Bài 6. Lực ma sát

Chia sẻ bởi vina ghita | Ngày 29/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Lực ma sát thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

VẬT LÝ 8
TỔ ANH LÝ
Câu 1: Thế nào là hai lực cân bằng?
Cho ví dụ?
Trả lời:
Hai lực cân bằng là hai lực:
. Cùng đặt lên một vật
. Có cường độ bằng nhau.
. Có phương nằm trên cùng một đường thẳng.
. Có chiều ngược nhau.
Ví dụ: Hai đội kéo co mạnh như nhau
KIỂM TRA BÀI CŨ
Sự khác nhau giữa trục bánh xe bò ngày xưa và trục bánh xe đạp, trục bánh xe ôtô ngày nay?
Trục bánh xe bò
Trục bánh xe đạp
Mất hàng chục thế kỉ để tạo ra sự khác biệt giữa hai loại trục bánh xe. Sự phát minh ra ổ bi
Bài 6: LỰC MA SÁT
- Lực ma sát xuất hiện khi nào ?
- Có mấy loại ma sát, đặc điểm của chúng ?
- Việc phát hiện ra lực ma sát có ý nghĩa gì?
1. Lực ma sát trượt:
VD: Xe đạp đang chạy nếu bóp nhẹ thắng thì vành xe chuyển động chậm lại.
Bóp mạnh thắng thì bánh xe sẽ ngừng quay và trượt trên mặt đường và nhanh chóng dừng lại.
Lực sinh ra do đâu và có tác dụng gì?

I. Khi nào có lực ma sát
Bài 6: LỰC MA SÁT
Vậy: Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt một vật khác và cản lại chuyển động của vật.
I. Khi nào có lực ma sát?
1. Lực ma sát trượt:
Lực xuất hiện như ở hai trường hợp trên là lực ma sát trượt
Bài 6: LỰC MA SÁT
C1: Hãy tìm ví dụ lực ma sát trượt xuất hiện trong đời sống?
- Bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường khi thắng mạnh
-Trượt tuyết
Hòn bi đang lăn trên sàn từ từ dừng lại. Tại sao?
Do có lực ma sát lăn tác dụng lên hòn bi và cản trở chuyển động của nó.
Fms
Vậy lực ma sát lăn xuất hiện trong trường hợp nào? Có tác dụng gì?
2. Lực ma sát lăn:
VD: Đá vào quả bóng, quả bóng lăn chậm dần trên sân rồi dừng lại.
Là do lực ma sát tác dụng vào quả bóng làm cản trở chuyển động.
Lực tác dụng lên quả bóng lúc này gọi là lực ma sát lăn
V?y: L?c ma s�t lan sinh ra khi m?t v?t lan tr�n b? m?t v?t kh�c l�m c?n tr? chuy?n d?ng lan c?a v?t.
C2: Hãy tìm ví dụ lực ma sát lăn trong đời sống và trong kĩ thuật
- Trục của ổ bi
- Xe ch?y tr�n du?ng.
- Đẩy vật nặng trên các con lăn.
Hình 6.1a 3 người đẩy
thùng trượt trên sàn.
Hình 6.1b Chỉ một người
đẩy thùng
trên những bánh xe
C3:6 Trong các trường hợp ở hình 6.1 dưới đây, trường hợp nào có lực ma sát trượt, ma sát lăn? Qua đó em có nhận xét gì về cường độ của lực ma sát trượt và ma sát lăn?
Có ma sát lăn.
Có ma sát trượt
Hai trường hợp trên chứng tỏ:
Độ lớn của lực ma sát lăn rất nhỏ
so với lựcma sát trượt
Người ta tính được nếu thay ma sát trượt
bằng ma sát lăn có thể giảm lực ma sát đến 30 lần.
Hai loại lực ma sát trượt và ma sát lăn có điểm gì giống nhau?
Đều xuất hiện khi vật này chuyển động trên bề mặt của vật khác.
Đều có tác dụng ngăn cản chuyển động, vì vậy lực ma sát luôn ngược chiều chuyển động của vật.
Vậy nếu một vật đứng yên có chịu tác dụng của lực ma sát không? Chịu tác dụng trong trường hợp nào?
3. Lực ma sát nghỉ:
TN: Hình 6.2 trang 22SGK
Fk
Fms
C4:Tại sao trong thí nghiệm trên, mặc dù có lực kéo
tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên?
Vật nặng đứng yên chứng tỏ giữa
mặt bàn với vật có 1 lực cản.
Lực này đặt lên vật và cân
bằng với lực kéo nên giữ cho vật đứng yên
Lực này gọi là lực ma sát nghỉ
Vậy lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật bị tác dụng của lực khác nhưng vật chưa chuyển động. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác
Khi tăng cường độ của lực kéo lên vật thì số chỉ của lực kéo tăng dần, vật vẫn đứng yên, chứng tỏ lực cản tác dụng lên vật cũng có cường độ tăng dần. Điều này cho biết: Lực ma sát nghỉ có cường độ thay đổi theo lực tác dụng lên vật
C5: Hãy tìm ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống và kĩ thuật.
Ma sát giữa bàn chân với mặt sàn khi di chuyển.
- Ma sát ở băng chuyền trong các nhà máy
- Ma sát ở dây cu roa
II. LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KĨ THUẬT
1. Lực ma sát có thể có hại :
C6: Hãy nêu tác hại của lực ma sát và các
biện pháp làm giảm lực ma sát trong các
trường hợp vẽ ở hình 6.3.
Hình 6.3
a
b
c
Xích xe đạp
Trục quay có ổ bi
Đẩy thùng đồ
Làm mau mòn xích.
Tra dầu mỡ
thường xuyên
Cản trở chuyển
động quay,
mòn trục
Tra dầu mỡ
Khó đẩy do
ma sát trượt lớn
Thay ma sát
trượt bằng
ma sát lăn
2. Lực ma sát có thể có lợi:
C7 :Hãy quan sát các trường hợp vẽ ở hình 6.4 và tưởng tượng xem nếu không có lực ma sát thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hãy tìm cách làm tăng lực ma sát trong những trường hợp này?
Hình 6.4
a
b
c
Phấn viết không bám bảng
Quẹt diêm
không cháy
Khi thắng gấp
ôtô không dừng lại
III. VẬN DỤNG :
C8
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
HỌC GHI NHỚ
LÀM BÀI TẬP 6.1 ĐẾN 6.5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vina ghita
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)