Bài 6. Cô bé bán diêm

Chia sẻ bởi Đinh Hữu Trường | Ngày 03/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Cô bé bán diêm thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

giáo án điện tử dự thi
Người thực hiện: Trần Thị Ngọc
Tổ: Văn
Đơn vị: Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
KIỂM TRA BÀI CŨ
Phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.
Gợi ý: - Lão Hạc là người nông dân lương thiện, giàu T/c, giàu lòng tự trọng.
Bất đắc dĩ lão mới phải bán con vàng( kỉ vật duy nhất còn lại của đứa con trai); lão đau đớn, ân hận, dằn vặt mình….
Lão chọn cái chết dữ dội (do lão qúa nghèo thương con và giàu lòng tự trọng…)
Số phận bi kịch của lão Hạc đại diện cho người nông dân dưới chế độ phong kiến.
Tiết 21
Văn bản
cô bé bán diêm
An- đéc- xen
Nguyễn Minh Hải và Vũ Minh Toàn dịch
I. ĐỌC- TIẾP XÚC VĂN BẢN
1. Đọc – Tóm tắt
Các em hãy lắng nghe…
2. Chú thích
a. Tác giả, tác phẩm
cô bé bán diêm
I. ĐỌC- TIẾP XÚC VĂN BẢN
1. Đọc – Tóm tắt
2. Chú thích
a. Tác giả, tác phẩm
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
Tác giả: An- đéc-xen( 1805-1875) là nhà văn Đan Mạch
Nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
Các T/p của ông đều nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên lòng yêu thương con người nhất là những người nghèo khổ và niềm tin vào cái thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.
Chân dung nhà văn An- đéc- xen
Một số tác phẩm của An-đéc-xen
Tác phẩm: Trích gần hết truyện “Cô bé bán diêm”-
T/p được dịch ra nhiều thứ tiếng.
cô bé bán diêm
I. ĐỌC- TIẾP XÚC VĂN BẢN
1. Đọc – Tóm tắt
2. Chú thích
a. Tác giả, tác phẩm
b. Từ khó: ( SGK)
3. Thể loại:
? Văn bản viết theo thể loại gì? Phương thức biểu đạt chính?
Truyện ngắn ( KC+ MT+ BC)
4. Bố cục
? Chỉ ra bố cục
của văn bản?
P1: Từ đầu… đờ ra: Hình ảnh
cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
P2: Tiếp…thượng đế: Các lần quẹt diêm
và những mộng tưởng của cô bé.
P3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé.
3 phần
? Nhận xét của em về bố cục? Tác dụng.
Kể theo trình tự tự nhiên; hợp lí – dễ theo dõi.
cô bé bán diêm
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
II. PHÂN TÍCH
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
? Gia cảnh của cô bé có gì đặc biệt? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh đó?
- Cô bé có gia cảnh thật đáng thương
? Cô bé xuất hiện vào thời điểm nào? Thời tiết ra sao? Được T/g miêu tả ntn?
-Trong đêm giao thừa giá rét, tuyết phủ khắp nơi, đường phố rất ít người qua lại- Cô bé đầu trần, chân đất “ bụng đói cật rét” tay cầm diêm xuất hiện.
? Thời điểm ấy tác động gì đến con người?
? Công việc của em có thuận lợi không? Em đã quyết định ntn?
- Em chưa bán được bao diêm nào – em không dám về nhà vì sợ bố đánh.
II. PHÂN TÍCH
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
- Cô bé có gia cảnh thật đáng thương
-Trong đêm giao thừa giá rét, tuyết phủ khắp nơi, đường phố rất ít người qua lại- Cô bé đầu trần, chân đất “ bụng đói cật rét” tay cầm diêm xuất hiện.
- Em chưa bán được bao diêm nào – em không dám về nhà vì sợ bố đánh.
? T/g dùng biện pháp nghệ thuật gì để viết? T/d? D/c.
Cảnh sum họp sung
túc trong các ngôi
nhà
Cảnh đơn độc đói rét
của em ở ngoài đường
Nghệ thuật đối lập, tương phản
Nêu bật nỗi khổ cực của em bé bán diêm; gợi niềm thương cảm với người đọc.
? Tình cảm của em như thế nào khi chứng kiến cô bé bán diêm như vậy?
chuyển tiết 22
cô bé bán diêm
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
II. PHÂN TÍCH
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
? Nét độc đáo trong cách viết ở đoạn 2 là gì?
2. Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng của cô bé
THẢO LUẬN 7’
? Câu chuyện được tiếp tục nhờ chi tiết nào được lặp lại? Lặp lại mấy lần?
- Cô bé quẹt diêm 5 lần
Mỗi lần quẹt diêm em thấy gì?
Đó là cảnh tượng như thế nào?
Cơ sở thực tiễn của ảo ảnh đó?
Cho thấy mong ước gì của em bé?
1
2
3
4
5
6
7
? Cách viết đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng có ý nghĩa gì?
Cách viết đan xen giữa thực tế và mộng tưởng:
…em bần thần cả người, lo lắng vì không bán được diêm, bị cha mắng, không có lò sưởi, không có bàn ăn, chỉ thấy phố xá vài người đi lại vội vã trong cái lạnh tê tái.
Ý nghĩa: Làm nổi rõ mong muốn chính đáng và số phận bất hạnh của em; cho thấy sự thờ ơ, vô trách nhiệm của xã hội đối với người nghèo.
? Em nghĩ gì về mong ước của cô bé sau những lần quẹt diêm đó?
Ước mong của em là mong ước chân thành, giản dị, chính đáng của bất kì trẻ em nào trên thế giới.
? Lần cuối em quyết định quẹt hết những que diêm còn lại,
em thấy bà và quyết định đi theo bà. Điều đó có ý nghĩa gì?
Lần cuối: em quyết định quẹt hết diêm… đi theo bà…
Ý nghĩa: Cuộc sống trên trái đất chỉ có đói rét với những người nghèo khổ, chỉ có cái chết mới giải thoát cho họ ; hạnh phúc không có ở trần gian.
cô bé bán diêm
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
II. PHÂN TÍCH
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
2. Thực tế và mộng tưởng
3. Một cảnh thương tâm
? Buổi sáng hôm ấy em bé đã chết …Cảnh tượng ấy gợi cho em cảm xúc gì?
? T/g đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng.
Nghệ thuật đối lập, tương phản
Lên án xã hội vô nhân đạo
? Cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên ở cuối truyện có ý nghĩa gì?
- Cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên … cho thấy lòng nhân hậu của T/g; cho chúng ta chút hi vọng, một niềm vui nhỏ nhoi – giảm bớt niềm thương tâm để đưa cô bé về trời.
Lên án xã hội vô nhân đạo
II. PHÂN TÍCH
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
2. Thực tế và mộng tưởng
3. Một cảnh thương tâm
Nghệ thuật đối lập, tương phản
cô bé bán diêm
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
II. PHÂN TÍCH
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
2. Thực tế và mộng tưởng
3. Một cảnh thương tâm
III. TỔNG KẾT
? Nêu những nét độc đáo về nghệ thuật, nội dung?
- NT: Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, đối lập, tương phản, các tình tiết diễn biến hợp lí.
ND: T/p truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh.
Ghi nhớ: ( SGK)/
Cảnh sống của một bộ phận trẻ em trên thế giới
cô bé bán diêm
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
II. PHÂN TÍCH
III. TỔNG KẾT
IV. LUYỆN TẬP
Ghi lại cảm xúc của em sau khi học xong văn bản
? Nhận định nào nói đúng nhất về truyện : Cô bé bán diêm?
A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa
B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là cõi đời không có tình người.
C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ
D. Cả ba nội dung trên đều đúng
D
? Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của
An- đéc – xen ở truyện Cô bé bán diêm là gì?
A. Sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng với nhau.
B. Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng
C. Sử dụng nhiều từ tượng thanh, tượng hình
D. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng
D
? Em thích nhất chi tiết nào trong truyện? Tại sao?
DẶN DÒ
Học bài
Soạn: Trợ từ, thán từ: K/n; tác dụng, thực hành.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Hữu Trường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)