Bài 6-CTrình 4-Sử dụng các thiết bị trong dạy hòa nhập
Chia sẻ bởi Chau Thi Thuy Trang |
Ngày 04/05/2019 |
76
Chia sẻ tài liệu: bài 6-CTrình 4-Sử dụng các thiết bị trong dạy hòa nhập thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
Bài 6
SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC LỚP HOÀ NHẬP.
GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ
Có 3 nhóm thiết bị dạy học trong lớp học hoà nhập:
1. Đồ dùng dạy học đăc thù: ( Dùng cho trẻ khó khăn trong học tập. Không có nó trẻ khó hoàn thành bài học). GV thường sử dụng dạy học trong các bài học. Như : thẻ chữ, các mô hình, vật thật, sơ đồ, tranh,.
2. Thiết bị trợ giúp dạy học đặc thù: như bàn tính sô-rô-ban cho trẻ khiếm thị học toán, bảng chữ cái ngón tay cho trẻ khiếm thính học trong Tiếng Việt, các phương tiện viết chữ nổi,..
3. Thiết bị trợ giúp trẻ khó khăn: như xe lăn, máy trợ thính, ghế cho trẻ bại não,..
HOẠT ĐỘNG 1:
VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐẶC THÙ.
Hoạt động nhóm, thảo luận:10`
Đồ dùng dạy học có vai trò, tác dụng như thế nào trong dạy học hoà nhập?
Trẻ có khó khăn trong học tập sẽ có khó khăn như thế nào nếu gv không sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong lớp học? Cho ví dụ cụ thể.
Các nhóm trình bày.
Vai trò, tác dụng của thiết bị, đồ dùng dạy học:
Học sinh nắm kiến thức, nội dung của bài học thuận lợi, đầy đủ và sâu sắc hơn.
Học sinh sử dụng đa giác quan trong quá trình học tập ( nghe, nhìn và hoạt động thực hành).
Tạo không khí lớp học vui vẽ, sinh động.
Phát triển hứng thú, nhu cầu học tập của học sinh.
Phù hợp với cách học của trẻ.
Đối với trẻ khó khăn:
Các đồ dùng dạy học mang tính đặc thù càng không thể thiếu ( đồ dùng dạy học nổi đối với trẻ khiếm thi, bảng chữ cái ngón tay, các kí hiệu ngôn ngữ đối với trẻ khiếm thính).
HS khó khăn học hiệu quả, tự tin hơn, lôi cuốn các em vào quá trình học tập tích cực.
Hoạt động cá nhân:5`
- Nghiên cứu các tiêu đề đồ dùng dạy học ở trang 7 và 8. Xem những tiêu đề nào giáo viên có thể tự làm được? Hãy đánh dấu vào các tiêu đề đó.
- 1 người trình bày, lớp theo dõi, nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2:
GIỚI THIỆU BỘ ĐỒ DÙNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG LỚP HỌC HOÀ NHẬP.
1. Bàn tính Soroban:
Bàn tính này có 1 hàng hạt ở trên và 4 hàng hạt ở dưới. Là 1 công cụ để trẻ khiếm thị tính toán.
2. Kính lúp cầm tay: Có dạng hình chữ nhật và độ phóng đại 2 lần, giúp cho trẻ có thị giác hơi kém.
3. Kính lúp khổ A 4: có khả năng phóng đại gấp 2 lần. Hỗ trợ trẻ thị giác hơi kém đọc sách.
4. Kẹp bút: có hình lăng trụ tam giác đều bằng cao su. Giữa đáy hình trụ có 1 lỗ đường kính 5mm để luồn bút chì hoặc bút mực vào. Giúp trẻ bị yếu ngón tay hoặc cầm nắm khó có thể cầm bút dễ hơn.
5. Sách ngôn ngữ kí hiệu cho người điếc Việt Nam - Tập 1: Sách cung cấp các kí hiệu thông thường hỗ trợ trong giao tiếp.
6. Bảng kí hiệu ngôn ngữ:Trình bày những kí hiệu bằng tay hữu dụng nhất dùng cho người điếc Việt Nam. Cung cấp các kí hiệu thường dùng trong giao tiếp.
7. 60 thẻ tranh giao tiếp: Các tranh ảnh về các hoạt động và đồ vật hữu ích ở trường học có chữ in chú giải.
8. Bảng giao tiếp bằng tranh: Gồm các tranh ảnh về các hoạt động và các đồ vật có ích, có in chữ chú giải.
9. 60 thẻ từ: Là các thẻ có chứa những từ rút ra từ quyển sách đầu tiên trẻ học.
HOẠT ĐỘNG 3:SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
Hoạt động nhóm, thảo luận:10`
Mục đích của việc sử dụng đồ dùng dạy học ở tiểu học?
Cần căn cứ vào đâu để lựa chọn ĐDDH?
Cần lưu ý điều gì khi thiết kế ĐDDH?
Trình bày.
Mục đích của việc sử dụng ĐDDH ở tiểu học:
Giới thiệu bài.
Hình thành biểu tượng.
Phát hiện kiến thức.
Minh hoạ, chứng minh.
Kiểm tra/ củng cố/ luyện tập.
Các bước đơn giản để xác định, thiết bị, ĐDDH nào cần dùng:
Một số lưu ý khi thiết kế hoặc lựa chọn đồ dùng và một số thiết bị đặc thù:
Sử dụng nguyên vật liệu hoặc đồ vật bền, rẻ và dễ kiếm.
Làm đồ dùng phù hợp với bài học.
Kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng hoặc những người khác nếu có thể.
Làm đồ dùng trẻ càng vui thích sử dụng càng tốt.
Đảm bảo các tranh ảnh phải rõ ràng và dễ hiểu.
Đảm bảo chữ in, viết phải rõ ràng và dễ đọc.
Sử dụng kí hiệu và gợi ý giúp trẻ có khó khăn trong học tập.
Tránh đưa vào chi tiết và trang trí không cần thiết.
CHÚC CÁC BẠN LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG THÀNH CÔNG CÁC THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC LỚP HOÀ NHẬP.
GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ
Có 3 nhóm thiết bị dạy học trong lớp học hoà nhập:
1. Đồ dùng dạy học đăc thù: ( Dùng cho trẻ khó khăn trong học tập. Không có nó trẻ khó hoàn thành bài học). GV thường sử dụng dạy học trong các bài học. Như : thẻ chữ, các mô hình, vật thật, sơ đồ, tranh,.
2. Thiết bị trợ giúp dạy học đặc thù: như bàn tính sô-rô-ban cho trẻ khiếm thị học toán, bảng chữ cái ngón tay cho trẻ khiếm thính học trong Tiếng Việt, các phương tiện viết chữ nổi,..
3. Thiết bị trợ giúp trẻ khó khăn: như xe lăn, máy trợ thính, ghế cho trẻ bại não,..
HOẠT ĐỘNG 1:
VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐẶC THÙ.
Hoạt động nhóm, thảo luận:10`
Đồ dùng dạy học có vai trò, tác dụng như thế nào trong dạy học hoà nhập?
Trẻ có khó khăn trong học tập sẽ có khó khăn như thế nào nếu gv không sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong lớp học? Cho ví dụ cụ thể.
Các nhóm trình bày.
Vai trò, tác dụng của thiết bị, đồ dùng dạy học:
Học sinh nắm kiến thức, nội dung của bài học thuận lợi, đầy đủ và sâu sắc hơn.
Học sinh sử dụng đa giác quan trong quá trình học tập ( nghe, nhìn và hoạt động thực hành).
Tạo không khí lớp học vui vẽ, sinh động.
Phát triển hứng thú, nhu cầu học tập của học sinh.
Phù hợp với cách học của trẻ.
Đối với trẻ khó khăn:
Các đồ dùng dạy học mang tính đặc thù càng không thể thiếu ( đồ dùng dạy học nổi đối với trẻ khiếm thi, bảng chữ cái ngón tay, các kí hiệu ngôn ngữ đối với trẻ khiếm thính).
HS khó khăn học hiệu quả, tự tin hơn, lôi cuốn các em vào quá trình học tập tích cực.
Hoạt động cá nhân:5`
- Nghiên cứu các tiêu đề đồ dùng dạy học ở trang 7 và 8. Xem những tiêu đề nào giáo viên có thể tự làm được? Hãy đánh dấu vào các tiêu đề đó.
- 1 người trình bày, lớp theo dõi, nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2:
GIỚI THIỆU BỘ ĐỒ DÙNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG LỚP HỌC HOÀ NHẬP.
1. Bàn tính Soroban:
Bàn tính này có 1 hàng hạt ở trên và 4 hàng hạt ở dưới. Là 1 công cụ để trẻ khiếm thị tính toán.
2. Kính lúp cầm tay: Có dạng hình chữ nhật và độ phóng đại 2 lần, giúp cho trẻ có thị giác hơi kém.
3. Kính lúp khổ A 4: có khả năng phóng đại gấp 2 lần. Hỗ trợ trẻ thị giác hơi kém đọc sách.
4. Kẹp bút: có hình lăng trụ tam giác đều bằng cao su. Giữa đáy hình trụ có 1 lỗ đường kính 5mm để luồn bút chì hoặc bút mực vào. Giúp trẻ bị yếu ngón tay hoặc cầm nắm khó có thể cầm bút dễ hơn.
5. Sách ngôn ngữ kí hiệu cho người điếc Việt Nam - Tập 1: Sách cung cấp các kí hiệu thông thường hỗ trợ trong giao tiếp.
6. Bảng kí hiệu ngôn ngữ:Trình bày những kí hiệu bằng tay hữu dụng nhất dùng cho người điếc Việt Nam. Cung cấp các kí hiệu thường dùng trong giao tiếp.
7. 60 thẻ tranh giao tiếp: Các tranh ảnh về các hoạt động và đồ vật hữu ích ở trường học có chữ in chú giải.
8. Bảng giao tiếp bằng tranh: Gồm các tranh ảnh về các hoạt động và các đồ vật có ích, có in chữ chú giải.
9. 60 thẻ từ: Là các thẻ có chứa những từ rút ra từ quyển sách đầu tiên trẻ học.
HOẠT ĐỘNG 3:SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
Hoạt động nhóm, thảo luận:10`
Mục đích của việc sử dụng đồ dùng dạy học ở tiểu học?
Cần căn cứ vào đâu để lựa chọn ĐDDH?
Cần lưu ý điều gì khi thiết kế ĐDDH?
Trình bày.
Mục đích của việc sử dụng ĐDDH ở tiểu học:
Giới thiệu bài.
Hình thành biểu tượng.
Phát hiện kiến thức.
Minh hoạ, chứng minh.
Kiểm tra/ củng cố/ luyện tập.
Các bước đơn giản để xác định, thiết bị, ĐDDH nào cần dùng:
Một số lưu ý khi thiết kế hoặc lựa chọn đồ dùng và một số thiết bị đặc thù:
Sử dụng nguyên vật liệu hoặc đồ vật bền, rẻ và dễ kiếm.
Làm đồ dùng phù hợp với bài học.
Kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng hoặc những người khác nếu có thể.
Làm đồ dùng trẻ càng vui thích sử dụng càng tốt.
Đảm bảo các tranh ảnh phải rõ ràng và dễ hiểu.
Đảm bảo chữ in, viết phải rõ ràng và dễ đọc.
Sử dụng kí hiệu và gợi ý giúp trẻ có khó khăn trong học tập.
Tránh đưa vào chi tiết và trang trí không cần thiết.
CHÚC CÁC BẠN LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG THÀNH CÔNG CÁC THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chau Thi Thuy Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)