Bài 6. Lực ma sát

Chia sẻ bởi Trần Hoa Lư | Ngày 29/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Lực ma sát thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác.
Fmsl
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật chuyển động lăn trên bề mặt của vật khác.
Hình 6.1a
Hình 6.1b
C3:Trong các trường hợp ở hình 6.1 dưới đây, trường hợp nào có lực ma sát trượt, trường hợp nào có lực ma sát lăn? Qua đó em có nhận xét gì về cường độ lực ma sát trượt, ma sát lăn?
Fk
Fmsn
Lực ma sát nghỉ xuất hiện giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
HÌNH 6.2
Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật chuyển động trượt trên bề mặt một vật khác.
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật chuyển động lăn trên bề mặt một vật khác.
Lực ma sát nghỉ xuất hiện giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
C6. Hãy nêu tác hại của lực ma sát và các biện pháp làm giảm lực ma sát trong các trường hợp sau:
Biện pháp: Tra dầu mỡ thường xuyên.
Tác hại: Lực ma sát trượt của trục làm mòn trục và cản trở chuyển động quay của bánh xe.
Biện pháp: Dùng bánh xe thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn.
Tác hại: Lực ma sát trượt làm mòn xích, đĩa.
Biện pháp: Thay bằng trục quay có ổ bi.
Tác hại: Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng hàng khi đẩy.
a)
b)
c)
HÌNH 6.3
Ổ bi
*) Tích hợp môi trường:
+ Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường, ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.
+ Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.
*) Biện Pháp: - Khi tham gia giao thông cần mang khẩu trang để bảo vệ sức khỏe.
- Vận động người dân không sử dụng các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng.
- Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường.
- Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe đặc biệt là lốp xe.
- Tham gia vệ sinh và giữ vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
Hiện tượng: Nếu không có ma sát. Bảng trơn, nhẵn không thể dùng phấn viết lên bảng.
Cách làm tăng lực ma sát: Tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa viên phấn với bảng.
Hiện tượng: Nếu không có ma sát thì vít và ốc không giữ chặt vào nhau được. Đầu que diêm trượt trên mặt sườn bao diêm sẽ không phát ra lửa.
Cách làm tăng lực ma sát: Tạo ren cho ốc và vít, tăng độ nhám của mặt sườn bao diêm.
Hiện tượng: Nếu không có ma sát thì ô tô không dừng lại được.
Cách làm tăng lực ma sát: Tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe ô tô.
Ô tô phanh gấp
HÌNH 6.4
a)
b)
c)

C8. Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại:
a) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.
b) Ô tô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được.
c) Giày đi mãi đế bị mòn.
d) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò).
ma sát có ích.
ma sát có ích.
ma sát có hại.
ma sát có ích.
C9: Ổ bi có tác dụng giảm ma sát do thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi. Nhờ sử dụng ổ bi, nên đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động, khiến cho các máy móc hoạt động nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
Lực ma
sát trượt
Lực ma
sát lăn
Lực ma
sát nghỉ
Lực ma
sát có lợi
Lực ma
sát có hại
Làm tăng ma sát : Làm cho bề mặt gồ ghề, sần sùi, lốp xe có rãnh, đế dép có khía cạnh.
Làm giảm ma sát:Tra dầu mỡ, lắp vòng bi.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc nội dung bài kết hợp ghi nhớ.
- Làm bài tập :Từ 6.1 đến 6.5 trong SBT.
- Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học từ tiết 1 đến tiết 6, để tiết sau ôn tập và kiểm tra 1 tiết.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hoa Lư
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)