Bài 6. Chị em Thúy Kiều
Chia sẻ bởi Bùi Thị Bích Hồng |
Ngày 08/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Chị em Thúy Kiều thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
MÔN NGỮ VĂN
BÀI CHỊ EM THUÝ KIỀU
Trân trọng kính chào các thầy cô giáo
cùng các em học sinh
Giáo viên thực hiện: BÙI THỊ BÍCH HỒNG -Ngày 16 tháng 9 năm 2009
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy trình bày những thành công về nghệ thuật của Truyện Kiều.
Đáp án: Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diệnngôn ngữ, thể loại: Với Truyện Kiều,ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.Với Truyện Kiều,nghệ thuật tự sự đã có những phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên,khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí con người.
CHỊ EM THÚY KIỀU
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
+ Vị trí : Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm
+ Kết cấu: Bốn đoạn
- Giới thiệu chung về hai chị em
- Giới thiệu về Thuý Vân
- Giới thiệu về Thuý Kiều
- Phẩm hạnh hai chị em
Hãy trình bày vị trí và kết cấu đoạn trích ?
Tuần6- Tiết 27
II/ Phân tích :
Bằng bút pháp ước lệ, phép tu từ so sánh và ẩn dụ, tác giả giới thiệu vẻ đẹp thanh cao, trong sáng, hoàn mỹ nhưng cũng rất khác biệt của Thuý Kiều và Thuý Vân.
Vẻ đẹp chung của hai chị em Kiều và Vân được tác giả giới thiệu như thế nào ?
Em nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ?
1/ Giới thiệu chung về hai chị em:
2/ Vẻ đẹp củaThuý Vân
Vẻ đẹp cao sang quí phái của Thuý Vân được miêu tả cụ thể bằng bút pháp ước lệ, phép liệt kê, so sánh (khuôn mặt tròn đầy đặn, da trắng, lông mày cong và hơi đậm,miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc), phép nhân hoá
( thua, nhường) hứa hẹn một cuộc đời bình yên hạnh phúc.
2/ Vẻ đẹp của Thuý Vân:
Hãy tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân ?
Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả vẻ đẹp đó?
Em có cảm nhận như thế nào
về cuộc đời của Thuý Vân qua
các từ “thua”,”nhường”?
12
6
9
3
11
10
8
7
5
4
2
1
Thảo luận nhóm
Câu hỏi: Theo em, tại sao khi giới thiệu gia cảnh Thuý Kiều,
tác giả lần lượt giới thiệu từ chị đến em nhưng khi miêu tả vẻ
đẹp của hai nàng, tác giả lại tả Vân trước, Kiều sau? phải chăng là vì Vân đẹp hơn Kiều
Đáp án: Tác giả muốn lấy Vân làm nền để nêu bật lên vẻ đẹp và tài năng của Kiều : Vân đã đẹp hoàn mỹ như vậy nhưng Kiều còn xuất sắc hơn.
3/ Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều:
Vẻ đẹp: sắc sảo, mặn mà của Kiều được miêu tả khái quát: Đôi mắt đẹp trong sáng như làn nước mùa thu.Đôi mày thanh tú,rạng rỡ như nét núi mùa xuân.Một nét đẹp khiến hoa ghen,liễu hờn; nhan sắc nghiêng nước,nghiêng thành=> tuyệt thế giai nhân.
Vẻ đẹp của Thuý Kiều được tác giả miêu tả như thế nào? Bằng bút pháp nghệ thuật gì ?
3/ Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều:
Tài năng đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm phong kiến “ Cầm, kỳ, thi, họa”
=> Dự đoán kiếp người hồng nhan bạc mệnh.
Thuý Kiều có những tài năng gì, tài nào là đặc biệt nhất?
Cảm nhận của em về tài đàn của Kiều , đặc biệt là ” Thiên bạc mệnh” do Kiều sáng tác. Cùng với các từ” hờn”, “ghen” khi miêu tả vẻ đẹp của Kiều, em thấy tác giả có dự cảm thế nào về số phận của Kiều sau này?
4/ Phẩm hạnh của hai chị em:
Thuý Kiều và Thuý Vân có nếp sống gia phong,khuôn phép , đứng đắn và chuẩn mực .
Em có nhận xét gì về phẩm hạnh của hai chị em Kiều qua bốn câu thơ cuối ?
III/ Tổng kết
Ghi nhớ : SGK/83
Em học tập được gì về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích?
Qua hai bức chân dung Thuý Kiều và Thuý Vân, hãy chứng tỏ n đạo của tác giả?
Bài tập
1. Qua đoạn trích chị em Thuý Kiều, em nhận thấy cảm hứng nào là chủ đạo của Nguyễn Du?
A. Nhân đạo
B. Hiện thực
C. Phê phán
D. Nhân văn
2. Nguyễn Du tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau là vì:
A. Thúy Vân xinh đẹp hơn Thúy Kiều
B. Thúy Vân sẽ hạnh phúc hơn Thúy Kiều
C. Lấy vẻ đẹp Thúy Vân làm nền để bật lên vẻ đẹp Kiều.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Bài tập trắc nghiệm
3. Truyện Kiều thành công nhất ở thể thơ gì?
A.Đường luật
B. Lục bát
C. Tự do
D. Song thất lục bát
4. Truyện Kiều được sáng tác bằng loại văn tự
nào?
A.Chữ Hán
B. Chữ Quốc ngữ
C. Chữ Nôm
D. Cả 3 ý trên
Bài tập trắc nghiệm
5. Đề tài của tác phẩm truyện Kiều là:
A. Tình yêu đôi lứa trong xã hội phong kiến.
B. Tình cảm gia đình trong xã hội xưa
C. Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
D. Cả A, B, C đều đúng
6. Bút pháp nghệ thuật chủ yếu mà tác giả sử dụng trong việc miêu tả chị em Thuý Kiều là?
A.Tả thực
B. Ước lệ
C. Tả cảnh ngụ tình
D. Gợi tả
Bài tập trắc nghiệm
CHỊ EM THÚY KIỀU
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
I/ Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
II/ Vị trí và kết cấu của đoạn trích:
III/ Phân tích:
1/ Vẻ đẹp chung của hai chị em:
Bằng bút pháp ước lệ, phép tu từ so sánh và ẩn dụ, tác giả giới thiệu vẻ đẹp thanh cao, trong sáng, hoàn mỹ nhưng cũng rất khác biệt của Thuý Kiều và Thuý Vân.
2/ Vẻ đẹp của Thuý Vân: Vẻ đẹp cao sang quí phái của Thuý Vân được miêu tả cụ thể bằng bút pháp ước lệ, phép liệt kê, so sánh (khuôn mặt tròn đầy đặn, da trắng, lông mày cong và hơi đậm, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc), phép nhân hoá ( thua, nhường) hứa hẹn một cuộc đời bình yên hạnh phúc.
3/ Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều: Vẻ đẹp sắc sảo,mặn mà của Kiều được miêu tả khái quát: Đôi mắt đẹp trong sáng như làn nước mùa thu.Đôi mày thanh tú,đẹp như nét núi mùa xuân.Một nét đẹp khiến hoa ghen,liễu hờn;nhan sắc nghiêng nước, nghiêng thành=> tuyệt thế giai nhân.
Tài năng đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm phong kiến
“ Cầm, kỳ, thi, họa”=> Dự đoán kiếp người hồng nhan bạc mệnh
4/ Phẩm hạnh của hai chị em: Thuý Kiều và Thuý Vân có nếp sống gia phong,khuôn phép , đứng đắn và chuẩn mực
IV/ Tổng kết: Ghi nhớ/ SGK/83
Tuần6- Tiết 27
Hướng dẫn tự học
1/ Bài vừa học:
-Thuộc lòng đoạn trích
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều qua đoạn trích
2/ Bài sắp học: Soạn” Cảnh ngày xuân”
- Vị trí và kết cấu của đoạn trích
- Khung cảnh mùa xuân và cảnh lễ hội được tác giả miêu tả như thế nào qua đoạn trích
CHỊ EM THÚY KIỀU
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
I/ Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
II/ Vị trí và kết cấu của đoạn trích:
III/ Phân tích:
1/ Vẻ đẹp chung của hai chị em:
Bằng bút pháp ước lệ, phép tu từ so sánh và ẩn dụ, tác giả giới thiệu vẻ đẹp thanh cao, trong sáng, hoàn mỹ nhưng cũng rất khác biệt của Thuý Kiều và Thuý Vân.
2/ Vẻ đẹp của Thuý Vân: Vẻ đẹp cao sang quí phái của Thuý Vân được miêu tả cụ thể bằng bút pháp ước lệ, phép liệt kê, so sánh (khuôn mặt tròn đầy đặn, da trắng, lông mày cong và hơi đậm, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc), phép nhân hoá ( thua, nhường) hứa hẹn một cuộc đời bình yên hạnh phúc.
3/ Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều: Vẻ đẹp sắc sảo,mặn mà của Kiều được miêu tả khái quát: Đôi mắt đẹp trong sáng như làn nước mùa thu.Đôi mày thanh tú,đẹp như nét núi mùa xuân.Một nét đẹp khiến hoa ghen,liễu hờn;nhan sắc nghiêng nước, nghiêng thành=> tuyệt thế giai nhân.
Tài năng:Đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm phong kiến
“ Cầm, kỳ, thi, họa”=> Dự đoán kiếp người hồng nhan bạc mệnh
4/ Phẩm hạnh của hai chị em: Thuý Kiều và Thuý Vân có nếp sống gia phong,khuôn phép , đứng đắn và chuẩn mực
IV/ Tổng kết: Ghi nhớ/ SGK/83
Tuần6- Tiết 27
Chõn thnh c?m on cỏc th?y cụ giỏo cựng cỏc em h?c sinh
Chúc vui vẻ và hạnh phúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Bích Hồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)