Bài 6. Cảnh ngày xuân

Chia sẻ bởi Phan Thi Bao Tran | Ngày 08/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Cảnh ngày xuân thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
ngữ vĂn 9
BÀI CŨ
Câu1: Nhận định nào nói đầy đủ nhất về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”.
a. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và biện pháp lí tưởng hoá nhân vật.
b. Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
c. Sử dụng điển cố và phương pháp đòn bẩy.
d. Cả a-b-c đều đúng.*
Câu 2: Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”. Nêu nội dung chính của văn bản?
d
Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
TIẾT 28 – Văn bản: CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
I. Vị trí đoạn trích :
Xác định vị trí đoạn trích?
- Đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện ( Từ câu 39 – 56) sau đoạn tả tài sắc chị em Thuý Kiều.
- Nội dung: Tả cảnh mùa xuân, cảnh lễ hội, cảnh du xuân của chị em Thuý Kiều.
- Nằm phần đầu truyện
- 18 câu, từ câu39-56.
II. Đọc, tìm hiểu chú thích :
Đây là vb được viết theo thể lục bát tả cảnh mùa xuân nên khi đọc giọng đọc say sưa, nhẹ nhàng, uyển chuyển. Chú ý ngắt nhịp phù hợp, đặc biệt 6 câu cuối cần đọc giọng chậm, sâu lắng, hơi buồn.
III. Tìm hiểu văn bản:
Đoạn thơ có kết cấu mấy phần? Nội dung chính mỗi phần?
3 phần:
- P1: 4 câu đầu -> Khung cảnh ngày xuân.
- P2: 8 câu tiếp -> Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- P3: Còn lại->Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
Từ đó em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của tác giả trong văn bản này ?
- Trình tự thời gian: Sáng-> chiều
- Trình tự miêu tả: Từ khái quát->
cụ thể ( Từ khung cảnh mùa xuân-> lễ hội và con người).
1.Khung cảnh mùa xuân :
Hai câu thơ đầu tác giả miêu tả khung cảnh mùa xuân như thế nào?
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Ngày xuân đã qua đi nhanh như con thoi, đã qua tháng giêng, tháng 2, bây giờ đã là tháng 3.
Hãy chỉ rõ và phân tích những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa
-> cảnh tượng mùa xuân tháng ba được gợi lên với hình ảnh bầu trời trong sáng, mặt đất tươi xanh đầy sức sống, không gian yên ả, thanh bình
? Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Bức tranh xuân hiện lên với những vẻ đẹp nào nổi bật ?
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
->Bút pháp gợi tả, liên tưởng.
=> Bức tranh xuân đẹp, khoáng đãng, giàu sức sống.
2. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
TIẾT 28 – Văn bản: CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
? Trong đoạn thơ, những lễ hội nào được nhắc đến?
Em hình dung được những gì về về lễ tảo mộ và hội đạp thanh trong tiết thanh minh trước đây?
- Lễ tảo mộ: người thân đi dọn dẹp sửa sang phần mộ cho người đã khuất
- Hội Đạp Thanh: Chơi xuân ở chốn đồng quê.
Cảnh lễ hội được tác giả gợi tả qua những hình ảnh, chi tiết nào?
- Gần xa nô nức Yến Anh.
- Chị em…bộ hành chơi xuân.
- dập dìu tài tử giai nhân
- Thoi vàng vó rắc, tro tiền gió bay.
Khi miêu tả cảnh lễ hội tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?
- Dùng những từ loại: đt,tt,dt.
- Biện pháp tu từ: so sánh.
- Cách ngắt nhịp: Biến đổi ở 2 câu lục ( 2/4, 4/2 ngổn ngang )
-> Dùng những từ loại, biện pháp gợi tả.
Cảnh lễ hội được hiện ra như thế nào ?
=>Tấp nập, đông vui, rộn ràng , náo nhiệt.
Ngày xuân ở nước ta rất nhiều lễ hội , hãy kể tên một số lễ hội mùa xuân mà em biết ?
Ngày xuân bên cạnh đi du xuân, người ta còn sắm lễ vật đi tảo mộ nhớ đến người đã khuất . Vậy khi đọc 2 câu thơ
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay.
gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Giữa cảnh du xuân là cảnh người đi tảo mộ. 2 câu thơ gợi lên hình ảnh một vùng mộ địa. Không khí buồn
->Câu thơ ẩn chứa nỗi buồn kín đáo nhanh như gió cuốn thoi vàng, tro tiền gió bay nhẹ giữa trời xuân
3 . Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về :
Cảnh vật, không khí mùa xuân ở 6 câu thơ có gì giống và khác 4 câu thơ đầu ?
* Giống:
Vẫn cảnh xuân, khí xuân,vẫn con người du xuân, ánh nắng xuân…
* Khác:
- Thời gian về chiều “ tà,tà “”
-Cảnh vật xuân buồn
-Con người: Thơ thẩn-> Buồn, tiết nuối.
Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về được tác giả diễn tả qua chi tiết thời gian và không gian nào điển hình?
- Tà tà bóng ngả về tây
- Chị em thơ thẩn dan tay ra về
- Nao nao dòng nước uốn quanh..
Những từ ngữ nào cho thấy tâm trạng của con người đã phủ lên cảnh vật?
Từ láy gợi cảm tà tà, thanh thanh, nao nao, đã bộc lộ tâm trạng con người. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày xuân đang còn mà như linh cảm về điều chảng lành sắp xảy ra.
-> Từ láy, từ gợi hình=> Tâm trạng buồn, cảnh thưa thớt, sự nuối tiếc.
Cảnh xuân ở 6 câu cuối không còn sức sống như 4 câu thơ đầu mà bắt đầu lặng xuống, nhạt dần.Anh nắng nhạt, cảnh vật chuẩn bị chìm vào bóng đêm con người thơ thẩn tiếc nuối ngày xuân đã qua->Đến đây tâm trạng đã nhuốm lên cảnh vật. Đây cũng dự báo những điều không lành sẽ xẩy ra.Và sau đây Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng, khởi đầu giấc mộng tiền đường đeo đẳng suốt 15 năm lưu lạc của Nàng
IV. Tổng kết :
TIẾT 28 – Văn bản: CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
I. Vị trí đoạn trích :
II. Đọc, tìm hiểu chú thích :
III. Tìm hiểu văn bản:
1.Khung cảnh mùa xuân :
2. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
3 . Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về :
IV. Tổng kết :
Nêu những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong đoạn trích ?
1. Nghệ thuật :
- Bút pháp miêu tả đặc sắc.
- Sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình.
- Kết hợp miêu tả ngoại cảnh với nội tâm nhân vật.
Em cảm nhận được điều gì từ đoạn trích trên ?
2 . Nội dung :
- Bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân.
- Cảnh con người trong lễ hội mùa xuân.
CŨNG CỐ
? Đọc diễn cảm đoạn trích ?

- Về nhà học thuộc lòng đoạn thơ, phân tích đoạn thơ theo cảm nhận của bản thân .
- Chuẩn bị bài “ Thuật ngữ”: Đọc kĩ, làm các câu hỏi ở các mục trong sgk;
Nghiên cứu trước ghi nhớ sgk.
DẶN DÒ
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp hs : - Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du, kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng.
- Phương pháp miêu tả kết hợp ngoại cảnh với nội tâm con người diễn đạt bằng thể thơ lục bát làm nên vẻ đẹp nình thức văn bản.
- Rèn kĩ năng phân tích thơ lục bát.
- Giáo dục hs tình yêu thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên.
B .Chuẩn bị:
GV : Nghiên cứu sgk, sgv, đọc một số tài liệu tham khảo, mc.
HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới, vẽ tranh minh hoạ, đồ dung học tập .
C. Phương pháp : - Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.
- Phương pháp đàm thoại, thuyết trình ...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thi Bao Tran
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)