Bài 6. Lực ma sát

Chia sẻ bởi nguyên phước ngọc hương | Ngày 29/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Lực ma sát thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 90 :
CHIẾU DỜI ĐÔ
(Lý Công Uẩn)
I. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
- Đọc bằng giọng trang trọng, chú ý nhấn mạnh vào các câu bày tỏ tình cảm chân thành, tha thiết.
“Chiếu dời đô” được viết bằng chữ
Hán
Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo việc cũ của Thương,Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
I. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
2. Tác giả - tác phẩm
a. Tác giả
Lí Công Uẩn, tức Lí Thái Tổ (974 - 1028).
Là người nhân ái, thông minh, có chí lớn, lập nhiều chiến công
sau khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thầ tôn lên làm vua.
b. Tác phẩm
* Hoàn cảnh ra đời: năm Canh Tuất – niên hiệu Thuận Thiên Thứ nhất (1010).
I. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
2. Tác giả - tác phẩm
3. Thể loại : Chiếu
- Là thể văn do dùng để ban bố mệnh lệnh
Có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi ; được công bố và đón nhận một cách trang trọng
Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước
I. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
2. Tác giả - tác phẩm
4.Bố cục : 3 phần
Phần 1: Từ đầu đến “Không thể không dời đổi”
=> Phân tích những tiền đề lịch sử và thực tiễn của việc dời đô
Phần 2: Từ “Huống chi …” đến “đế vương muôn đời”
=> Những lí do để chọn thành Đại La là kinh đô mới
Phần 3: Còn lại
=> Thông báo quyết định dời đô
3. Thể loại : Chiếu
II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết
1. Những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô
b. Cơ sở thực tiễn
 Cách dẫn số liệu xác thực, làm tiền đề cho lập luận: lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Do đó, việc dời đô vừa phù hợp với quy luật khách quan và vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
- Không theo mệnh trời, không biết học theo cái đúng của người xưa
- Hậu quả: “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi”, trăm họ thì khổ sở, vạn vật không thích nghi.
 Câu văn cuối cùng bộc lộ một cách sâu sắc tình cảm của vị vua giàu lòng nhân ái. Bên cạnh lí lẽ xác đáng, là tình cảm chân thành có sức lay động rất lớn đến tình cảm người đọc.
Sự kết hợp hài hòa giữa lý và tình là một nét đặc thù rất cơ bản của các thể chiếu nói chung. Qua đây, chúng ta nhận thấy Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, sáng suốt, hết lòng vì nước vì dân. Đặc biệt là ý chí và khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, độc lập, thống nhất.
II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết
1. Những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô
2. Những lí do để chọn Đại La là kinh đô mới
II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết
1. Những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô
2. Những lí do để chọn Đại La là kinh đô mới
a. Về vị trí địa lí
Ở “nơi trung tâm trời đất”, mở ra bốn phương Nam, Bắc, Đông, Tây.
Có núi lại có sông.
Đất “rộng mà bằng phẳng”, “cao mà thoáng”, tránh được nạn lụt lội, chật chội.
b. Về vị thế chính trị, văn hóa
Là đầu mối giao thông, “chốn tụ hội bốn phương”.
Là mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực tốt tươi”.
Chính là “thắng địa”, “chốn tụ hội trọng yếu”, sẽ là nơi trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia muôn đời.


"Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này. Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền.”
(Ngô Sĩ Liên – Đại Việt Sử Kí Toàn Thư)

II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết
1. Những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô
2. Những lí do để chọn Đại La là kinh đô mới
Ý nghĩa của việc dời đô
Dời đô đến thành Đại la biểu hiện khát vọng, quyết tâm, tự lực tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Định đô ở Thăng Long còn là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối.
I. Đọc – Tìm hiểu chung
II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết
1. Những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô
2. Những lí do để chọn Đại La là kinh đô mới
3. Thông báo quyết định dời đô
- Vừa là ban bố quyết định vừa là lời phủ dụ yên dân. Kết thúc bằng câu hỏi tu từ cho thấy Lý Công Uẩn là mọt vị vua thấu tình đạt lí.
Ngoài ra nó còn mang tính chất đối thoại, trao đổi tạo ra sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của nhà vua đối với thần dân.
“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi ấy để định chỗ ở.
Các khanh nghĩ thế nào?”
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- Sơ đồ lập luận
III. Tổng kết
Nghệ thuật

- Sơ đồ lập luận
Nêu những lần dời đô của các triều đại lớn trong lịch sử
Quyết định dời đô
Phân tích những ưu điểm thuận lợi của vùng đất Đại La

Phê phán hai nhà Đinh – Lê và hạn chế của kinh đô cũ
I. Đọc – Tìm hiểu chung
II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
- Phản ánh khát vọng độc lập tự cường của nhân dân Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
I. Đọc – Tìm hiểu chung
II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết
III. Tổng kết
IV. Luyện tập
Tìm những câu văn mang tính chất đối thoại tâm tình, bày tỏ nỗi lòng của tác giả ? Việc xen kẽ những câu văn đó trong văn bản nghị luận Chiếu dời đô có tác dụng gì?
IV. Luyện tập
Các câu mang tính chất đối thoại tâm tình, bày tỏ nỗi lòng của tác giả đó là:
Phải đâu các vua thời tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời.
Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
Tác dụng:
Việc đưa các câu mang tính chất biểu cảm này vào góp phần làm tăng thêm sức thuyết phục của văn bản. Cho thấy Lý Công Uẩn là một vị vua giàu lòng yêu nước, thương dân; mong muốn có được sự đồng lòng nhất trí giữa vua tôi để thực hiện việc dời đô trong tương lai.
Nhớ được nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của van bản : " Chi?u d?i dụ "
2. Soạn bài "H?ch tu?ng si "
BÀI TẬP VỀ NHÀ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)