Bài 6. Cô bé bán diêm

Chia sẻ bởi Tien Tran | Ngày 02/05/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Cô bé bán diêm thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


VĂN BẢN:
CÔ BÉ BÁN DIÊM

An-đéc-xen
I/VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ-TÁC PHẨM:
1/Tác giả: An-đéc-xen <1805-1875> là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
2/Tác phẩm: Sáng tác 1848.
II/PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
1/ Cấu trúc:
Chia 3 phần:
-Phần 1: từ đầu...”cứng đờ ra”:
Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm.
-Phần 2: ... “chầu thượng đế”:
Những mộng tưởng của cô bé.
-Phần 3: còn lại:
Cái chết của cô bé.
2/Nội dung văn bản:
a/ Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm:

-Mồ côi mẹ, gia tài tiêu tán, bà nội hiền từ mất, nơi ở của hai cha con là một xó tối tăm.
-Tình trạng của em: cô đơn, đói rét, luôn bị bố đánh.
Phải tự mình đi bán diêm ở ngoài đường mang tiền về cho bố.
-Cô bé xuất hiện trong đêm giao thừa:
+Mọi nhà đều sáng rực...sực nức mùi ngỗng quay.
+Cô bé đói và rét trong đêm lạnh, sợ cha đánh nếu không bán được bao diêm nào.
-Nghệ thuật:
Đối lập



Đối lập tương phản:

cảnh sung túc>< cảnh cô độc.

*Hoàn cảnh cô độc, đói rét, bị đày ải, khốn khổ và đáng thương.

Liên hệ: Một số hình ảnh trẻ em lang thang ở Việt Nam
Liên hệ: Một số hình ảnh trẻ em lang thang ở Việt Nam
Liên hệ: Một số hình ảnh trẻ em lang thang ở Việt Nam
b/ Những mộng tưởng của cô bé bán diêm:
Cô bé đã quẹt diêm 5 lần, mỗi lần quẹt diêm cô đều mộng tưởng:
*Lần quẹt diêm thứ nhất:
Mộng thấy ngồi trước
lò sưởi rực hồng.

Mong ước được sưởi
ấm trong ngôi nhà của
mình.
Đối lập: Thực tế chẳng
có bếp lửa hồng nào.



*Lần quẹt diêm thứ hai:
Mộng thấy phòng ăn thịnh soạn có ngỗng quay vì đang đói khát.

Mong được ăn ngon
trong ngôi nhà của mình.
Đối lập:Thực tế chẳng
có bàn ăn thịnh soạn chỉ
có phố xá vắng tanh.

*Lần quẹt diêm thứ ba:
Mộng thấy cây thông
Nô-en với những ngọn
nến lung linh.
Mong được vui đón
Nô-en
Đối lập: thực tế chẳng
có cây thông Nô-en nào.



*Lần quẹt diêm thứ tư:
Mơ thấy bà nội hiện về.

Mong được ở mãi bên
bà để được bà thương
yêu che chở.
*Lần quẹt diêm thứ 5:
Khi tất cả các que diêm được quẹt lên:
Cô bé thấy được bay
lên cùng bà, có ý nghĩa:
Giải phóng cuộc đời đói
rét,nghèo khổ bất hạnh.

Cuộc đời bị đói rét luôn
khao khát được ấm no
hạnh phúc.
c/ Cái chết của cô bé bán diêm:

-Chết vì đói và rét.
-Một cái chết vô
tội,thương tâm trước
sự vô tâm, tàn nhẫn
Của người đời.





Câu hỏi: Đối với trẻ mồ côi, bất hạnh chúng ta cần phải làm gì?


Trả lời: Đối với trẻ mồ côi, bất hạnh chúng ta cần phải bảo vệ, che chở, chia sẻ và đùm bọc những đứa bé mồ côi,

III/TỔNG KẾT:
*Nghệ thuật: yếu tố thật-ảo, đối lập tương phản, tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
*Nội dung: Cuộc đời cô bé bán diêm bất hạnh. Xã hội lạnh lùng không che chở cho tâm hồn trẻ thơ bất hạnh
Xin chân thành cảm ơn
* Qúi thầy cô
* Các em học sinh
đã tham dự tiết dạy và học hôm nay !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tien Tran
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)