Bài 6. Cảnh ngày xuân
Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Lâm |
Ngày 08/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Cảnh ngày xuân thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Cảnh ngày xuân
(Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du
I. Tìm hiểu chung.
1. Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích gồm 18 câu thơ, nằm ở phàn đầu, từ câu thứ 39 đến câu thơ thứ 56 trong Truyện Kiều.
2. Đọc - Giải thích từ khó.
3. Bố cục:
a- 4 câu đầu: Miêu tả khung cảnh ngày xuân
b - 8 câu tiếp: Miêu tả lễ hội trong tiết Thanh minh.
C - 6 câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
II. Tìm hiểu nội dung đoạn trích.
1. Khung cảnh mùa xuân. (HS đọc 4 câu thơ đầu.)
Theo dõi đoạn thơ, em cho biết mùa xuân được bắt đầu bằng hình ảnh nào? Em chọn cách hiểu hình ảnh đó theo cách nào sau đây?Tại sao?
Mùa xuân được bắt đầu bằng hình ảnh: Con én đưa thoi.
Cách hiểu 1: Giữa bầu trời xuân trong sáng, khí hậu ấm áp, muôn hoa đua nở, những cánh chim én chao liệng như thoi đưa. Một hình ảnh rất đặc trưng của mùa xuân.
Cách hiểu 2: Cảm nhận mùa xuân, ngày vui trôi rất nhanh . Với cái nhìn của tuổi trẻ, nó càng nhanh vì tuổi trẻ và mùa xuân là cơ hội một lần. Câu thơ như thoáng một chút tiếc nuối.
Đáp án: Cả hai cách. Vì
Đó là nguyên tắc của thơ trung đại "tả cảnh ngụ tình": "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
Cách 1 là cảnh: Cảnh mùa xuân rất đặc trưng .
Cách 2 là tình, là chiều sâu của tâm trạng nhân vật trữ tình.
Nếu chọn cách hiểu đó thì theo em câu thơ sử dụng nghệ thật gì?
Nghệ thuật ẩn dụ. Câu thơ thấm đẫm tâmlý người trong cuộc.
Em hiểu câu thơ:"Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi:" như thế nào? Cảm giác và tâm trạng nào của nhân vật được bộc lộ?
Câu thơ diễn tả mùa xuân có 90 ngày với ánh sáng đẹp thì đã trôi qua 60 ngày, đã hết tháng giêng, tháng hai và bước sang tháng ba.
Cách tính thời gian cho thấy mùa xuân đã gần hết.
Cảm giác bất ngờ trước sự trôi chảy rất nhanh của mùa xuân.
Tâm trạng sốt ruột. Hai trăm năm sau Nguyễn Du, Xuân Diệu cũng có một tâm trạng như thế: Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ, Em ơi em, tình non đã già rồi...
Đó là cái tiếc nuối chung của tuổi trẻ, nuối tiếc mùa xuân, nhưng tiếc nuối hơn ấy là tuổi xuân, cái tuổi mà mỗi đời người chỉ có một lần và nó một đi không trở lại.
Câu thơ như còn chứa đựng cả sự khắc khoải, trông chờ cái gì đó chưa đến...
Hai câu thơ còn lại tả gì?
Hai câu còn lại: Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Tả cảnh mùa xuân đang hiện diện.
Dựa vào câu thơ, em hãy vẽ lại bằng lời cảnh em hình dung được?
Thảm cỏ thật non, thật xanh, trải dài tít tắp cuối chân trời, nó làm nền cho bức tranh xuân.Trên cái nền xanh ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng, làm nên một bức tranh xuân có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu về màu sắc. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân, mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống.
Thơ Nguyễn Du thường kiệm lời mà đa nghĩa, theo em, ẩn đằng sau bức tranh xuân tuyệt bút này, còn hình ảnh nào khác?
Một thảm cỏ mênh mông độ rộng hay đó chính là cuộc đời rộng lớn; và trước nó, người con gái mới từ trong "êm đềm trướng rủ màn che" bước ra như có một chút gì ngơ ngác, thấy cái gì cũng mới mẻ, tinh khôi.
2. Cảnh lễ hội ngày xuân.
Có ý kiến cho rằng: Nếu đặt hai câu thơ này trong vườn thơ trung đại " Thì treo giải nhất, chi nhường cho ai". Theo em sự đặc sắc nào về nội dung và nghệ thuật trong câu thơ làm nên " giải nhất" đó?
Về nội dung: Từ câu thơ cổ của Trung Quốc:
Phương thảo liên thiên bích, Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh,Trên cành lê có mấy bông hoa)
Nguyễn Du chỉ đổi lại " điểm hoa" thành "trắng điểm" mà tạo nên sự bất ngờ: Cành lê đem màu trắng, màu sắc của sự tinh khôi e ấp đặt nhẹ nhàng trên thảm cỏ xanh.
Hình ảnh có sức ám ảnh, sức gợi mạnh khiến ta liên tưởng đến nàng Thuý, bông hoa phong nhuỵ mơ màng, ấp ủ biết bao hy vọng, như đem đến cho mùa xuân một nụ cười chúm chím, cho cuộc đời một thứ hương thầm. Chữ "điểm" làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh lại là như thế.
2. Cảnh lễ hội ngày xuân.
Về nghệ thuật:
Câu thơ có ngôn từ thuần việt.
Giàu hình ảnh
Giàu nhạc điệu.
2/Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
Dựa vào chú thích 3 và 4, nhắc lại nội dung lễ và hội như thế nào?
Lễ ở đây là lễ tảo mộ, người ta đi viếng và sửa sang phần mộ người thân.
Hội ở đây là hội đạp thanh, người ta đi du xuân trên đồng quê.
Lễ đi liền hội: lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Cảnh " hội" được tả trước, qua những dòng thơ nào?
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Qua đó, tâm trạng chị em Kiều được bộc lộ như thế nào?
Chị em sắm sửa. là việc không thể không làm, nhưng điều đáng nói nhất là niềm vui tíu tít, rộn ràng, một hạnh phúc lớn lao chưa từng có của những cô gái, lần đầu đi giữa hai mùa xuân: Mùa xuân của thiên nhiên, xuân của lòng người, được hoà vào cái không khí đặc trưng của ngày hội, với những gái lịch, trai thanh.
Chưa đến hội, hai chị em như đã mở hội trong lòng, vội vã, ngất ngây như lâng lâng bay bổng. Tâm hồn họ như hát ca.
Còn khi miêu tả đám đông, nghệ thuật của tác giả có gì đặc biệt?
Sử dụng nhiều từ ghép đẳng lập: Gần xa, nô nức, yến anh, dập dìu, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần.
Sử dụng các danh từ có thể gợi tả sự đông vui của nhiều người cùng đến hội: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.
Sử dụng các động từ gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội: sắm sửa, dập dìu.
Sử dụng các tính từ để thể hiện tâm trạng của người đi hội: gần xa, nô nức.
Sử dụng cách nói ẩn dụ "nô nức yến anh" gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít.
Em thấy hiệu quả của cách miêu tả này như thế nào?
Gợi tả vẻ sinh động của số đông người dự lễ hội.
Từ đó, bức tranh lễ hội nào được gợi lên?
Không khí ngày hội thật rộn ràng, đông vui, náo nhiệt. Người đi lễ, chơi hội là những tài tử giai nhân, trai thanh gái lịch đều có tâm trạng vui vẻ, náo nức. Đó là sắc thái điển hình của lễ hội tháng ba.
Thực ra là hội trước, lễ sau, cảnh " Lễ " dược miêu tả qua các dòng thơ nào? Qua đó tác giả muốn khắc hoạ một truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa đó là gì?
Ngổn ngang gò đống kéo lên, thoi vàng, vó rắc, tro tiền giấy bay. Người ta rắc rất nhiều những thoi vàng, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất.
Đó là một truyền thống văn hoá tâm linh của các dân tộc phương Đông, một trong những phong tục cổ truyền lâu đời không hoàn toàn mang tính chất mê tín lạc hậu.
Theo em,khi làm sống lại một không khí lễ hội tưng bừng như thế, nhà thơ đã thể hiện tình cảm dân tộc như thế nào?
Yêu quý, trân trọng vẻ đẹp và giá trị của truyền thống văn hoá dân tộc
2. Cảnh lễ hội ngày xuân.
3. Cảnh ba chị em Kiều du xuân trở về.
Cảnh tượng cuối lễ hội được gợi tả bằng những chi tiết thời gian và không gian điển hình nào? Qua đó, em hình dung một cảnh tượng như thế nào?
-Thời gian: chiều tà
Không gian: Khe nước" nao nao dòng nước uốn quanh", cây cầu" nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang".
Cảnh và người ít, thưa vắng.
Cảnh này tương phản như thế nào với cảnh ngày xuân được miêu tả trước đó?
Không còn bát ngát trong sáng
Không còn đông vui náo nhiệt
-Em nhận thấy có điều gì đặc biệt nữa trong việc sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ này?
Một loạt các từ láy: thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ,
Từ đó bức tranh buổi chiều và tâm trạng con người được gợi lên như thế nào?
Cảnh mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.. Tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
Tâm trạng con người, đây là tâm trạng chị em Kiều luyến tiếc, lặng buồn.
Tâm trạng ấy hé mở vẻ đẹp nào trong tâm hồn những thiếu nữ như chị em Kiều( Thảo luận nhóm)
Tha thiếtvới niềm vui cuộc sống.
Nhạy cảm và sâu lắng.
Qua đó, thiện cảm nào của nhà thơ được thể hiện?
Thấu hiểu và đồng cảm với những buồn vui của những con người trẻ tuổi.
Nhận xét về bút pháp nhà văn trong đoạn cuối, em đồng ý với những ý kiến nào?
Tả cảnh gắn với tả tình
Tả cảnh ngụ tình
Tình và cảnh tương hợp
ĐA: cả 3 ý.
Từ bức tranh trên, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của cuộc sống đang diễn ra?
Thiên nhiên tươi đẹp
Con người thân thiện, hạnh phúc.
Em hình dung như thế nào về những con người trẻ tuổi như chị em Kiều?
Tốt đẹp, khát khao hạnh phúc, đáng được hưởng hạnh phúc trong một cuộc sống tốt lành.
3.
Yêu thiên nhiên
Hiểu lòng người
Có tài miêu tả( ít lời mà gợi tả được cảnh sắc riêng và những biến thái của lòng người.)
Bài học đến đây là hết! Chào tạm biệt!
Nhận xét nào đúng với bức tranh chiều tà trong sáu câu thơ cuối?
A. Đẹp nhưng hơi buồn.
B. Nhẹ nhàng, thanh khiết.
C. Đẹp và tươi sáng.
D. ảm đạm và hiu hắt
Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" sử dụng bút pháp nghệ thuật nào là chính?
A. Tả cảnh tinh tế
B. Tả cảnh kết hợp tả tình
C. Tả chân dung độc đáo
D. Tả tình đặc sắc
(Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du
I. Tìm hiểu chung.
1. Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích gồm 18 câu thơ, nằm ở phàn đầu, từ câu thứ 39 đến câu thơ thứ 56 trong Truyện Kiều.
2. Đọc - Giải thích từ khó.
3. Bố cục:
a- 4 câu đầu: Miêu tả khung cảnh ngày xuân
b - 8 câu tiếp: Miêu tả lễ hội trong tiết Thanh minh.
C - 6 câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
II. Tìm hiểu nội dung đoạn trích.
1. Khung cảnh mùa xuân. (HS đọc 4 câu thơ đầu.)
Theo dõi đoạn thơ, em cho biết mùa xuân được bắt đầu bằng hình ảnh nào? Em chọn cách hiểu hình ảnh đó theo cách nào sau đây?Tại sao?
Mùa xuân được bắt đầu bằng hình ảnh: Con én đưa thoi.
Cách hiểu 1: Giữa bầu trời xuân trong sáng, khí hậu ấm áp, muôn hoa đua nở, những cánh chim én chao liệng như thoi đưa. Một hình ảnh rất đặc trưng của mùa xuân.
Cách hiểu 2: Cảm nhận mùa xuân, ngày vui trôi rất nhanh . Với cái nhìn của tuổi trẻ, nó càng nhanh vì tuổi trẻ và mùa xuân là cơ hội một lần. Câu thơ như thoáng một chút tiếc nuối.
Đáp án: Cả hai cách. Vì
Đó là nguyên tắc của thơ trung đại "tả cảnh ngụ tình": "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
Cách 1 là cảnh: Cảnh mùa xuân rất đặc trưng .
Cách 2 là tình, là chiều sâu của tâm trạng nhân vật trữ tình.
Nếu chọn cách hiểu đó thì theo em câu thơ sử dụng nghệ thật gì?
Nghệ thuật ẩn dụ. Câu thơ thấm đẫm tâmlý người trong cuộc.
Em hiểu câu thơ:"Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi:" như thế nào? Cảm giác và tâm trạng nào của nhân vật được bộc lộ?
Câu thơ diễn tả mùa xuân có 90 ngày với ánh sáng đẹp thì đã trôi qua 60 ngày, đã hết tháng giêng, tháng hai và bước sang tháng ba.
Cách tính thời gian cho thấy mùa xuân đã gần hết.
Cảm giác bất ngờ trước sự trôi chảy rất nhanh của mùa xuân.
Tâm trạng sốt ruột. Hai trăm năm sau Nguyễn Du, Xuân Diệu cũng có một tâm trạng như thế: Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ, Em ơi em, tình non đã già rồi...
Đó là cái tiếc nuối chung của tuổi trẻ, nuối tiếc mùa xuân, nhưng tiếc nuối hơn ấy là tuổi xuân, cái tuổi mà mỗi đời người chỉ có một lần và nó một đi không trở lại.
Câu thơ như còn chứa đựng cả sự khắc khoải, trông chờ cái gì đó chưa đến...
Hai câu thơ còn lại tả gì?
Hai câu còn lại: Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Tả cảnh mùa xuân đang hiện diện.
Dựa vào câu thơ, em hãy vẽ lại bằng lời cảnh em hình dung được?
Thảm cỏ thật non, thật xanh, trải dài tít tắp cuối chân trời, nó làm nền cho bức tranh xuân.Trên cái nền xanh ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng, làm nên một bức tranh xuân có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu về màu sắc. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân, mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống.
Thơ Nguyễn Du thường kiệm lời mà đa nghĩa, theo em, ẩn đằng sau bức tranh xuân tuyệt bút này, còn hình ảnh nào khác?
Một thảm cỏ mênh mông độ rộng hay đó chính là cuộc đời rộng lớn; và trước nó, người con gái mới từ trong "êm đềm trướng rủ màn che" bước ra như có một chút gì ngơ ngác, thấy cái gì cũng mới mẻ, tinh khôi.
2. Cảnh lễ hội ngày xuân.
Có ý kiến cho rằng: Nếu đặt hai câu thơ này trong vườn thơ trung đại " Thì treo giải nhất, chi nhường cho ai". Theo em sự đặc sắc nào về nội dung và nghệ thuật trong câu thơ làm nên " giải nhất" đó?
Về nội dung: Từ câu thơ cổ của Trung Quốc:
Phương thảo liên thiên bích, Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh,Trên cành lê có mấy bông hoa)
Nguyễn Du chỉ đổi lại " điểm hoa" thành "trắng điểm" mà tạo nên sự bất ngờ: Cành lê đem màu trắng, màu sắc của sự tinh khôi e ấp đặt nhẹ nhàng trên thảm cỏ xanh.
Hình ảnh có sức ám ảnh, sức gợi mạnh khiến ta liên tưởng đến nàng Thuý, bông hoa phong nhuỵ mơ màng, ấp ủ biết bao hy vọng, như đem đến cho mùa xuân một nụ cười chúm chím, cho cuộc đời một thứ hương thầm. Chữ "điểm" làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh lại là như thế.
2. Cảnh lễ hội ngày xuân.
Về nghệ thuật:
Câu thơ có ngôn từ thuần việt.
Giàu hình ảnh
Giàu nhạc điệu.
2/Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
Dựa vào chú thích 3 và 4, nhắc lại nội dung lễ và hội như thế nào?
Lễ ở đây là lễ tảo mộ, người ta đi viếng và sửa sang phần mộ người thân.
Hội ở đây là hội đạp thanh, người ta đi du xuân trên đồng quê.
Lễ đi liền hội: lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Cảnh " hội" được tả trước, qua những dòng thơ nào?
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Qua đó, tâm trạng chị em Kiều được bộc lộ như thế nào?
Chị em sắm sửa. là việc không thể không làm, nhưng điều đáng nói nhất là niềm vui tíu tít, rộn ràng, một hạnh phúc lớn lao chưa từng có của những cô gái, lần đầu đi giữa hai mùa xuân: Mùa xuân của thiên nhiên, xuân của lòng người, được hoà vào cái không khí đặc trưng của ngày hội, với những gái lịch, trai thanh.
Chưa đến hội, hai chị em như đã mở hội trong lòng, vội vã, ngất ngây như lâng lâng bay bổng. Tâm hồn họ như hát ca.
Còn khi miêu tả đám đông, nghệ thuật của tác giả có gì đặc biệt?
Sử dụng nhiều từ ghép đẳng lập: Gần xa, nô nức, yến anh, dập dìu, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần.
Sử dụng các danh từ có thể gợi tả sự đông vui của nhiều người cùng đến hội: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.
Sử dụng các động từ gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội: sắm sửa, dập dìu.
Sử dụng các tính từ để thể hiện tâm trạng của người đi hội: gần xa, nô nức.
Sử dụng cách nói ẩn dụ "nô nức yến anh" gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít.
Em thấy hiệu quả của cách miêu tả này như thế nào?
Gợi tả vẻ sinh động của số đông người dự lễ hội.
Từ đó, bức tranh lễ hội nào được gợi lên?
Không khí ngày hội thật rộn ràng, đông vui, náo nhiệt. Người đi lễ, chơi hội là những tài tử giai nhân, trai thanh gái lịch đều có tâm trạng vui vẻ, náo nức. Đó là sắc thái điển hình của lễ hội tháng ba.
Thực ra là hội trước, lễ sau, cảnh " Lễ " dược miêu tả qua các dòng thơ nào? Qua đó tác giả muốn khắc hoạ một truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa đó là gì?
Ngổn ngang gò đống kéo lên, thoi vàng, vó rắc, tro tiền giấy bay. Người ta rắc rất nhiều những thoi vàng, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất.
Đó là một truyền thống văn hoá tâm linh của các dân tộc phương Đông, một trong những phong tục cổ truyền lâu đời không hoàn toàn mang tính chất mê tín lạc hậu.
Theo em,khi làm sống lại một không khí lễ hội tưng bừng như thế, nhà thơ đã thể hiện tình cảm dân tộc như thế nào?
Yêu quý, trân trọng vẻ đẹp và giá trị của truyền thống văn hoá dân tộc
2. Cảnh lễ hội ngày xuân.
3. Cảnh ba chị em Kiều du xuân trở về.
Cảnh tượng cuối lễ hội được gợi tả bằng những chi tiết thời gian và không gian điển hình nào? Qua đó, em hình dung một cảnh tượng như thế nào?
-Thời gian: chiều tà
Không gian: Khe nước" nao nao dòng nước uốn quanh", cây cầu" nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang".
Cảnh và người ít, thưa vắng.
Cảnh này tương phản như thế nào với cảnh ngày xuân được miêu tả trước đó?
Không còn bát ngát trong sáng
Không còn đông vui náo nhiệt
-Em nhận thấy có điều gì đặc biệt nữa trong việc sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ này?
Một loạt các từ láy: thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ,
Từ đó bức tranh buổi chiều và tâm trạng con người được gợi lên như thế nào?
Cảnh mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.. Tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
Tâm trạng con người, đây là tâm trạng chị em Kiều luyến tiếc, lặng buồn.
Tâm trạng ấy hé mở vẻ đẹp nào trong tâm hồn những thiếu nữ như chị em Kiều( Thảo luận nhóm)
Tha thiếtvới niềm vui cuộc sống.
Nhạy cảm và sâu lắng.
Qua đó, thiện cảm nào của nhà thơ được thể hiện?
Thấu hiểu và đồng cảm với những buồn vui của những con người trẻ tuổi.
Nhận xét về bút pháp nhà văn trong đoạn cuối, em đồng ý với những ý kiến nào?
Tả cảnh gắn với tả tình
Tả cảnh ngụ tình
Tình và cảnh tương hợp
ĐA: cả 3 ý.
Từ bức tranh trên, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của cuộc sống đang diễn ra?
Thiên nhiên tươi đẹp
Con người thân thiện, hạnh phúc.
Em hình dung như thế nào về những con người trẻ tuổi như chị em Kiều?
Tốt đẹp, khát khao hạnh phúc, đáng được hưởng hạnh phúc trong một cuộc sống tốt lành.
3.
Yêu thiên nhiên
Hiểu lòng người
Có tài miêu tả( ít lời mà gợi tả được cảnh sắc riêng và những biến thái của lòng người.)
Bài học đến đây là hết! Chào tạm biệt!
Nhận xét nào đúng với bức tranh chiều tà trong sáu câu thơ cuối?
A. Đẹp nhưng hơi buồn.
B. Nhẹ nhàng, thanh khiết.
C. Đẹp và tươi sáng.
D. ảm đạm và hiu hắt
Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" sử dụng bút pháp nghệ thuật nào là chính?
A. Tả cảnh tinh tế
B. Tả cảnh kết hợp tả tình
C. Tả chân dung độc đáo
D. Tả tình đặc sắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Ngọc Lâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)