Bài 58. Đa dạng sinh học (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy Hằng | Ngày 05/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 58. Đa dạng sinh học (tiếp theo) thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Các thành viên thực hiện:
Nguyễn Thế Huy
Phạm Sơn Giang
Phạm Duy Thiện
Nguyễn Minh Tuấn
Nguyễn Quốc Phong
Nguyễn Văn Tiến (trưởng nhóm)
Đa dạng sinh học tại Việt Nam
đa dạng sinh học tại việt nam
là gì, làm gì để bảo tồn đa dạng
Sinh học tại việt nam???????????
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống về loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên
Việt Nam là đất nước có sự đa dạng sinh học phong phú với nhiều loài động vật quý hiếm:
Cu Rốc đầu vàng (Megalaina franklini) được phát hiện tại khu vực rừng lá rộng Việt Nam

Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) loài động vật quý hiếm được phát hiện tại Việt Nam

Vọc chà vá chân xám loài linh trưởng cực kỳ quý hiếm trên thế giới chỉ còn 700 đến 1000 con

Một vài tư liệu về sự đa dạng sinh học tại Việt Nam,
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.

Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật.

Việt Nam còn là một trong 10 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những loài được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới.
Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền.

Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã được mô tả.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về đa dạng sinh thái tại Việt Nam:
Việt Nam còn có sự đa dạng về số lượng, thành phần các loài sinh vật





* Trong giai do?n t? 1992-2004, cỏc nh� khoa h?c Vi?t Nam dó cựng v?i m?t s? t? ch?c qu?c t? dó phỏt hi?n thờm 7 lo�i thỳ, 2 lo�i chim m?i cho khoa h?c.

- Sao la Pseudoryx nghetinhensis

- Mang l?n Megamuntiacus vuquangensis

- Bũ s?ng xo?n Pseudonovibos spiralis

- Mang tru?ng son Canimuntiacus truongsonensis

- Mang Pự ho?t Muntiacus puhoatensis

- C?y Tõy nguyờn Viverra taynguyenensis

- Vooc xỏm Pygathrix cinereus

- Th? v?n Isolagus timminsis

- Khu?i Ng?c linh Garrulax ngoclinhensis

- Khu?i d?u den Actinodora sodangonum
V? th?c v?t, trong giai do?n 1993 - 2003, dó cú 13 chi, 222 lo�i v� 30 taxon du?i lo�i dú du?c phỏt hi?n v� mụ t? m?i cho khoa h?c v.v.
Đa dạng về các giống cây trồng tại Việt Nam
Việt Nam còn là quốc gia có các hệ sinh thái phong phú như hệ sinh thái biển, rừng,.... Với nhiều loài động thực vật khác nhau. Sau đây là một vài hình ảnh về đa dạng hệ sinh thái tại Việt Nam
Hệ sinh thái đất ngập nước
Hệ sinh thái đất ngập nước có 39 kiểu, bao gồm:
- Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu
- Đất ngập nước ven biển 11 kiểu
- Đất ngập nước nội địa 19 kiểu
- Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu
Hệ sinh thái biển
- Có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình,
- Trong vùng biển có khoảng 11.000 loài sinh vật
- Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc phức tạp, thành phần loài phong phú.
HÖ sinh th¸i rõng
- Các hệ sinh thái của rừng rất đa dạng: Một số hệ sinh thái điển hình: rừng trên núi đá vôi, rừng rụng lá và nửa rụng lá, rừng thường xanh núi thấp, núi trung bình, núi cao v.v. có giá trị đa dạng sinh học cao và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo tồn DDSH.


Một vài tư liệu về đa dạng các hệ sinh thái tại Việt Nam
Các vườn quốc gia lớn tại Việt Nam cùng các loài động thực vật quý hiếm
Một số hình ảnh về các rừng quốc gia tại Việt Nam (Nguồn: Viện Điều tra quy hoạc rừng)
Sau đây là một clip ngắn về đa dạng sinh hoc tại Việt Nam (cụ thể là đa dạng về các loài động vật). Nguồn: Clip.vn
Tuy là một đất nước có sự đa dạng sinh học phong phú nhưng thiên nhiên Việt Nam lại đang đứng trước nhiều nguy cơ bị đe dọa từ con người
Những hành động sau của con người đã làm tổn hại hệ sinh thái tại Việt Nam
Các nguyên nhân gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học (nguồn nea.gov.vn - tổng cục môi trường Việt Nam)
Các nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học
Loài có thể bị tiêu diệt do một loạt các ảnh hưởng và tác động của con người . Có thể chia thành 2 loại chính: trực tiếp (săn bắn, hái lượm, thuần hoá) và gián tiếp (phá huỷ và biến đổi nơi cư trú).
Săn bắn quá mức là một trong những nguyên nhân trực tiếp rõ ràng nhất gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật, và ảnh hưởng đến một số loài thú lớn, nổi tiếng. Tuy nhiên, trong toàn bộ sự suy giảm đa dạng sinh học, chắc chắn nguyên nhân này không quan trọng bằng các nguyên nhân gián tiếp như phá huỷ và biến đổi nơi cư trú. Săn bắn chỉ ảnh hưởng chọn lọc đối với các loài đã hoặc đang là những nguồn tài nguyên có thể thu hoạch được, điều này rất quan trọng đối với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đa dạng di truyền, biểu hiện bởi sự khác biệt về gen di truyền giữa các quần thể riêng biệt của một loài hoang dã, có thể bị giảm sút do việc loài cùng chịu tác động của những nhân tố giống nhau . Đa dạng di truyền, biểu hiện qua các quần thể vật nuôi, cây trồng, có thể bị giảm sút do việc tạo ra một số lượng lớn; với mức độ đồng nhất cao .
Hầu như bất kỳ dạng hoạt động nào của con người cũng gây biến đổi môi trường tự nhiên. Sự biến đổi này sẽ tác động đến sự phong phú tương đối của loài và trong nhiều trường hợp đặc biệt sẽ dẫn đến sự tuyệt diệt. Kết quả này cũng có thể do nơi cư trú trở nên không thích hợp đối với loài (ví dụ, chặt sạch cây rừng hoặc ô nhiễm nước sông), hoặc do nơi cư trú bị phá vỡ. Ngoài ra còn có ảnh hưởng của sự chia cắt các quần thể loài liền kề trước đây thành các quần thể con nhỏ hơn. Nếu những quần thể này đủ nhỏ, cùng với sự thay đổi các tiến trình, sẽ đưa đến việc gia tăng xác suất tuyệt diệt trong một thời gian tương đối ngắn.
Một số nguyên nhân chính
Sự suy giảm đa dạng sinh học là một vấn đề đang được các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách rất quan tâm. Các loài đang bị tuyệt chủng với tốc độ nhanh nhất được biết đến trong lịch sử địa chất và phần lớn những tuyệt chủng này là do các hoạt động của con người .
Mất và phá huỷ nơi cư trú: thường là kết quả trực tiếp do các hoạt động của con người và sự tăng trưởng dân số, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm loài, quần thể và hệ sinh thái
Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái: chẳng hạn như mất hoặc suy giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học. Ví dụ, nỗ lực loại trừ chó sói châu Mỹ ở miền nam California dẫn đến viêck giảm sút các quần thể chim hót trong vùng. Khi quần thể chó sói châu Mỹ giảm sút, quần thể con mồi của chúng, gấu trúc Mỹ, sẽ tăng lên. Do gấu trúc Mỹ ăn trứng chim, nên khi số lượng chó sói ít hơn thì số lượng gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên, kết quả là số lượng chim hót sẽ ít đi .
Sự nhập nội các loài ngoại lai: có thể phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến các quần thể động vật hoặc thực vật bản địa . Những kẻ xâm chiếm này có thể ảnh hưởng bất lợi cho các loài bản địa do quá trình sử dụng các loài bản địa làm thức ăn, làm nhiễm độc chúng, cạnh tranh với chúng hoặc giao phối với chúng.
Khai thác quá mức (săn bắn quá mức, đánh cá quá mức, hoặc thu hoạch quá mức) một loài hoặc một quần thể có thể dẫn tới sự suy giảm của loài hoặc quần thể đó.
Gia tăng dân số: Đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học là số lượng và tốc độ gia tăng dân số của loài người . Ngày lại ngày, ngày càng nhiều nhiều đòi hỏi ngày càng nhiều không gian sống, tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên và tạo ra ngày càng nhiều chất thải trong khi dân số thế giới liên tục gia tăng với tốc độ đáng báo động.
Ô nhiễm do con người gây ra có thể ảnh hưởng đến mọi cấp độ của đa dạng sinh học.
Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm thay đổi các điều kiện môi trường. Các loài và các quần thể có thể bị suy giảm nều chúng không thể thích nghi được với những điều kiện mới hoặc sự di cư.
Các hình thức để bảo tồn đa dạng sinh học (nguồn nea.gov.vn - tổng cục môi trường Việt Nam)
Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là duy trì các quần thể loài đang tồn tại và phát triển. Công việc này có thể được tiến hành bên trong hoặc bên ngoài nơi sống tự nhiên. Một số chương trình quản lý tổng hợp đã bắt đầu liên kết các hướng tiếp cận cơ bản khác nhau này .
Bảo tồn tại chỗ (Bảo tồn In situ)
- là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng. Trong trường hợp các loài được thuần hoá và canh tác, công việc này được tiến hành tại khu vực mà các giống vật nuôi cây trồng đó hình thành nên đặc tính của mình. [theo CBD]
- là hình thức bảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái vận động tiến hoá của nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên. [theo GBA]
Hiện nay, đối với một bộ phận lớn của đa dạng sinh học trên trái đất, công tác bảo tồn chỉ khả thi khi các loài đó được duy trì trong phạm vi phân bố cũng như ở trạng tự nhiên của chúng. Điều này còn có nhiều ý nghĩa khác như cho phép loài tiếp tục quá trình thích nghi trong tiến hoá và về nguyên tắc đảm bảo cho việc tiếp tục sử dụng các loài (mặc dù điều này đòi hỏi phải có sự quản lý)
Bảo tồn Ex situ
- là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng. [theo CBD]
- là hình thức duy trì các thành phần của đa dạng sinh học tồn tại bên ngoài nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên của chúng. [theo GBA]
Các quần thể đang tồn tại của nhiều sinh vật có thể được duy trì trong canh tác hoặc nuôi giữ. Thực vật có thể được bảo tồn trong ngân hàng hạt giống và các bộ sưu tập mô; các kỹ thuật tương tự cũng được phát triển cho động vật (lưu giữ phôi, trứng, tinh trùng), nhưng khó giải quyết hơn nhiều . Trong mọi trường hợp, bảo tồn ex-situ hiện tại rõ ràng chỉ khả thi đối với một tỷ lệ sinh vật nhỏ. Công việc này đòi hỏi chi phí rất lớn đối với phần lớn các loài động vật, và mặc dù theo nguyên tắc công việc bảo tồn ex-situ có thể tiến hành với một tỷ lệ lớn các loài thực vật bậc cao, nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số các sinh vật của trái đất. Công việc này thường dẫn đến suy giảm đa dạng di truyền do những hiệu ứng xói mòn di truyền và do xác suất lai cận huyết cao .
Các hình thức bảo tồn khác:

- 5 khu Dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận: Khu Cần giờ (Tp. Hồ Chí Minh), Khu Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Ph­ước), Khu Cát Bà (Tp. Hải Phòng), khu ven biển Đồng bằng Sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) và khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang.

- 2 khu di sản thiên nhiên thế giới: Khu Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Khu Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);

- 4 khu di sản thiên nhiên của Asean: VQG Ba bể (Bắc Cạn), Hoàng Liên (Lào Cai), Chư Mom Rây ( Kon Tum) và Kon Ka Kinh ( Gia Lai)

- 2 khu Ramsar: Vườn quốc gia Xuân Thủy, (tỉnh Nam Định) và VQG Cát Tiên).

Cỏc gi?i phỏp d? b?o t?n da d?ng sinh h?c trong s? bi?n d?i c?a khớ h?u

- Ho�n thi?n v� c? th? hoỏ cỏc chớnh sỏch v? b?o t?n da d?ng sinh h?c d? ỏp d?ng.

- Cú chớnh sỏch c? th? d? thu hỳt cỏc th�nh ph?n trong xó h?i tham gia v�o b?o t?n da d?ng sinh h?c.

- Th�nh l?p cỏc khu c?u h? d? b?o v? cỏc lo�i cú nguyờn co tuy?t ch?ng cao do s? bi?n d?i c?a khớ h?u.

- Cú cỏc chuong trỡnh c? th? d? nõng cao nh?n th?c v? b?o v? da d?ng sinh h?c cho c?ng d?ng cung nhu cỏc ng�nh, cỏc c?p.

- Tang cu?ng h?p tỏc qu?c t? v? b?o t?n da d?ng sinh h?c v� bi?n d?i khớ h?u c?a trỏi d?t v.v.
Chúng ta đang là học sinh, cần phải biết đến tầm quan trọng của đa dạng hệ sinh thái và bảo vệ nó. Hãy chung tay bảo vệ hệ sinh thái đang dần biến mất tại Việt Nam
Bài trình bày đến đây là kết thúc
cảm ơn cô và các bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)