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong đoạn trích
+ Cho hs thảo luận mỗi nhóm làm một yếu tố , (chú ý chỉ ra từ ngữ , câu văn , hình ảnh , chi tiết )
Các yếu tố miêu tả :
. Tôi thở hồng hộc , trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại
. Mẹ tôi không còm cõi
. Gương mặt mẹ vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi màu hồng của hai gò má
- Các yếu tố biểu cảm:
. Hay tại sự sung sướng bỗng ...
như thuở còn sung túc (suy nghĩ )
. Tôi thấy những cảm giác ...
thơm tho lạ thường (cảm nhận)
. Phải bé lại ... êm dịu vô cùng (phát biểu cảm tưởng )
Cho hs thảo luận mỗi nhóm làm một yếu tố , (chú ý chỉ ra từ ngữ , câu văn , hình ảnh , chi
tiết )
- Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với các yếu tố tự sự?
+ GV chốt lại : các yếu tố trên không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau , GV ví dụ trong đoạn trich: "Tôi ngồi trên đệm xe...thơm tho lạ thường":
. Kể : Tôi ngồi trên đệm xe
. Tả : đùi áp đùi mẹ tôi , đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu
. Biểu cảm : những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt; thơm tho lạ thường.
+ Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi 2 sgk để rút ra nhận xét
- Hãy bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, chép lại các câu văn kể người thành một đoạn
+ Cho hs thảo luận nhóm , viết vào vở
- Nhóm 1: Tôi đi học
- Nhóm 2: Tức nước vỡ bờ
- Nhóm 3: Lão Hạc
+ Đối chiếu văn bản đó với văn bản trên rồi rút ra nhận xét?
- Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ?
- Từ đó em có thể rút ra kết luận như thế nào về vai trò , tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong tự sự?
Tìm hiểu vai trò và tác dụng của yếu tố kể trong văn bản tự sự
- Bỏ yếu tố kể trong đoạn văn trên , chỉ để lại các câu miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ ảnh hưởng ra sao ? (có thành truyện không ? vì sao?)
- Em có thể nhận xét gì về yếu tố kể trong văn bản tự sự
Rút ra ghi nhớ
- Vậy theo em trong văn bản tự sự yếu tố miêu tả và biểu cảm đóng vai trò , tác dụng gì ?
- Khi viết văn tự sự cần chú ý điều gì về phương thức biểu đạt ?
+ HS đọc phần ghi nhớ sgk/74
: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: Cho hs thảo luận nhóm , mỗi nhóm một văn bản , yêu cầu một hs đại diện trình bày
Bài tập 2: Có thể cho hs làm ở nhà nếu không còn thời gian
Gợi ý :
- Nên băt đầu từ chỗ nào ?
- Từ xa thấy người thân như thế nào? (tả hình dáng , mái tóc)
- Lại gần thấy ra sao ? Kể hành động của mình và người thân , tả chi tiết khuôn mặt , quần áo ...
- Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi đã gặp nhau như thế nào ? (Vui mừng , xúc động thể hiện bằng chi tiêt nào ? Ngôn ngữ , hành động , lời nói , cử chỉ , nét mặt...)
I. Sự kêt hợp yếu tố kể , tả , biểu cảm trong văn tự sự- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.- Khi viết văn tự sự , phải kết hợp chặt chẽ yếu tố kể , miêu tả và biểu cảm với nhau Ghi nhớ sgk/74
Bài tập 1: Cho hs thảo luận nhóm , mỗi nhóm một văn bản , yêu cầu một hs đại diện trình bày
Bài tập 2: Có thể cho hs làm ở nhà nếu không còn thời gian
Gợi ý :
- Nên băt đầu từ chỗ nào ?
- Từ xa thấy người thân như thế nào? (tả hình dáng , mái tóc)
- Lại gần thấy ra sao ? Kể hành động của mình và người thân , tả chi tiết khuôn mặt , quần áo ...
- Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi đã gặp nhau như thế nào ? (Vui mừng , xúc động thể hiện bằng chi tiêt nào ? Ngôn ngữ , hành động , lời nói , cử chỉ , nét mặt...)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Ngọc Quốc
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)