Bài 58. Đa dạng sinh học (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Thương | Ngày 05/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 58. Đa dạng sinh học (tiếp theo) thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Trường TH-THCS Tam L?p
Tổ: THCS
Gv: Bùi Thị Thương
GIÁO ÁN SINH HỌC 7
CHƯƠNG 8:
ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
BÀI 58: ĐA DẠNG SINH HỌC (TT)
Sinh Học 7
Tiết PPCT: 61
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- HS thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở hoang mạc đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do khí hậu phù hợp với mọi loài sinh vật.
- Biết được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống, nguy cơ suy giảm và các biện pháp bảo vệ
2) Kỹ năng:
Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, suy luận.
Kỹ năng hoạt động nhóm.
3) Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên đất nước.
I. ĐA DẠNG SINH HỌC Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
Đọc thông tin SGK và quan sát bảng dưới đây:
Câu hỏi thảo luận:
+ Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện như thế nào?
Đa dạng sinh học thể hiện ở số loài rất nhiều
Câu hỏi thảo luận:
+ Giải thích vì sao trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh với nhau?
+ Tại sao số lượng loài rắn phấn bố ở một nơi lại có thể tăng cao được như vậy?
Các loài cùng chung sống sẽ tận dụng được nguồn thức ăn.
Số lượng loài rắn phân bố ở một nơi có thể tăng cao là do chúng chuyên hóa và thích nghi với điều kiện sống.
Em hãy rút ra nhận xét về sự đa dạng của các loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa, có khác gì so với môi trường đới nóng và đới lạnh?
KẾT LUẬN:
Sự đa dạng sinh học của động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú, số lượng loài nhiều do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật và hơn hẳn so với các môi trường khác.
II. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
MỘT SỐ VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
Sự đa dạng sinh học mang lợi ích gì
về thực phẩm và dựơc phẩm,công
nghiệp,nông nghiệp…. cho
con nguời?

Em hãy đọc thông tin SGK trang 190, kết hợp thực tế để trả lới câu hỏi:
Cung cấp thực phẩm, nguồn dinh dưỡng
chủ yếu cho con người
Dược phẩm: một số bộ phận của động vật
làm thuốc như mật gấu, xương….
Mật gấu là vị thuốc quý chữa :
đau mắt đỏ, viêm kết mạc, viêm
khớp cấp, ho cấp tính,viêm gan,
gan nhiễm mỡ,xơ gan, làm tan
các kén bệnh trong gan,
viêm mật, sỏi mật , loãng mật ...
Mật gấu khô nguyên chất
Nông nhiệp: cung cấp phân bón, sức kéo.
Công nhiệp: cung cấp da, lông,sáp ong,
cánh kiến và các giá trị khác
Áo khoác lông thú
Sáp ong
Đồ mĩ nghệ
III. NGUY CƠ SUY GIẢM VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC
Các em hãy thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm đa dạng
sinh học ở Việt Nam và thế giới?
2) Từ những nguyên nhân trên chúng ta cần phải
làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
Nguyên nhân:
- Do ý thức của con người chưa tốt như : đốt rừng làm nuơng rẫy, săn bắn động vật
- Do nhu cầu phát triển của xã hội: xây dựng đô thị, lấy đất nuôi thủy sản,…
CHẶT PHÁ RỪNG BỪA BÃI VÀ CHÁY RỪNG
Làm mất môi trường sống của động thực vật, là nguyên
nhân dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học

Để bảo vệ đa dạng sinh học chúng ta phải có những biện pháp:
+ Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân.
+ Nghiêm cấm khai thác rừng, săn bắn bừa bãi.
+ Chống ô nhiễm môi trường.
+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và tăng độ đa dạng về loài.
Sóc bay
Gà tiền
Voọc mũi hếch
Voọc ngũ sắc
Gà lôi trắng
Sóc đỏ
Khướu đầu đen
MỘT SỐ ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM
TRONG SÁCH ĐỎ VIỆT NAM
Cần tăng cường xây dựng các
khu bảo tồn thiên nhiên
Dặn dò và chuẩn bị bài sau:
Trả lời tất cả các câu hỏi trong SGK
Kẻ bảng trang 193 SGK
Tìm hiểu các biện pháp đấu tranh sinh học bằng những ví dụ cụ thể.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Thương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)