Bài 6. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Chia sẻ bởi Kieu Quang Huy | Ngày 03/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào đón các thầy, cô về thăm lớp: 8C
Giờ dạy: Tập làm văn lớp 8
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thu Hương
Trường THCS: Viên Sơn
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

Trả lời: Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.

Câu 2: Yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt là gì? Để tóm tắt được văn bản tự sự em phải làm gì?
Trả lời:
Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề của văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
Bài mới: Tập Làm văn
I - Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự:
1. Tìm hiểu: Đoạn văn
Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắn lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.
Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu
Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắn lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.
Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắn lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.
2- Nhận xét:
Các yếu tố này đứng riêng hay đứng đan xen với yếu tố tự sự?
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm đứng đan xen với yếu tố tự sự.
Văn miêu tả và kể chuyện
."Muốn chia văn miêu tả riêng, văn kể chuyện riêng, nhưng không thể làm được. Vì chỉ có một đôi đoạn văn thuần là miêu tả, hoặc thuần là kể chuyện, còn phần lớn, cả hai thể loại đều xen lẫn vào nhau" - Phạm Hổ -
Em hiểu lời nhận xét trên như thế nào?
Văn kể chuyện và văn miêu tả luôn đan xen, hoà quyện vào nhau rất khó phân biệt rạch ròi.
Em hãy so sánh hai đoạn văn sau:
Đoạn 2:
Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi lên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ quan sát gương mặt mẹ. Từ trường về nhà tôi không nhớ mẹ hỏi gì và tôi đã trả lời những gì?
Đoạn 1:
Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắn lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.
Nếu không có các yếu tố miêu tả, và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Thiếu yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự: Đoạn văn sẽ trở nên khô khan, không gây xúc động cho người đọc.
Vậy vai trò và tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong kể chuyện như thế nào?
Vai trò: Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự sẽ làm cho việc kể chuyện sinh động, hấp dẫn hơn.
Hãy so sánh 2 đoạn văn sau:
Đoạn 2:
Tôi thở hồng học, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân. Mẹ tôi gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn. Sự sung sướng, cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
Đoạn 1:
Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắn lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.
Nếu lược bỏ hết các yếu tố kể, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao nó có thành chuyện không?
- Nếu chỉ đơn thuần là miêu tả và biểu cảm thì sẽ không thành chuyện.
Em hãy nhận xét về vai trò, tác dụng của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự.
- Vai trò: Nếu thiếu yếu tố tự sự đoạn văn sẽ không thành chuyện.
Ghi nhớ
* Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
1 - Làm một số bài tập trắc nghiệm
II - Luyện tập:
Bài 1. Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?
A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.
B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.
C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.
D. Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên
như thật.
Bài 2. Trong văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì?
A. Giúp cho người viết thể hiện được thái độ của
mình với sự việc được kể.
B. Giúp cho người viết hiểu một cách sâu sắc về sự
việc được kể.
C. Giúp người viết hiểu được một cách toàn diện về
sự việc được kể.
D. Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động, phong
phú.
Bài 3. Trong đoạn văn sau, câu nào không phải là yếu tố miêu tả?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
- Lão Hạc -
A. Mặt lão tự nhiên co rúm lại.
B. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt
chảy ra.
C. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm
mém của lão mếu như con nít.
D. Lão hu hu khóc.
Bài 4. Trong các câu văn sau, câu nào chứa yếu tố biểu cảm?
A. Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,.toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.
B. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
C. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.
D. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
1. Đoạn văn trong Tôi đi học:
Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Cảm thấy mình chơ vơ lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
* Miêu tả: Sau một hồi trống thúc,. sắp hàng . đi vào lớp, không đi . không đứng lại, co lên một chân . duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng.
* Biểu cảm: Vang dội cả lòng tôi, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
2. Đoạn văn trong Tắt đèn:
- U van con, u lạy con, con có thương thầy thương u thì con cứ đi với u, đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm. Công u nuôi con sáu, bảy năm trời, tốn kém bao nhiêu tiền của! Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột rồi đấy, con ạ. Nhưng mà tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kia.Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu? Để cho thầy con khổ sở đến nước nào nữa ? Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy thương u thì con cứ đi với u!
* Miêu tả: U van con, u lạy con,.bây giờ phải đem con đi bán,.vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kia, thì con cứ đi với u.
* Biểu cảm: Đau ruột u lắm, công u nuôi con., chết từng khúc ruột, thầy con đau ốm là thế, khổ sở đến nước nào nữa, con có thương thầy thương u.
3. Đoạn văn trong Lão Hạc:
- Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi. toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần.
* Miêu tả: Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc, lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão, và lão cứ xa tôi dần dần.
* Biểu cảm: Chao ôi,. toàn là những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa, tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kieu Quang Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)