Bài 6. Cô bé bán diêm
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Đàm Vi |
Ngày 02/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Cô bé bán diêm thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
An-đéc-xen(1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với truyện kể cho trẻ em. Những tác phẩm của ông đã trở nên quen thuộc và gần gũi với bạn đọc khắp năm châu như: “Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới cho hoàng đế,…” Trong số đó phải kể đến câu chuyện “Cô bé bán diêm” là một tác phẩm nổi tiếng để thể hiện lòng cảm thông sâu sắc của tác giả đối với một em bé bán diêm có số phận bất hạnh, qua đó thấy được lòng nhân đạo của tác giả đối với những em bé nghèo khổ.
Không khí đón giao thừa ở một con phố nhỏ trên đất nước Đan Mạch được đưa đến với người đọc thông qua câu chuyện.
Ngoài đường trời rét mướt, tuyết rơi phủ kín mặt đất nhưng “cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay” mọi người đang náo nức chờ đón giao thừa, chờ đón một năm mới. Đối lập với những hình ảnh đó là hình ảnh của một cô bé bán diêm “đầu trần, chân đi đất đang ngồi nép trong một góc tường giữa hai ngôi nhà cao to” bụng đói vì cả ngày chưa được ăn uống gì. Đó là một cô bé có hoàn cảnh hết sức tội nghiệp, mẹ chết sớm, bà nội qua đời, em phải sống: “chui rúc trong một xó tối tăm trên gác xép, mái nhà cùng với người bố nát rượu và khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”. Hàng ngày, em phải lang thang trên phố đi bán diêm để kiếm sống. Trong đêm giao thừa khi mọi người đang rất hạnh phúc trong ngôi nhà ấm cúng thì em phải chịu cảnh: “bụng đói, cật rét” lang thang trên phố không dám về nhà, sợ bố mắng vì cả ngày chẳng bán được bao diêm nào.
Như vậy, chỉ qua vài lời giới thiệu thông qua những ý nghĩ của em, đặc biệt là cách sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, An-đéc-xen đã làm nổi bật tình cảnh khốn khó của em bé, sự đói rét và cô đơn. Qua đó, giúp người đọc hình dung ra được sự bất công của xã hội đương thời.
Tuy nhiên, sự thành công của câu chuyện không chỉ ở bức tranh hiện thực mà còn ở thế giới mộng tưởng được An-đéc-xen xây dựng rất thành công ở phần cuối tác phẩm. Thế giới mộng tưởng ấy được bắt đầu từ những hồi ức của cô bé và những ngày tháng đẹp đẽ và được sống hạnh phúc: “trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh với người bà hiền hậu và những đêm giao thừa ấm cúng”. Nhưng thế giới mộng tưởng đó được hiện lên thật rõ nét khi cô bé quẹt những que diêm để sưởi ấm.
Lần thứ nhất, cô bé quẹt diêm trong ánh sáng của que diêm thứ nhất hiện lên một chiếc lò sưởi bằng đồng bóng nhoáng. Lần thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh, có con ngỗng quay trên lưng cắm dao ăn, phuốc-sét tiến về phía em đã hiện lên trong ánh sáng của que diêm thứ hai vì vào lúc này em đang rất đói. Hình ảnh cây thông Nô-en với hàng trăm ngọn nến sáng rực hiện lên trong ánh sáng của que diêm thứ ba trong lần quẹt diêm thứ ba của cô bé vì em muốn được đón giao thừa như bao người khác. Trong lần quẹt diêm cuối cùng, hình ảnh của bà nội hiền từ và nhân hậu đã hiện lên trong ánh sáng của que diêm thứ tư vì lúc này cô bé rất cô đơn và đang khao khát có được tình thương yêu.
Chỉ có điều khi que diêm cháy hết thì những ảo ảnh đó cũng tan biến hết trả lại em với hiện thực phũ phàng. Nhưng điều kì lạ là những mộng tưởng ấy đã đánh thức niềm khao khát trong cô bé ; khao khát được sống cùng bà, được sống trong yêu thương, muốn thoát khỏi khổ cực để rồi cô bé đã quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao để giữ hình ảnh của bà ở lại, được bà cầm tay bay vút lên cao, cao mãi về chầu thượng đế. Bằng ngòi bút nhân đạo và trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn đã miêu tả cái chết của cô bé bán diêm thật huy hoàng, hạnh phúc. Chết mà đôi môi vẫn đang mỉm cười một cách mãn nguyện. Bởi tất cả những gì em đã thấy qua ánh lửa diêm trong giây phút cuối cùng.
Câu chuyện “Cô bé bán diêm” cho chúng ta thấy rõ tình cảnh khốn khổ, sự đói rét, hoàn cảnh đáng thương của một cô bé bán diêm. Thấy rõ được lòng thương cảm, nhân đạo của tác giả đối với cô bé bán diêm và những em bé cùng khổ. Thông qua đó, nhà văn An-đéc-xen muốn gửi tới mỗi chúng ta một thông điệp: Hãy yêu thương con trẻ, dành cho chúng một cuộc sống bình yên và hạnh phúc; hãy biến những mộng tưởng đằng sau ánh lửa lóe lên của cô bé bán diêm thành hiện thực. Tất cả những điều đó đã làm nổi bật lên giá trị sâu sắc của tác phẩm.
Không khí đón giao thừa ở một con phố nhỏ trên đất nước Đan Mạch được đưa đến với người đọc thông qua câu chuyện.
Ngoài đường trời rét mướt, tuyết rơi phủ kín mặt đất nhưng “cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay” mọi người đang náo nức chờ đón giao thừa, chờ đón một năm mới. Đối lập với những hình ảnh đó là hình ảnh của một cô bé bán diêm “đầu trần, chân đi đất đang ngồi nép trong một góc tường giữa hai ngôi nhà cao to” bụng đói vì cả ngày chưa được ăn uống gì. Đó là một cô bé có hoàn cảnh hết sức tội nghiệp, mẹ chết sớm, bà nội qua đời, em phải sống: “chui rúc trong một xó tối tăm trên gác xép, mái nhà cùng với người bố nát rượu và khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”. Hàng ngày, em phải lang thang trên phố đi bán diêm để kiếm sống. Trong đêm giao thừa khi mọi người đang rất hạnh phúc trong ngôi nhà ấm cúng thì em phải chịu cảnh: “bụng đói, cật rét” lang thang trên phố không dám về nhà, sợ bố mắng vì cả ngày chẳng bán được bao diêm nào.
Như vậy, chỉ qua vài lời giới thiệu thông qua những ý nghĩ của em, đặc biệt là cách sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, An-đéc-xen đã làm nổi bật tình cảnh khốn khó của em bé, sự đói rét và cô đơn. Qua đó, giúp người đọc hình dung ra được sự bất công của xã hội đương thời.
Tuy nhiên, sự thành công của câu chuyện không chỉ ở bức tranh hiện thực mà còn ở thế giới mộng tưởng được An-đéc-xen xây dựng rất thành công ở phần cuối tác phẩm. Thế giới mộng tưởng ấy được bắt đầu từ những hồi ức của cô bé và những ngày tháng đẹp đẽ và được sống hạnh phúc: “trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh với người bà hiền hậu và những đêm giao thừa ấm cúng”. Nhưng thế giới mộng tưởng đó được hiện lên thật rõ nét khi cô bé quẹt những que diêm để sưởi ấm.
Lần thứ nhất, cô bé quẹt diêm trong ánh sáng của que diêm thứ nhất hiện lên một chiếc lò sưởi bằng đồng bóng nhoáng. Lần thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh, có con ngỗng quay trên lưng cắm dao ăn, phuốc-sét tiến về phía em đã hiện lên trong ánh sáng của que diêm thứ hai vì vào lúc này em đang rất đói. Hình ảnh cây thông Nô-en với hàng trăm ngọn nến sáng rực hiện lên trong ánh sáng của que diêm thứ ba trong lần quẹt diêm thứ ba của cô bé vì em muốn được đón giao thừa như bao người khác. Trong lần quẹt diêm cuối cùng, hình ảnh của bà nội hiền từ và nhân hậu đã hiện lên trong ánh sáng của que diêm thứ tư vì lúc này cô bé rất cô đơn và đang khao khát có được tình thương yêu.
Chỉ có điều khi que diêm cháy hết thì những ảo ảnh đó cũng tan biến hết trả lại em với hiện thực phũ phàng. Nhưng điều kì lạ là những mộng tưởng ấy đã đánh thức niềm khao khát trong cô bé ; khao khát được sống cùng bà, được sống trong yêu thương, muốn thoát khỏi khổ cực để rồi cô bé đã quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao để giữ hình ảnh của bà ở lại, được bà cầm tay bay vút lên cao, cao mãi về chầu thượng đế. Bằng ngòi bút nhân đạo và trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn đã miêu tả cái chết của cô bé bán diêm thật huy hoàng, hạnh phúc. Chết mà đôi môi vẫn đang mỉm cười một cách mãn nguyện. Bởi tất cả những gì em đã thấy qua ánh lửa diêm trong giây phút cuối cùng.
Câu chuyện “Cô bé bán diêm” cho chúng ta thấy rõ tình cảnh khốn khổ, sự đói rét, hoàn cảnh đáng thương của một cô bé bán diêm. Thấy rõ được lòng thương cảm, nhân đạo của tác giả đối với cô bé bán diêm và những em bé cùng khổ. Thông qua đó, nhà văn An-đéc-xen muốn gửi tới mỗi chúng ta một thông điệp: Hãy yêu thương con trẻ, dành cho chúng một cuộc sống bình yên và hạnh phúc; hãy biến những mộng tưởng đằng sau ánh lửa lóe lên của cô bé bán diêm thành hiện thực. Tất cả những điều đó đã làm nổi bật lên giá trị sâu sắc của tác phẩm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Đàm Vi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)