Bài 58. Đa dạng sinh học (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Vũ Doãn Quỳnh | Ngày 05/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 58. Đa dạng sinh học (tiếp theo) thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Vũ Doãn Quỳnh - Hùng Dũng - Hưng Hà - Thái Bình
Trang bìa
Trang bìa:
SINH HỌC 7 Bài 58. Đa dạng sinh học (tiếp theo) Trường THCS Hùng Dũng - Hưng Hà - Thái Bình GV: Vũ Doãn Quỳnh Kiểm tra
Kiểm tra mở bài:
Những câu khẳng định sau là đúng hay sai ? Hãy tick vào lựa chọn tương ứng.
1. Đa dạng sinh học được biểu hiện rõ nét nhất ở sự phong phú về số lượng cá thể của mỗi loài sinh vật.
2. Môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng là những môi trường có độ đa dạng sinh học thấp.
3. Chỉ có những động vật đới nóng mới có những thích nghi đặc trưng với môi trường.
4. Môi trường (MT) đới nóng gồm 4 kiểu MT: MT xích đạo ẩm, MT nhiệt đới, MT nhiệt đới gió mùa và MT hoang mạc.
GT bài:
Bài 58. Đa dạng sinh học (tiếp theo) I. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa II. Những lợi ích của đa dạng sinh học III. Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học Bản đồ:
I. ĐDSH
ĐDSH ở môi trường nhiệt đới gió mùa:
I. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa * Độ đa dang Hãy theo dõi các đoạn video và quan sát một số hình ảnh giới thiệu sau Video:
:
: Video
Động vật: Một số loài động vật
ĐDSH ở môi trường nhiệt đới gió mùa:
I. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa * Độ đa dang - Số loài động vật cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái đất -> Độ đa dạng cao - Do khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định -> thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật => Thực vật phát triển phong phú -> điều kiện sống đa dạng => Tạo điều kiện cho các loài động vật thích nghi và chuyên hoá cao đối với những điều kiện sống của môi trường Tìm hiểu ví dụ về sự chuyên hoá tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam Đồng ruộng MB: Cảnh đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam
GT 7 loài rắn: 7 loài rắn cùng chung sống
1. Rắn cạp nong 2. Rắn hổ mang 3 Rắn săn chuột (rắn sọc dưa) 4. Rắn giun 5. Rắn ráo 6. Rắn cạp nia 7. Rắn nước Bảng nhu cầu nguồn sống:
Bảng nhu cầu về nguồn sống của 7 loài rắn cùng chung sống trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm
1. Hãy nhận xét về khu vực phân bố, tập tính dinh dưỡng của 7 loài rắn trên ? Từ đó giải thích vì sao 7 loài rắn cùng chung sống mà không cạnh tranh với nhau ? 2. Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao được như vậy ? Đáp án: Đáp án
1. Khu vực phân bố khác nhau Con mồi, thời gian kiếm mồi khác nhau => không cạnh tranh với nhau 2. Điều kiện sống và nguồn sống đa dạng -> mỗi loài thích nghi và chuyên hoá cao -> tận dụng được sự đa dạng của điều kiện sống =>số loài tăng cao II. Lợi ích ĐDSH
Lợi ích ĐDSH:
II. Những lợi ích của đa dạng sinh học - ĐDSH động vật ở Việt Nam => các nguồn tài nguyên về động vật Nguồn tài nguyên này đã đáp ứng những nhu cầu gì cho nhân dân ta ? Nguồn tài nguyên động vật đã cung cấp cho nhân dân ta những gì?
Thực phẩm, sức kéo, dược liệu
Sản phẩm công nghiệp (da, lông, sáp ong, cánh kiến ...)
Nông nghiệp (thức ăn gia súc, phân bón)
Nhiều loài có tác dụng tiêu diệt các loài sinh vật có hại
Nhiều loài có giá trị văn hoá, thể thao (cá cảnh, chim cảnh)
Giống vật nuôi (gia cầm, gia súc và những động vật nuôi khác ...)
Lương thực, giống cây trồng
Thực phẩm: Một số hình ảnh phản ánh lợi ích của ĐDSH
Nông nghiệp, sức kéo: Một số hình ảnh phản ánh lợi ích của ĐDSH
Dược liệu quý: Một số hình ảnh phản ánh lợi ích của ĐDSH
Mật gấu Sừng, nhung hươu Cao hổ Mật ong Sp công nghiệp: Một số hình ảnh phản ánh lợi ích của ĐDSH
Nhựa cánh kiến Sáp ong Tiêu diệt SV có hại: Một số hình ảnh phản ánh lợi ích của ĐDSH
Giá trị văn hoá: Một số hình ảnh phản ánh lợi ích của ĐDSH
Giống vật nuôi: Một số hình ảnh phản ánh lợi ích của ĐDSH
Lợi ích ĐDSH:
- ĐDSH động vật ở Việt Nam => các nguồn tài nguyên về động vật - Nguồn tài nguyên này đã đáp ứng nhu cầu nhiều mặt cho nhân dân ta II. Những lợi ích của đa dạng sinh học - Tài nguyên động vật là tài nguyên chung => quyết định tới sự phát triển bền vững của đất nước III. Nguy cơ suy giảm và ...
Nguyên nhân và biện pháp:
III. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học * Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm độ đa dạng sinh học Sau đây là một số hình ảnh phản ánh hoạt động của con người làm suy giảm đa dạng sinh học Yêu cầu: 1. Hãy cho biết đó là những hoạt động nào ? Hậu quả mà nó gây ra ? 2. Hãy đề ra các biện pháp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học ? Cơ sở khoa học của các biện pháp đó ? Ảnh minh hoạ:
Đốt phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác Du canh, di dân khai hoang,nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô thị 1. 2. Ảnh minh hoạ:
4 3 Săn bắt buôn bán động vật hoang dại, sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu Chất thải các nhà máy, khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển Nguyên nhân và biện pháp:
III. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học * Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm độ đa dạng sinh học: - Đốt phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác - Du canh, di dân khai hoang,nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô thị - Săn bắt buôn bán động vật hoang dại - Sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu - Chất thải các nhà máy, khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển * Để bảo vệ đa dạng sinh học cần - Có các biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật. - Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. Hoạt động: Những nỗ lực của con người
: Xây dựng vườn Quốc gia
: Xây dựng vườn Quốc gia
Kiểm tra
Kiểm tra: Kiểm tra
Hãy chọn rồi kéo và thả những từ hoặc cụm từ thích hợp đặt vào chỗ trống để hoàn chỉnh các nội dung sau ?
a) Ở những môi trường có khí hậu ||thuận lợi|| (những môi trường nhiệt đới) sự thích nghi của động vật là phong phú, ||đa dạng|| nên có ||số loài lớn||. b) Sự thuần hoá, lai tạo động vật đã làm tăng độ đa dạng về đặc điểm sinh học, tăng thêm độ đa dạng về ||loài||, đáp ứng ||mọi yêu cầu|| về các mặt trong đời sống của con người Do vậy, việc bảo vệ đa dạng sinh học là một nhiệm vụ ||quan trọng|| của toàn dân Kết luận chung: Bài 57. ĐA DẠNG SINH HỌC
Ở những môi trường có khí hậu thuận lợi (những môi trường nhiệt đới) sự thích nghi của động vật là phong phú, đa dạng nên có số loài lớn. Sự thuần hoá, lai tạo động vật đã làm tăng độ đa dạng về đặc điểm sinh học, tăng thêm độ đa dạng về loài, đáp ứng mọi yêu cầu về các mặt trong đời sống của con người Do vậy, việc bảo vệ đa dạng sinh học là một nhiệm vụ quan trọng của toàn dân Dặn dò
:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK (trang 191). - Tìm hiểu và cập nhật thêm thông tin về đa dạng sinh học qua báo, đài, tivi... - Soạn bài 59, sưu tầm tranh ảnh tài liệu về biện pháp đấu tranh sinh học DẶN DÒ Em có biết
Mất 1/3 loài SV:
Mất 1/3 số loài SV trong vòng 35 năm

Theo báo cáo của Quĩ Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF), Tổ chức Động vật (ZS) tại London (Anh) và Mạng lưới vết chân toàn cầu (GFN), hoạt động của con người là nguyên nhân chính làm mất đi 1/3 số lượng các loài sinh vật sống trên trái đất trong 35 năm qua.

Từ năm 1995-2005, số loài động vật giảm trung bình 30% và từ năm 1970-2005, số loài sinh vật sống trên cạn giảm 25%, loài sinh vật sống ở nước mặn giảm 28% và các loài sống ở môi trường nước ngọt giảm 29%.

Bản báo cáo này sẽ được trình bày tại hội nghị bàn về các vấn đề bảo vệ, bảo tồn các loài sinh vật và môi trường sống được tổ chức tại thành phố Bonn, Đức, từ ngày 19 đến 30-5 với sự tham dự của hơn 5.000 đại biểu trên toàn thế giới.

Loài linh trưởng biến mất:
Những động vật linh trưởng đang biến mất ở Việt Nam Các nhà khoa học thuộc Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết sự phá hủy môi trường sống, săn bắn và buôn bán thương mại bất hợp pháp là những mối đe dọa chính tới gần 303 trong tổng số 634 loài linh trưởng được biết đến trên thế giới. Xin giới thiệu hình ảnh một số loài linh trưởng đang biến mất ở Việt Nam: Voọc chà vá chân xám Vượn đen má vàng Vượn mông trắng :
Voọc Cát Bà (voọc đầu vàng) Vượn mào đen phương Đông Phim
Linh trưởng:
Hoang mạc hoá:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Doãn Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)