Bài 6. Cảnh ngày xuân

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Nam | Ngày 08/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Cảnh ngày xuân thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Xin hân hạnh đón
chào quý thầy cô về dự
giờ học của lớp
Nguyễn Ngọc Nam - trường THCS Thanh An
Bài cũ:
Hãy đọc thuộc đoạn trích: "Chị em Thuý Kiều" .
Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn trích ?

=> Sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, kết hợp hoán dụ, ẩn dụ, khoa trương, dùng điển cố...
Chị em Thuý Kiều
Tiết 29:
I/ Đọc tìm hiểu chung
1, Từ khó: sgk
2, Vị trí đoạn trích:
Dựa vào chú thích, hãy xác
định vị trí của trích đoạn
Từ câu 39 đến câu 56
Cảnh ngày xuân
3, Bố cục:
Căn cứ vào mạch tự sự có thể chia đoạn trích mấy phần ? Nội dung của từng phần?
3 phần:
4 câu đầu: bức tranh mùa xuân.
8 câu tiếp: Cảnh đi du xuân.
6 câu còn lại: chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
II/ Tìm hiểu chi tiết:

1, Bức tranh thiên nhiên mùa xuân:
Hai câu thơ mở đầu, mùa xuân
được cảm nhận qua những
tín hiệu, chi tiết nào ?
- Con én đưa thoi.
2 câu đầu:
- Thiều quang - đã ngoài sáu mươi
ở hai câu này tác giả đã sử
dụng hình thức nghệ thuật gì ?
Em có nhận xét gì về cách
dùng từ "Thiều quang" ?
* Nghệ thuật: dùng thủ pháp ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, hoán dụ
Qua đó gợi cho em bước đi
thời gian như thế nào ?
=> Thời gian trôi đi mau lẹ, một không gian mùa xuân thật ấm áp.
2 câu tiếp:
Cảnh sắc mùa xuân tiếp tục
được ghi nhận qua những, hình
ảnh, tín hiệu gam màu nào ?
- Cỏ non xanh, cành lê trắng điểm
Phương thảo thiên chi bích
Lê chi sổ điểm hoa.
Câu thơ của Nguyễn Du với câu thơ
sau giống, khác nhau ở chỗ nào?
"Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời"
Từ đây em có nhận xét gì về nghệ thuật
tả cảnh Nguyễn Du ? Tác dụng ?
* NT: Kết hợp máu sắc hài hoà, sử dụng bút pháp trượng trưng, chấm phá, điểm xuyết.
Bức thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức
Sống, vừa khoáng đạt, trong trẻo, hài hoà
Sắc màu
2, Cảnh trẩy hội mùa xuân.
Nguyễn Du đã giới thiệu "lễ" và "hội" gì
trong tiết thanh minh. Qua đó thể hiện điều gì?
Lễ tảo mộ - hội đạp thanh
=> Thể hiện được nét đẹp hình thức sinh hoạt văn hoá tâm linh từ bao đời.
Em có nhận xét gì về nhịp thơ và
cách sử dụng từ ngữ của tác giả ?
* NT: Nhịp thơ nhanh, gấp gáp; dùng các từ láy, kết hợp từ Hán Việt với thuần Việt.
Tác dụng của các biện pháp
nghệ thuật này là gì ?
=> Khung cảnh Du xuân sống động, tưng bừng trên khắp miền quê.
Chi em Kiều đi du xuân
3, Chị em Thuý Kiều trở về
Bối cảnh chị em Thuý Kiều trở về được
đặt trong một thời gian, không gian
như thế nào ?
Thời gian: về chiều
Không gian: bên khe nước
Qua đó thử hình dung cảnh vật và tâm
trạng con người lúc này như thế nào ? Vì sao
lại như vây ?
Nhận xét về ngôn từ và nhịp thơ ở đoạn này
* NT: Sử dụng thành công các từ láy tạo hình: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao; nhịp thơ chậm rãi.
=> Cảnh vật đượm buồn. Bước đi chầm chậm của ngày tàn ẩn chứa nỗi niềm man mác bâng khuâng của lòng người trở về.
III/ Tổng kết
1, Nghệ thuật
Bút pháp ước lệ cổ điển kết hợp tả và gợi,
miêu tả chấm phá.
Ngôn ngữ: từ ghép, láy giàu chất tạo hình.
Vừa tả cảnh vừa gởi tình.
2, Nôi dung
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp.
Cảnh Lễ hội rộn ràng, tươi sáng.
Cuộc sống hạnh phúc của chị em Kiều.
Dặn dò: Đọc thuộc,phân tích bốn câu thơ đầu.
Soạn bài "Mã Giám Sinh mua Kiều"

Xin cảm ơn quý thầy cô và các em.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)