Bài 56. Ôn tập cuối năm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nguyệt | Ngày 29/04/2019 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 56. Ôn tập cuối năm thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:


TÀI LIỆU TẬP HUẤN XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
(NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG)


Phạm Đức Chiển
Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học
Sở GD&ĐT Phú Thọ

ĐT: 0979.554.226
0914.265.226
Email: [email protected]


GIỚI THIỆU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Lí do xây dựng chuyên đề
2. Yêu cầu xây dựng chuyên đề
3. Các bước xây dựng chuyên đề
4. Tổ chức thực hiện chuyên đề
5. Đổi mới HT, PP, KT dạy học đối với các chuyên đề
6. Đổi mới KTĐG đối với các chuyên đề
Cùng suy ngẫm:

- Nếu như ai chê bai nền giáo dục này
thì người đó không có trái tim
- Nếu ai hài lòng với nền giáo dục này thì người đó chưa có đầu đầu óc sáng suốt
Vì sao DH chủ yếu đọc chép?

Nếu MT trang bị kiến thức,
thì ND nặng về kiến thức,
khi đó PP chủ yếu đọc chép,
và KTĐG là ghi nhớ
=> HS là bồ đựng chữ

+ Nếu MT hướng tới PC, NL,
+ thì ND phổ thông, cơ bản gắn với thực tiễn,
+ khi đó PP tích cực thông qua tổ chức hoạt động học,
+ KTĐG là vận dụng
=> HS có PC, NL (NQ 29-NQ/TW)


-> Đổi mới PPDH phải đổi mới đồng bộ: MT, ND, PP, KTĐG…
Căn cứ để xây dựng chuyên đề dạy học:

->Xuất phát từ thực tiễn dạy học hiện nay…
1. Chương trình, SGK hiện hành (QĐ 16)
2. Văn bản 791/HD-BGD ĐT
3. Văn bản 5555/BGD ĐT-GDTrH
4. Văn bản 161/SGD&ĐT-GDTrH
5. Vb Hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH của Bộ, Sở (năm học 2014-2015, 2015-2016)
6. Nghị quyết số 29-NQ/TW….PC, NL.

Vì sao phải xây dựng các chuyên đề dạy học?

1. Vì sao phải xây dựng các chuyên đề dạy học

1- Khắc phục hạn chế của chương trình, SGK hiện hành
2- Phù hợp với đối tượng học sinh, sở trường của giáo viên
3- Thuận lợi cho việc dụng các HT, PP, KT dạy học tích cực
4- Phù hợp với điều kiện dạy học của mỗi nhà trường
5- Giúp giáo viên làm quen với chương trình, SGK mới…
->Mạnh dạn, chủ động làm và kịp thời điều chỉnh

Khi xây dựng các chuyên đề dạy học phải đảm bảo những yêu cầu (nguyên tắc) nào?

2. Yêu cầu (nguyên tắc) khi xây dựng các chuyên đề

1. Dựa trên chương trình, SGK hiện hành và chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học…
2. Đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục trong năm học không ít hơn thời lượng quy định trong chương trình hiện hành…
3. Tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất trong từng môn học, giữa các môn học và các hoạt động giáo dục…
4. Phù hợp với điều kiện của nhà trường, đối tượng học sinh và sở trường của giáo viên…
5. Định kỳ kiểm tra, đánh giá và xếp loại HS không thay đổi
6. Đảm bảo tính khả thi thực hiện trong khung thời gian năm học theo quy định của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh;


Những điều cần trách khi xây dựng chuyên đề
Những điều cần trách khi xây dựng chuyên đề:
- Bắt buộc phải làm chuyên đề mà không xuất phát từ 5 lí do trên (đối phó)
Ghép cơ học các nội dung, bài, chương thành chuyên đề (không sắp xếp, bố trí lại đề mục, kiến thức)
Xây dựng các chuyên đề có dung lượng quá dài (trên 5 tiết)…
Một mình (cá nhân) xây dựng chuyên đề (-): nhóm, tổ, liên trường…



Các loại chuyên đề
Có 2 loại chuyên đề chủ yếu:
Chuyên đề đơn môn:
Rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học thành các chuyên đề dạy học:
+ Trong khối học (lớp)
+ Trong cấp học
Chú ý: + nội dung lẻ tẻ trong nhiều bài, chương;
+ nội dung lặp lại, thiếu lôgic;
+ Nội dung lạc hậu (bỏ, bổ sung thông tin mới)…

Chuyên đề tích hợp, liên môn:
Chuyên đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, (có thể đang trùng nhau) giữa các môn học, hoạt động giáo dục…đưa về chuyên đề của một môn học nào đó…
+ Nhiều môn với nhau (liên môn)
+ Nhiều môn với hoạt động giáo dục (tích hợp, liên môn)
(không dạy/ tổ chức lại ND đó ở những môn, hoạt động GD khác nữa)


Ai thực hiện và tính pháp lí của chuyên đề

- Người thực hiện:
+ Khi xây dựng chuyên đề: GV, nhóm GV, tổ chuyên môn…
+ Khi thực hiện chuyên đề: cử GV trong nhóm, tổ chuyên môn
- Tính pháp lí của chuyên đề:
+ Hiệu trưởng (GĐ TT) phê duyệt chương trình, kế hoạch và phân phối chương trình mới.
+ Đây là cơ sở pháp lí để các cấp quản lí giáo dục thanh tra kiểm tra (Tôn trọng KH, PPCT của nhà trường)

=> Thể hiện sự phân cấp quản lí, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến từng GV, nhà trường.
3. Các bước xây dựng chuyên đề

- Bước 1: Xác định chuyên đề (đặt tên chuyên đề). Nêu rõ lí do xây dựng chuyên đề.
- Bước 2: Xác định mục tiêu chuyên đề: KT, TĐ, KN và năng lực cần hướng tới.
- Bước 3: Xây dựng nội dung chuyên đề (Thiết kế các đề mục, hệ thống kiến thức cơ bản).
- Bước 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao).
- Bước 5: Biên soạn câu hỏi, bài tập tương ứng với các cấp độ tư duy đã mô tả (câu hỏi, bài tập dùng trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá).
4. Quy trình thực hiện chuyên đề (Soạn giảng)
(Thiết kế tiến trình lên lớp)

- Bước 1: Xác định mục tiêu chuyên đề: KT, TĐ, KN và năng lực cần hướng tới cho học sinh (giống bước 2 ở trên)…
- Bước 2: Xác định HT, PP, KT dạy học cho chuyên đề…
- Bước 3: Chuẩn bị của GV, HS, tổ chức lớp…
- Bước 4: Thiết kế các hoạt động dạy học trong tiến trình sư phạm của HT, PP, kỹ thuật DH tích cực (nội dung bài soạn, soạn hết nội dung chuyên đề-không cần soạn theo từng tiết)
- Bước 5: Củng cố, ra bài tập, rút kinh nghiệm chuyên đề….
Trong thiết kế tiến trình lên lớp của chuyên đề
nên tổ chức hoạt động học tập như sau:
Hoạt động khởi động
Mục đích: tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới...trong cả chuyên đề.
Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục đích: trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
- Nội dung: Qua hoạt động giúp cho HS tự lực chiếm lĩnh KT thông qua: đọc; nghe; quan sát; thực hành; thí nghiệm, hợp tác nhóm...
Hoạt động luyện tập
Mục đích: giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Nội dung: Nhiệm vụ HT nhằm rèn luyện KN, củng cố,áp dụng KT mới để giải quyết các tình huống/vấn đề...
Hoạt động vận dụng
Mục đích: giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
Nội dung: Nhiệm vụ HT yêu cầu HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng KT-KN đã học để giải quyết.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Mục đích: giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Nội dung: Nhiệm vụ HT yêu cầu HS tự tìm tòi, mở rộng thêm ND bài học; đây là những HĐ mang tính nghiên cứu, sáng tạo, cần sự giúp đỡ của GĐ, cộng đồng.
Lưu ý:
- HĐ khởi động, HĐ hình thành kiến thức mới và HĐ luyện tập cố gắng thực hiện trên lớp
- HĐ "Vận dụng" và HĐ "Tìm tòi, mở rộng" là các HĐ giao cho HS thực hiện ở ngoài lớp học, giao về nhà...
Mỗi HĐ trên có thể áp dụng các phương pháp, kỹ thuật DH khác nhau; có thể linh hoạt các hoạt động (không nhất thiết phải tách biệt từng hoạt động...)
Có thể mỗi tiết học chỉ thực hiện được một số hoạt động hoặc một phần của hoạt động trong tiến trình sư phạm mà thôi...
Quy trình sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học

+ Tổ, nhóm chuyên môn trao đổi, thảo luận, thống nhất để xây dựng các chuyên đề dạy học…
+ Lựa chọn các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để thiết kế dạy học chuyên đề…
+ Cử giáo viên dạy học minh họa; bố trí người dự giờ, ghi hình…
+ Bố trí các cuộc họp, thảo luận, rút kinh nghiệm giờ dạy để làm tư liệu chia sẻ cho đông đảo giáo viên trong và ngoài nhà trường…

-> Khuyến khích các hoạt động sinh hoạt chuyên môn cụm trường, liên trường, trên “Trường học kết nối” (giao lưu, học hỏi, giúp nhau cùng tiến bộ)…phát huy trí tuệ tập thể…
Việc dự giờ và đánh giá xếp loại giờ dạy
- Khi dự giờ có nhiều thay đổi: vị trí người dự (linh động), đối tượng quan sát (hoạt động học của học sinh), động thái của người dự: giúp đỡ học sinh (khi HS gặp khó khăn), ghi hình để trao đổi thao luận; thời gian dự không nhất thiết phải hết tiết…
- Việc đánh giá, xếp loại giờ dạy và tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy có sự thay đổi: Chủ yếu là phân tích, rút kinh nghiệm bài học, mà không nhất thiết phải cho điểm, xếp loại giờ dạy khi người dạy không có nhu cầu được xếp loại…
Tiêu chí đánh giá thay đổi: Trong văn bản 5555 (Bộ) = 12, VB 1344 (Sở)=15 tiêu chí…

Hồ sơ thực hiện chuyên đề

- Nội dung của chuyên đề (3): không cần thể hiện trong GA (Sổ ghi chép)…
- Giáo án: soạn trình tự như bài học bình thường (không cần cắt từng tiết)…
Kế hoạch giảng dạy: trình tự …
Ghi sổ đầu bài: trình tự theo KH…
Đổi mới hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học (Dạy cách nghĩ, cách tiếp cận – PP thì sau này học sinh tự cập nhật kiến thức, thích ứng với sự thay đổi..)

5. Đổi mới HT, PP, KT dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

+ Đa dạng hóa các hình thức dạy học: trong và ngoài nhà trường, tại thực địa, di sản, sản xuất kinh doanh, về nhà, hoạt động TNST…
+ Kết hợp và cải tiến PPDH truyền thống (PP sử dụng ngôn ngữ, PP thực hành, PP luyện tập…)
+ Tuỳ từng bài học, điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh mà lựa chọn các hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cho phù hợp (PP, KT)
+ Tăng cường ứng dụng hiệu quả, phù hợp phương tiện, thiết bị DH, ứng dụng CNTT…gắn với thực tiễn, vận dụng vào thực tiễn…
+ Trọng tâm của việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức các hoạt động học cho học sinh
=> Khi đó:
- GV thực sự là người hướng dẫn, giúp đỡ hoạt động học của HS
- HS chủ động nhận, thực hiện nhiệm vụ tích cực, tự giác…

Việc tổ chức các hoạt động học cho học sinh, cụ thể 4 bước:
1. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh: có hướng dẫn về tư liệu sử dụng; yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành.
2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: làm việc cá nhân, làm việc nhóm; giáo viên có biện pháp hỗ trợ phù hợp, đảm bảo không có học sinh bị "bỏ quên".
3. Học sinh báo cáo kết quả và thảo luận: trình bày, báo cáo kết quả, sản phẩm học tập, sau đó học sinh sẽ phản biện, thảo luận với nhau
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên và học sinh cùng đánh giá, nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức.
-> Phẩm chất và năng lực hình thành khi HS tham gia vào các hoạt động…. (4 yếu tố): Hoạt động cá nhận giữ vai trò trực tiếp, QĐ…
Biện pháp để khơi dạy niềm đam mê, động cơ học tập cho học sinh?

GV như người bác sỹ theo dõi sức khỏe bệnh nhân
GV động viên kịp thời sự tiến bộ của mỗi HS…
GV tạo cơ hội cho HS tham gia HĐ, thể hiện mình…
Gv tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tưu, tâm lí HS…
Không sợ cháy giáo án, từng hoạt động, tự học…
->Tạo động lực cho HS (Do GV): khơi dạy, kích thích ở học sinh về động cơ, ý chí, hứng thú, khát khao, niềm đam mê, tự giác và sáng tạo......
Đối với GV: Tự tạo động lực cho mình và do HT tạo động lực…
6. Đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh

KTĐG là khâu đột phá trong đổi mới CB, TD…
Câu chuyện về điểm 1 hơn điểm 10…
Điểm 6 và điểm 6; điểm 6 và điểm 8…
Việc ghi nhận xét bài kiểm tra cho học sinh như thế nào?
Chất lượng GD=KTxKNxTĐ (nếu một trong 3 yếu tố = 0)
Những lưu ý trong Kiểm tra, đánh giá
Coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, …từ đó điều chỉnh quá trình dạy của Thầy, Học của trò
Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.
- Xây dựng đề kiểm tra theo ma trận với 4 cấp độ: Biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao; kiểm tra về năng lực, phẩm chất…
Trong bài kiểm tra chú ý xây dựng câu hỏi, bài tập theo hướng mở, liên môn, tăng cường khả năng vận dụng;
Coi trọng việc đánh giá quá trình để thấy được sự tiến bộ của chính học sinh đó; mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh trên lớp, ở nhà (k phai sau mối cđ là KT)
Tổ chức tốt các cuộc thi cho học sinh: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn; cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học….
Kết luận:
Việc xây dựng chuyên đề dạy học nhằm khắc phục những hạn chế của chương trình hiện hành; tạo điều kiện cho GV đổi mới PPDH, KTĐG hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Yêu cầu chung:
“Trường ra trường
Lớp ra lớp
Thầy ra thầy
Trò ra trò
Dạy ra dạy
Học ra học”
“Trích: Phạm Văn Đồng”
Trân trọng cảm ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)