Bài 6. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Chia sẻ bởi Lê Hồng Văn | Ngày 02/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

P.E Onimusha - Thân tặng !
I. SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẦ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CAMTRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
1.Ví dụ::
(sgk)

? Xác định yếu tố tự sự trong đoạn văn?

Yếu tố tự sự:

- Sự việc lớn: Kể lại cuộc gặp gỡ cảm động giữa nhân vật tôi và người mẹ lâu ngày xa cách.

- Các sự việc nhỏ: Mẹ tôi vẫy tôi, tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ, mẹ kéo tôi lên xe, tôi oà khóc, mẹ tôi khóc theo, tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ...

2. Nhận xét:

Các yếu tố miêu tả:

- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, mẹ tôi không còm cõi, gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má...

Mục 3:

Các yếu tố biểu cảm:

- Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mũ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?

- Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi...thơm tho một cách lạ thường.

- Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Mục 4:

? Nếu tước bỏ các yểu tố miêu tả, biểu cảm thì việc kể chuyện sẽ như thế nào? Từ đó em hãy rút ra vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả biểu cảm trong văn bản tự sự?

- Nếu tước bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn khô khan, không gây xúc động cho người đọc.

=>Nhờ có yếu tô miêu tả, biểu cảm mà đoạn văn trở nên hấp dẫn, sinh động, khiến người đọc phải suy nghĩ liên tưởng...

Mục 5:

- nếu tước bỏ yếu tố tự sự thì đoạn văn không còn các sự việc và nhân vật và trở nên vu vơ vô nghĩa.

3. Ghi nhớ:

Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc, mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.

II LUYỆN TẬP.
1. Bài 1.:

1. Bài 1: Đoạn văn trong VB Tôi đi học

- Miêu tả: Sau một hồi trống thúc...đi vào lớp, không đi, không đứng lại, co lên một chân...duỗi mạnh như đá một quả ban ...

- Biểu cảm: Vang dội cả lòng tôi, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

Mục 2:

Đoạn văn trong tắt đèn"

- Miêu tả : ...Bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kia, thì con cứ đi với u.

- Biểu cảm:Đau ruột u lắm,công u nuôi con...chết từng khúc ruột, thầy con đau ốm thế, khổ sở đến nước nào nữa, con có thương thầy thương u...

III. CỦNG CỐ- DẶN DÒ
Mục 3:
yẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ CÓ TÁC DỤNG GÌ?
a. Làm cho câu chuyện liền mạch.
b. Làm cho nội dung câu chuyện hấp dẫn.
c. Làm cho người đọc có suy ngẫm về nội dung câu chuyện.
d. Làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hồng Văn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)