Bài 6. Lực ma sát

Chia sẻ bởi Dương Nguyên Đức | Ngày 29/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Lực ma sát thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

MÔN VẬT LÍ 8
TIẾT 7:
LỰC MA SÁT
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Ly
PHÒNG GD&ĐT LẠNG GIANG
TRƯỜNG THCS TÂN THANH
KIỂM TRA BÀI CŨ
Thế nào là hai lực cân bằng? Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang đứng yên và lên vật đang chuyển động?
TRẢ LỜI
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ như nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Mất hàng chục thế kỉ để tạo ra sự khác biệt giữa hai loại trục bánh xe.
Tiết 7: LỰC MA SÁT
I. KHI NÀO CÓ LỰC MA SÁT?
1. Lực ma sát trượt
Sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Tác dụng: Ngăn cản chuyển động trượt của vật.
Ví dụ: Khi kéo quyển sách trên mặt bàn thì giữa quyển sách và mặt bàn xuất hiện lực ma sát trượt.
Tiết 7: LỰC MA SÁT
I. KHI NÀO CÓ LỰC MA SÁT?
2. Lực ma sát lăn
Sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Tác dụng: Ngăn cản chuyển động lăn của vật.
Ví dụ: Bánh xe đạp lăn trên mặt đường, khi đó xuất hiện lực ma sát lăn giữa lốp xe và mặt đường ngăn cản chuyển động của xe.
Fmsl < Fmst
3. Lực ma sát nghỉ.
Thí nghiệm:
Dụng cu: Lực kế; vật nặng.
Tiến hành: Móc lực kế vào vật nặng kéo từ từ lực kế theo phương nằm ngang.
Yêu cầu: Đọc số chỉ của lực kế khi vật nặng còn chưa chuyển động.
C4: Tại sao trong thí nghiệm trên, mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên?
HOẠT ĐỘNG NHÓM 5 PHÚT
Tiết 7: LỰC MA SÁT
I. KHI NÀO CÓ LỰC MA SÁT?
Tiết 7: LỰC MA SÁT
I. KHI NÀO CÓ LỰC MA SÁT?
3. Lực ma sát nghỉ
C4: Tại sao trong thí nghiệm trên, mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên?
FC
Fk
Trả lời: Vật vẫn đứng yên chứng tỏ giữa mặt bàn và vật xuất hiện một lực cản và lực này cân bằng với lực kéo.
Tiết 7: LỰC MA SÁT
I. KHI NÀO CÓ LỰC MA SÁT?
3. Lực ma sát nghỉ
Giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Ví dụ: Khi ta tác dụng lực kéo hoặc đẩy chiếc bàn trên sàn nhà nhưng bàn chưa chuyển động, thì khi đó giữa bàn và mặt sàn nhà có lực ma sát nghỉ làm cho bàn không chuyển động theo hướng lực tác dụng.
Tiết 7: LỰC MA SÁT
II. LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KĨ THUẬT
1. Lực ma sát có thể có hại.
C6:Hãy nêu tác hại của lực ma sát và các biện pháp làm giảm lực ma sát trong các trường hợp vẽ ở hình 6.3 SGK.

ĐÁP ÁN
Hình a:
- Tác hại: Làm mòn đĩa.
- Giảm ma sát: Tra dầu vào xích.
Hình b:
- Tác hại: Làm mòn trục,
- Giảm ma sát: Thay bằng trục quay có ổ bi.
Hình c:
- Tác hại: Cản trở chuyển động của thùng.
- Giảm ma sát: Dùng bánh xe.
Tiết 7: LỰC MA SÁT
II. LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KĨ THUẬT
1. Lực ma sát có thể có hại.
- Cần giảm ma sát: Tra dầu bôi trơn; tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc, thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn…
Tiết 7: LỰC MA SÁT
II. LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KĨ THUẬT
1. Lực ma sát có thể có hại.
- Cần giảm ma sát: Tra dầu bôi trơn; tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc, thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn…
2. Lực ma sát có thể có ích.
C7: Hãy quan sát các trường hợp vẽ ở hình 6.4 và tưởng tượng xem nếu không có lực ma sát thì sẽ sảy ra hiện tượng gì? Hãy tìm cách làm tăng lực ma sát trong các trường hợp này.
Tiết 7: LỰC MA SÁT
II. LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KĨ THUẬT
1. Lực ma sát có thể có hại.
- Cần giảm ma sát: Tra dầu bôi trơn; tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc…
2. Lực ma sát có thể có ích.
C7:
* Hình a:
- Bảng trơn không thể dùng phấn viết lên bảng được.
- Tăng ma sát: Tăng độ nhám của mặt bảng.
* Hình b:
- Không xiết chặt được bulong hoặc đánh được diêm vì bị trượt.
- Tăng ma sát: Tăng độ nhám của bulong và mặt sườn bao diêm.
* Hình c:
- Xe không thể dừng được.
- Tăng ma sát: Tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp.
Tiết 7: LỰC MA SÁT
II. LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KĨ THUẬT
1. Lực ma sát có thể có hại.
- Cần giảm ma sát: Tra dầu bôi trơn; tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc…
2. Lực ma sát có thể có ích.
- Cần tăng ma sát: Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
Tiết 7: LỰC MA SÁT
III. VẬN DỤNG.
C8. Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại:
Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.
b. Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy.
c. Giày đi mãi đế bị mòn.
d. Mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp.
e. Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò).
ma sát có ích.
ma sát có ích.
ma sát có hại.
ma sát có ích.
ma sát có ích.
Tiết 7: LỰC MA SÁT
III. VẬN DỤNG.
C9. Ổ bi có tác dụng gì? Tại sao việc phát minh ra ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ?
Ổ bi có tác dụng giảm ma sát do thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi.
Nhờ sử dụng ổ bi nên đã giảm đượclực cản lên các vật chuyển động khiến cho máy móc hoạt động dễ dàng.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Đọc phần “Có thể em chưa biết”
Vẽ và học bài bằng bản đồ tư duy. ( nội dung kiến thức phần ghi nhớ)
Làm bài tập 6.1; 6.2; 6.3; 6.4 SBT.
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
CHÚC CÁC EM CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI

Nếu đường nhiều bụi đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.


Vậy cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.


Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường; ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.
Để giảm tác hại này cần giảm số phương tiện lưu thông trên đường và câm các phương tiện cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường
1
2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Nguyên Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)