Bài 57. Đa dạng sinh học
Nội dung tài liệu:
Trang bìa
Trang bìa:
SINH HỌC 7 BÀI 57. ĐA DẠNG SINH HỌC GV: Vũ Doãn Quỳnh Trường THCS Hùng Dũng - Hưng Hà - Thái Bình Tháng 3 năm 2010 CHƯƠNG 8. ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Đa dạng sinh học
Kiểm tra mở bài:
Những câu khẳng định sau là đúng hay sai ?
1. Cá voi là động vật có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa, nhưng chúng lại thở bằng mang như những loài thuộc lớp cá.
2. Lạc đà là loài thú thuộc bộ Guốc chẵn. Được mệnh danh là con thuyền sa mạc.
3. Hải cẩu có nghĩa là chó biển, thuộc bộ Chân màng, chúng sống chủ yếu ở Bắc Cực và Nam Cực.
4. Giới động vật rất phong phú và đa dạng nên cần tích cực khai thác đánh bắt.
Mất 1/3 số loài SV:
Theo báo cáo của Quĩ Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF), Tổ chức Động vật (ZS) tại London (Anh) và Mạng lưới vết chân toàn cầu (GFN), hoạt động của con người là nguyên nhân chính làm mất đi 1/3 số lượng các loài sinh vật sống trên trái đất trong 35 năm qua.
Hiện chỉ còn 1.590 gấu trúc trong tự nhiên
Từ năm 1995-2005, số loài động vật giảm trung bình 30% và từ năm 1970-2005, số loài sinh vật sống trên cạn giảm 25%, loài sinh vật sống ở nước mặn giảm 28% và các loài sống ở môi trường nước ngọt giảm 29%.
* Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài sinh vât * Sự đa dạng về loài lại được thể hiện bằng sự đa dạng về + đặc điểm hình thái + tập tính của từng loài * Sở dĩ có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của ĐV <=> các điều kiện sống rất khác nhau I. Đa dạng sinh học Kể tên các môi trường địa lí trên Trái đất ? Trắc nghiệm: Bài 57. ĐA DẠNG SINH HỌC
Trong các môi trường địa lí sau, môi trường nào có độ đa dạng sinh học thấp ? Giải thích ?
A. các môi trường đới lạnh
B. nhiệt đới
C. hoang mạc
D. nhiệt đới gió mùa
Đa dạng SH: Bài 57. ĐA DẠNG SINH HỌC
* Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài sinh vật (Giới động vật khoảng 1,5 triệu loài) * Sự đa dạng về loài lại được thể hiện bằng sự đa dạng về + đặc điểm hình thái + tập tính của từng loài * Sở dĩ có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của ĐV <=> các điều kiện sống rất khác nhau I. Đa dạng sinh học * Môi trường có khí hậu khắc nghiệt (đới lạnh, hoang mạc đới nóng) =>số loài ít =>độ đa dạng thấp * Môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm =>điều kiện sống đa dạng =>số loài lớn =>độ đa dạng cao Đới lạnh
Đặc trưng khí hậu: Bài 57. ĐA DẠNG SINH HỌC
II. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh * Đặc trưng khí hậu, thực vật => lạnh, đóng băng gần như quanh năm => mùa hạ ngắn } => khắc nghiệt => cây cối thưa thớt, thấp lùn => động vật gồm ít loài tồn tại vì có những thích nghi rất đặc trưng Đặc điểm thích nghi: Bài 57. ĐA DẠNG SINH HỌC
II. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh * Những đặc điểm thích nghi của động vật Quan sát hình, tìm hiểu thông tín SGK, hãy nêu và giải thích những đặc điểm thích nghi đặc trưng của những động vật đới này ? Chồn Bắc Cực Cáo Bắc Cực Cú tuyết Cá Voi Gấu ngủ đông Cấu tạo thích nghi: Bài 57. ĐA DẠNG SINH HỌC
II. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh * Những đặc điểm thích nghi của động vật - Cấu tạo + Bộ lông dày => Giữ nhiệt cho cơ thể + Mỡ dưới da dày => Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét + Lông màu trắng (mùa đông) => Dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù Tập tính thích nghi: Bài 57. ĐA DẠNG SINH HỌC
II. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh * Những đặc điểm thích nghi của động vật - Tập tính + Ngủ trong mùa trong mùa đông => Tiết kiệm năng lượng + Hoặc di cư tránh rét => tránh rét, tìm nơi ấm áp + Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ => Thời tiết ấm hơn để tận dụng nguồn nhiệt Đới nóng
Đặc trưng khí hậu: Bài 57. ĐA DẠNG SINH HỌC
II. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới nóng * Đặc trưng khí hậu, thực vật => rất nóng và khô => vực nước hiếm, phân bố rải rác và rất xa nhau } => khắc nghiệt => thực vật nhỏ, xơ xác => động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng Đặc điểm thích nghi: Bài 57. ĐA DẠNG SINH HỌC
II. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới nóng Yêu cầu: + Quan sát hình vẽ, tìm hiểu thông tin SGK. + Nêu những đặc điểm hình thái, tập tính thích nghi của động vật ? Minh hoạ tập tính:
Bước nhảy xa Bước nhảy xa Di chuyển bằng cách quâng thân khả năng đi xa, nhịn khát Thảo luận:
Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập Cấu tạo tạo thích nghi: Bài 57. ĐA DẠNG SINH HỌC
Hãy chọn ý trả lời rồi kéo và thả vào vị trí tương ứng trong bảng bên?
1 Chân dài
2. Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày
3. Bướu mỡ lạc đà
4. Màu lông giống màu cát
Ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm cấu tạo Tập tính thích nghi: Bài 57. ĐA DẠNG SINH HỌC
Hãy chọn ý trả lời rồi kéo và thả vào vị trí tương ứng trong bảng bên?
5 Mỗi bước nhảy cao và xa. 6. Di chuyển bằng cách quăng thân
7. Hoạt động vào ban đêm
8. Khả năng đi xa
9. Khả năng nhịn khát
10. Chui rúc sâu vào trong cát
Ý nghĩa thích nghi về tập tính Bảng tổng hợp:
Nhận xét chung:
+ Em có nhận xét gì về điều kiện khí hậu ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng ? + Độ đa dạng sinh học ở hai môi trường này ? + Vì sao một số loài SV vẫn tồn tại và phát triển được ? + Thực trạng về đa dạng sinh học hiện nay ở hai môi trường này ? Câu hỏi Kiểm tra
Kiểm tra: Kiểm tra
Hãy chọn rồi kéo và thả những từ hoặc cụm từ thích hợp đặt vào chỗ trống để được câu hoàn chỉnh ?
a) Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở ||số lượng loài|| sinh vật. Các loài lại thể hiện sự đa dạng về ||hình thái|| và tập tính thích nghi chặt chẽ với ||điều kiện sống ||của môi trường, nơi chúng sinh sống. b) Trên trái đất, môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng là những môi trường có khí hậu ||khắc nghiệt|| nhất, động vật ở đó có những ||thích nghi đặc trưng|| và ||số loài ít||, vì chỉ có những loài có khả năng chịu đựng được băng giá hoặc khí hậu rất khô và rất nóng mới ||tồn tại|| được. Kết luận chung: Bài 57. ĐA DẠNG SINH HỌC
=> Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở số lượng loài sinh vật. Các loài lại thể hiện sự đa dạng về hình thái và tập tính thích nghi chặt chẽ với điều kiện sống của môi trường, nơi chúng sinh sống. => Trên trái đất, môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng là những môi trường có khí hậu khắc nghiệt nhất, động vật ở đó có những thích nghi đặc trưng và số loài ít, vì chỉ có những loài có khả năng chịu đựng được băng giá hoặc khí hậu rất khô và rất nóng mới tồn tại được. Dặn dò
Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi 1,2 SGK/Tr188 - Nghiên cứu bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) - Đọc mục "Em có biết". Hướng dẫn về nhà Em có biết
Lạc đà:
Lạc đà có hai loài: lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu. Lạc đà chạy nhanh, dai sức (380 km/ ngày) trên sa mạc cát nóng. Nhịn khát trong 2 tuần, sau đó có thể uống 1 thùng nước khoảng 200 lit. Cơ thể ít hao hụt nước, ở 40 C không bị toát mồ hôi. Lớp lông dày ngăn cản toả nhiệt và mất mồ hôi. Không há miệng thở để giảm thoát hơi nước. Lạc đà Chim cánh cụt:
Chim cánh cụt - Phân bố trên bờ biển Nam Cực, có thể sống ở nhiệt độ - 40 C - Thức ăn là cá và động vật thân mềm. - Bàn chân có màng da nối thành mái chèo. Có thể bơi liên tục từ 600-1000km - Dể 1- 2 trứng, chim bố mệ thay nhau ấp trứng bằng cách đặt lên hai bàn chân rồi áp lên phần da bụng. Sau 38-50 ngày thì nở và được ấp ủ tiếp trong vòng 4 tuần. Sau 8 tuần được thay bằng bộ lông của chim trương thành - Hai ba năm sau mới to bằng chim bố mẹ. Chu kỳ ngày đêm:
Tuần lộc ở Bắc cực không dùng đồng hồ sinh học
Các nhà khoa học thuộc ĐH Manchester, Anh vừa phát hiện ra cơ chế giúp các loài thú ở Bắc Cực thích nghi với diễn biến ngày - đêm bất thường ở vùng cực.
Ở những vùng đất xa xôi ở Bắc cực lạnh giá, ngày và đêm chẳng mang nhiều ý nghĩa. Trong một nửa thời gian trong năm, mặt trời chẳng bao giờ lặn, và nửa còn lại thì ngược lại, mặt trời chẳng bao giờ mọc cả.
Theo nghiên cứu mới đăng trên tờ Sinh học ngày nay, các nhà khoa học thuộc ĐH Manchester vừa chứng minh, loài tuần lộc Bắc Cực đã tự tìm ra được giải pháp để thích nghi với những điều kiện khí hậu khắc nghiệt trên. Chúng đã từ bỏ việc sử dụng đồng hồ sinh học của cơ thể-cơ chế thích nghi với sinh hoạt ngày - đêm ở những sinh vật khác.
Không dùng đến đồng hồ sinh học, ngày và đêm không còn ý nghĩa gì lắm với tuần lộc.
Theo nhóm nghiên cứu, những hooc-môn (như melatonin) điều khiển chu kỳ ngày và đêm, có tác động nhiều nhất tới hệ thống thần kinh và mắt, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chu kì sinh học của cơ thể.
Tuy nhiên, chất melatonin này dường như không tìm thấy ở tuần lộc. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ melatonin dường như là bằng hoặc thậm chí là dưới mức có thể phát hiện vào thời gian ban ngày ở những con tuần lộc này. Khi bóng tối xuống, sự tập trung melatonin hoàn toàn chấm dứt; chúng chỉ xuất hiện trở lại vào ban ngày.
Bên cạnh phát hiện của Loudon, một đồng nghiệp của anh ở đại học Tromso, Nauy, Karl-Arne Stokkan còn sử dụng những tế bào da của con tuần lộc để nghiên cứu.
Stokkan chỉ ra, những gien vốn vẫn được biết đến như đồng hồ cơ thể không dao động giống như những loài vật khác nhằm giữ nhịp thời gian. "Chúng tôi nghi ngờ rằng, loài tuần lộc hoàn toàn có đầy đủ các loại gien đồng hồ thông thường, nhưng chúng được điều chỉnh theo một cách khác biệt", Stokkan nhận xét.
Nhóm nghiên cứu cũng đặt giả thuyết và tiếp tục nghiên cứu để chứng minh điều tương tự đối với những loài động vật khác ở Bắc Cực, như là một cơ chế thích nghi riêng của chúng với khi hậu ở đây.
CITES thảo luận về bảo tồn các loài quý hiếm
Bảo vệ cá ngừ vây xanh, voi châu Phi và gấu Bắc cực là chủ đề chính tại Hội nghị của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động-thực vật nguy cấp (CITES) khai mạc ngày 13/3 tại Doha (Qatar).
Khoảng 1.500 đại biểu có mặt tại Doha dự hội nghị kéo dài 13 ngày. 120/175 thành viên CITES dự Hội nghị lần đầu tiên tổ chức tại Trung đông.
Ứơc tính, mỗi năm có tới 73 triệu động vật ăn thịt dưới nước bị đánh bắt để lấy vây, loại thức ăn rất được yêu thích, nhất là đối với người dân Trung Quốc.
Gấu Bắc cực cũng nằm trong số chủ đề được thảo luận.
Hội nghị tại Qatar lần này sẽ tìm cách cân bằng giữa bảo tồn và khai thác thương mại hàng ngàn loài động-thực vật. Bất cứ đề xuất nào cũng cần sự thông qua của 2/3 số nước thành viên CITES./.
CITES thảo luận về bảo tồn các loài quý hiếm
Bảo vệ cá ngừ vây xanh, voi châu Phi và gấu Bắc cực là chủ đề chính tại Hội nghị của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động-thực vật nguy cấp (CITES) khai mạc ngày 13/3 tại Doha (Qatar).
Khoảng 1.500 đại biểu có mặt tại Doha dự hội nghị kéo dài 13 ngày. 120/175 thành viên CITES dự Hội nghị lần đầu tiên tổ chức tại Trung đông.
Ứơc tính, mỗi năm có tới 73 triệu động vật ăn thịt dưới nước bị đánh bắt để lấy vây, loại thức ăn rất được yêu thích, nhất là đối với người dân Trung Quốc.
CITES cũng thảo luận về việc bảo vệ loài gấu Bắc cực
Gấu:
Chim cánh cụt:
Cá voi:
Tuần lộc... di cư:
Hải cẩu:
Lạc đà:
Chuột sa mạc:
Kỳ dông sa mạc:
Rắn di chuyển: