Bài 6. Cô bé bán diêm

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hạnh | Ngày 03/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Cô bé bán diêm thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

kính chào quý thầy cô và các em !
cô bé bán diêm

(Truyện An-đec-xen)
tiết 21 - 22 :
văn bản : cô bé bán diêm
I - Giới thiệu chung:

1.Tác giả:
An - Đéc -Xen (1805 - 1875).
- Ông sinh ra trong 1 gia đình nghèo, cha là thợ giầy , 1816 thì cha mất. mẹ tái giá , ông phải tự lập để kiếm sống. 1819 được giám đốc nhà hát là Cô-len cấp học bổng để cho học tiếp.
- 1835-1945 là thời kì ông sáng tác nhiều và có chất lượng.
- Truyện của ông nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên lòng thương yêu con người và niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.
Truyện Anđecxen được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới
Truyện Anđecxen được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới
2 ) tác phẩm :
trích truyện ngắn " cô bé bán diêm "
II. Đọc - tìm hiểu chung :
1. Đọc:
2 . Giải thích từ khó
Tiêu tán :
trường xuân :
cây thông nô - en :
....
Cây thông NOEN
Cây trường xuân

Em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét mướt. Em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào 1 góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi. Hết 1 bao diêm thì em đã chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau, mọi người vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm ấy.
3. Bố cục: 3 phần
Đ1: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
Đ2: Những lần quẹt diêm của cô bé.
Đ3: Cái chết của cô bé bán diêm.
4 . Tóm tắt :
a. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm:

-> Hoàn cảnh khắc nghiệt, em bé lẻ loi cô đơn giữa đường phố.
- Em bé bán diêm: nhà nghèo, mồ côi, đầu trần, chân đất, bụng đói, đang dò dẫm., suốt cả ngày không bán được bao diêm nào.
-> Nghệ thuật tương phản, đối lập.
? Hoàn cảnh thật đáng thương, tội nghiệp của cô bé bán diêm: em không chỉ khổ về vật chất, em còn khổ cả về tinh thần.
Iii - phân tích :
- Thời gian: đêm giao thừa.
- Không gian: trong bóng tối, trời rét mướt.

Những cảnh đối lập:
- trời đông giá rét > < cô bé đầu trần chân đất.
-> Nổi bật tình cảnh đáng thương của em bé.
- mọi người tưng bừng đón Tết > < em bé phải đi bán diêm.
- trong phố sực nức mùi ngỗng quay > < em bé đói suốt cả ngày.
- em bé cố gắng bán diêm > < không ai mua diêm cho em.
- quá khứ hạnh phúc > < hiện tại bất hạnh.
- Nỗi đau tinh thần:
+ Mái nhà êm ấm xưa bây giờ là ngôi nhà tồi tàn.
+ Lời mắng chửi suốt cả ngày.
+ Cha đánh.
-> nỗi bất hạnh đáng sợ.
-> Đây có thể là hình ảnh thật về số phận 1 bé thơ đã từng xảy ra trên đất nước Đan Mạch, cũng có thể là do nhà văn tưởng tượng, nhưng nó rất gần gũi với sự thật.
-> Tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ. Nên biết cảm thông với nỗi khổ tâm thương đau của các bạn nhỏ bất hạnh . Biết san sẻ cùng đồng loại cũng là hạnh phúc.
b. Thực tế và mộng tưởng của cô bé bán diêm:
Muốn quẹt 1 que diêm - để sưởi cho đỡ rét 1 chút
- Rất băn khoăn ? sợ bị đánh đòn.
- Quẹt 1 que diêm
? 1 quyết định táo bạo, 1 sự liều lĩnh
Nhân vật có suy nghĩ, hành động
-> sự sáng tạo của nhà văn khi xây dựng nhân vật.
-
Thực tế của em :
Thế giới mộng tưởng:
+ Lần 1: Lò sưởi bằng sắt - toả hơi nóng dịu dàng.
-> Vì rét.
+ Lần 2: Bàn ăn với món ngỗng quay.
-> Vì đói.
+ Lần 3: Cây thông Noen to, rực rỡ.
-> Vì khao khát được đón năm mới.
+ Lần 4: Diêm tắt -Nến bay lên -> Sao trên trời -> câu nói của bà -> Bà mỉm cười; đưa em đi.
-> Bà là người hiền hậu độc nhất đối với em
-" Cháu biết diêm tắt - bà cũng biến mất
- Xin bà đừng bỏ cháu
- Cháu van bà, bà xin Thượng đế.cho cháu về với bà."
-> Ước mong được sống hạnh phúc, có tình yêu thương của bà - Tuyệt vọng trước thực tế: diêm tắt, bà biến mất -> đáng thương.
=> Lên án sự bất công, tàn nhẫn của 1 xã hội thiếu tình yêu thương.
- Yếu tố thần kì của truyện cổ tích, những ước mơ diễn ra phù hợp với quy luật tâm lí.
* Hình tượng ngọn lửa diêm
-> Nghệ thuật ẩn dụ.
Ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình,về tình thương mà ông bà, cha mẹ dành cho con cháu
-> Vẻ đẹp tâm hồn của cô bé: Tâm hồn trong sáng giàu ước mơ.
c. Cái chết của cô bé bán diêm:
- Sáng mùng 1 Tết: tuyết phủ, mặt trời lên, trong sáng, chói chang, mọi người vui vẻ.
"Đó là cái chết không bi lụy. Như là em chưa chết và em không chết".
- 1 em gái đáng yêu: đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười - chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
-> Cái chết của 1 con người toại nguyện.
"Cho đến những dòng cuối cùng của truyện, nhà văn vẫn dùng những hình ảnh đối lập rất đặc sắc".
+ Xuân về hứa hẹn những mầm sống mới >< có 1 em bé chết.
+ Người đã chết trong đêm khuya băng giá >< hình hài vẫn đẹp tươi.
+ Em bé chết vì đói rét >< mọi người dửng dưng vô tình.
-> Nghịch cảnh cuộc đời
-> ý nghĩa tố cáo xã hội.
- Tấm lòng tác giả:
+ Cảm thông, yêu thương chia sẻ với những số phận bất hạnh của con người, trân trọng ngợi ca những ước mơ của họ.
+ Hãy biết san sẻ tình thương, đừng phũ phàng, vô tình trước nỗi đau, những bất hạnh của các em nhỏ.
+ Hãy yêu thương và dành cho trẻ em 1 mái ấm gia đình, hãy biến ánh lửa diêm thành hiện thực.
-> Giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
IV. Tổng kết:
1 ) Nghệ thuật:

+ Đối lập - tương phản
+ Đan xen giữa thực tế và ảo mộng
+ Mang đậm yếu tố cổ tích
2 )Nội dung:

+ Nêu lên số phận bất hạnh của cô bé bán diêm.
+ Gián tiếp lên án xã hội đương thời.
+ Sự cảm thông sâu sắc của tác giả.
V - Luyện tập:
Cô bé bán diêm
Em có cảm nghĩ gì khi học xong tác phẩm này ?
Hãy luôn thắp sáng trái tim bạn bằng ngọn lửa ấm áp đầy yêu thương !
chân thành cám ơn quý thầy cô và các em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)