Bài 6. Cô bé bán diêm

Chia sẻ bởi Phạm Thị Lựa | Ngày 03/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Cô bé bán diêm thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Bài 6, tiết 21, 22: Cô bé bán diêm
Lớp: 8
Giáo viên: Nguyễn Thị Hường
(Trích)
An-đéc-xen
Bài 6, tiết 21, 22
Mục tiêu: Học sinh cần nắm được:
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng ảo.
Cảm thông với số phận của cô bé bất hạnh.
I. Tiếp xúc tác phẩm
Đọc, tìm hiêu từ khó.
Tóm tắt:

Em bé bán diêm mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt.
Em chẳng dám về nhà khi chưa bán hết diêm vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi. Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau ? mồng 1 tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm.
3. Bố cục:
Phần 1: Gia cảnh của cô bé bán diêm
Phần 2: Những lần quẹt diêm của cô bé bán diêm
Phần 3: Cái chết của cô bé bán diêm.
4. Tác giả:
- An- đéc ? xen (1805 ? 1875)
Nhà văn: Đan Mạch
Nổi tiếng với những tác phẩm dành cho thiếu nhi như: Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Nàng công chúa và hạt đậu,....
II. Phân tích
1. Hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
Mẹ mất, sống với bố, bà nội cũng mất.
Trong đêm giao thừa, trời gió rét, đường vắng vẻ,
Một mình em đói rét, lang thang trong đêm, không dám về nhà khi chưa bán hết diêm vì sợ bố đánh.
-> Hoàn cảnh thật tội nghiệp đáng thương.
2. Cảnh thực và những ảo ảnh.
Lần thứ nhất (que diêm thứ nhất)

Nhận xét: Em bé đang rét cóng nên hình ảnh tưởng tượng đầu tiên ắt hẳn là cái lò sưởi.
- Hiện ra lò sưởi toả hơi nóng dịu dàng.
b. Lần thứ hai (Que diêm thứ hai)
Bàn ăn sang trọng, thức ăn ngon, toả mùi thơm ngào ngạt.
- Con ngỗng quay, lưng cắm thìa, dĩa tiến về phía em hoàn toàn là do tưởng tượng của em bé. Cái mơ ước cháy bỏng nhất trong đầu em lúc này là đói, là khao khát được ăn.
c. Lần thứ ba (que diêm thứ ba)
Cây thông Nô-en trong đêm Giáng sinh.
Cây thông xanh mướt, rực rỡ với nhiều thứ đồ chơi hiện ra trước mắt em rồi cũng biến mất như ánh lửa que diêm.
Ngọn nến bay lên, bay mãi biến thành ngôi sao trên trời, lúc này cảnh thực và ảo đã hoà nhập làm một trong trí tưởng tượng của em.
d. Lần thứ tư (que diêm thứ tư)
Xuất hiện hình ảnh người bà đã mất, bà mỉm cười dịu dàng với đứa cháu mồ côi bé bỏng.
Em bé cất tiếng gọi bà, bày tỏ ước nguyện đi theo bà.
e. Lần thứ năm (tất cả que diêm còn lại)
Em quẹt hối hả, liên tục.
Hình ảnh bà nội hiện lên trong tưởng tượng chưa bao
giờ to lớn, đẹp lão như thế.
Em muốn níu giữ bà ở lại với em.
Em đã ra đi vĩnh viễn trong đói khát, trong đêm
rét lạnh buốt, mang theo niềm hi vọng tan biến
cùng ảo ảnh.
Nhận xét: Năm lần quẹt diêm, năm lần lặp lại và biến đổi, thực tại và ảo ảnh xen kẽ. Tất cả được sắp xếp và tưởng tượng tuyệt khéo gợi lên trước người đọc vẻ đẹp hồn nhiên tươi tắn của em bé đáng thương, cái chết thê thảm trở thành sự bay bổng về trời của một tiểu thiên thần.
3. Một cảnh thương tâm.
Cô bé bị bỏ rơi, cha đối xử lạnh lùng, mẹ và bà thương yêu em nhất thì đã qua đời.
Khách qua đường không thèm để ý đến em nên em chẳng bán được que diêm nào.
Sáng mùng 1 Tết, nhìn thấy thi thể em mọi người cũng thờ ơ, vô tình không mảy may thương xót.
Nhà văn An - đec -xen với tấm lòng nhân hậu và tình thương yêu với em bé bất hạnh đã hình dung ra cảnh hai bà cháu bay lên trời đón lấy những niềm vui đầu năm.
III. Tổng kết
- Xem ghi nhớ sgk
* Vấn đề thảo luận: Hình ảnh chi tiết nào trong truyện làm em cảm động nhất? vì sao? ( Viết đoạn văn khoảng 100 - 150 từ thể hiện suy nghĩ của mình)
?Trên thế gian này chẳng có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, chẳng có ngọn lửa nào kì diệu hơn ngọn lửa tình yêu!?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Lựa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)