Bài 6. Cô bé bán diêm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Hải | Ngày 03/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Cô bé bán diêm thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Giáo viên giảng dạy:
Lê Thị Thanh Tâm
Phạm Thị Hường
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
Han Cri-xti-an An-đec-xen (1805-1875) – nhà văn Đan Mạch.
Ham thích thơ văn từ nhỏ nhưng được học hành rất ít.
Nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em
Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng thương yêu con người, nhất là những người nghèo khổ.

2. Tác phẩm:
“Cô bé bán diêm” là một trong những truyện cổ tích xuất sắc nhất của An-đec-xen.
Đoạn trích (SGK) thuộc phần cuối của câu chuyện.
Nhân vật chính: Cô bé bán diêm.
II. Đọc - Hiểu văn bản
Tham khảo phần đầu câu chuyện:
CÔ BÉ BÁN DIÊM
Đêm giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết rơi liên miên, như hối hả điểm trang cho thành phố vẻ thánh khiết để đón mừng ngày kỷ niệm Chúa Cứu Thế ra đời.
Em bé tay ôm bao giấy đầy những hộp diêm, vừa đi vừa cất giọng rao mời. Lạnh thế mà em phải lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi dép cũ rích của em sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm giấu đi mất.
Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của em sưng tím cả lên. Em bé lê từng bước sát dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng đôi mắt ngây thơ ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa van xin, nửa ngại ngùng. Không hiểu sao em chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi ngày mà đêm nay không ai thèm hỏi đến.
Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố. Em bé bán diêm thấy người mệt lả. Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không còn chút cảm giác. Em thèm được về nhà nằm cuộn mình trên chiếc giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh.
Nhưng nghĩ đến những lời đay nghiến, những lằn roi vun vút của người cha, em bé rùng mình hối hả bước mau. Được một lát, em bắt đầu dán mắt vào những ngôi nhà hai bên đường. Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng và trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh với những quà bánh đầy màu sắc. Có nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác em nuốt nước miếng, mắt hoa lên, tay chân run bần bật, em thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Đưa tay lên ôm mặt, em thất thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng Chúa ra đời...
Đọc tiếp phần tiếp theo (SGK).

Tìm hiểu các chú thích
Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm.
Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
Phần thứ nhất: Hòan cảnh của cô bé bán diêm.
Phần thứ hai (trọng tâm): Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.
Phần thứ ba: Cái chết thương tâm của em bé bán diêm.

Phần trọng tâm có thể chia thành 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm. Bốn lần đầu, mỗi lần quẹt một que diêm. Lần thứ năm quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.
Cô bé bán diêm trong
đêm giao thừa

? Tìm trong đoạn trích những chi tiết cho thấy gia cảnh của cô bé bán diêm?
a) Gia cảnh:
Mẹ chết, sống với bố, bà nội cũng đã qua đời.
Nhà nghèo, sống chui rúc trong một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.
Bố khó tính, em luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.
Phải đi bán diêm kiếm sống.

? Câu chuyện diễn ra ở đâu? Vào thời điểm nào?

Thời điểm ấy ở các nước Bắc Âu thời tiết như thế nào?
b) Bối cảnh:
Đêm giao thừa: gió rét, tuyết rơi.
Đường phố vắng vẻ.

(Truyện được đặt vào bối cảnh đêm giao thừa, ngoài đường phố rét buốt. Ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch, vào dịp này thời tiết rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống tới âm vài chục độ, tuyết rơi dày đặc).

? Liệt kê những hình ảnh tương phản
(đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé.
c) Các hình ảnh đối lập:

Cái xó tối tăm em chui rúc hiện nay


Trời đông giá rét tuyết rơi

Ngoài đường lạnh buốt và tối đen


Em bé bụng đói cả ngày chưa ăn uống gì

Ngôi nhà có dây trường xuân năm xưa khi bà còn sống

Cô bé đầu trần, chân đi đất

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn

Trong phố sực nức mùi ngỗng quay



Nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh tương phản có lựa chọn nhằm làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của em bé.
2. Thực tế và mộng tưởng
? Cô bé đã quẹt diêm mấy lần? Mỗi lần lại xuất hiện hình ảnh nào? Tại sao lại xuất hiện hình ảnh đó?
? Chứng minh rằng các mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí.
? Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng?




Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn, sau đó vì hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, đến đây, em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện.
Thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau: khi diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra trong đầu em bé, khi diêm tắt là lúc em trở về với thực tại


Con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, hai bà cháu nắm tay
nhau bay lên trời thuần túy chỉ là mộng tưởng
Các hình ảnh: lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nôen
gắn với thực tế

? Trong buổi sáng đầu năm ấy, thái độ của mọi người khi thấy cô bé chết rét trong đêm giao thừa như thế nào?
3. Cái chết của cô bé bán diêm trong con mắt mọi người
Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà - em bé chết ở xó tường.

Mọi người dửng dưng nhìn bao diêm đã hết và bảo: “ Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”
Chẳng ai biết những điều kỳ diệu em đã trông thấy và cảnh huy hoàng khi hai bà cháu bay lên.

? Từ những chi tiết này cho ta thấy điều gì về thái độ của cả xã hội trước cái chết của cô bé ?

? Qua đó nhà văn muốn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp gì?

Cả xã hội đều vô tình lạnh lùng trước cái chết của em bé nghèo mồ côi

Tác giả muốn gửi đến một thông điệp giàu tính nhân đạo: Hãy yêu thương trẻ thơ, hãy để trẻ thơ được sống hạnh phúc.

Ghi nhớ
Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.

Bài tập củng cố
? Nhận định nào đúng nhất cho nội dung câu chuyện?
a) Kể về số phận bất hạnh của cô bé nghèo mồ côi
b) Gián tiếp nói lên xã hội mà cô bé đang sống là một cõi đời không có tình người
c) Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn
d) Cả 3 nội dung trên đều đúng.



? Cảm nghĩ của em về đoạn kết nói riêng và toàn truyện nói chung?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)