Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

Chia sẻ bởi Trần Văn Quý | Ngày 27/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau? Ta có thể trộn các ánh sáng màu với nhau theo những cách nào?
Trộn các ánh sáng màu là chiếu đồng thời hai hay nhiều ánh sáng màu vào cùng một điểm.
Ta có thể trộn các ánh sáng màu với nhau lên một màn ảnh hoặc trộn vào mắt.
I. VẬT MÀU TRẮNG, VẬT MÀU ĐỎ, VẬT MÀU XANH VÀ VẬT MÀU ĐEN DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG
C1: Đặt các vật dưới ánh sáng trắng.
+ Nếu thấy có vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì có ánh sáng màu nào truyền vào mắt ta ?
+ Khi nhìn thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền vào mắt .
 Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta( trừ vật màu đen ). Ta gọi đó là màu của vật.
+ Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt. Ta thấy vật màu đen vì nó được đặt bên cạnh các vật có màu sắc khác.
+ Nếu thấy vật màu đen thì sao?
II. KHẢ NĂNG TÁN XẠ ÁNH SÁNG MÀU CỦA CÁC VẬT
Tán xạ ánh sáng: là hiện tượng hắt lại theo mọi phương ánh sáng chiếu đến vật
1. Thí nghiệm và quan sát
Bảng kết quả thí nghiệm
Đỏ
Đỏ
Gần như đen
Đen
Xanh lục
Xanh lục
Đen
Đen
A
B
C
B
A
C
2. Nhận xét
C2 : Rút ra nhận xét về màu của các vật đỏ, xanh lục, đen và trắng khi chiếu chúng bằng ánh sáng đỏ.
VD: Khi chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu xanh lục ta thấy vật có màu gần như đen. Vậy vật màu xanh lục tán xạ rất kém ánh sáng đỏ
- Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ.Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ
-Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ. Vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ
-Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen, vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ
C3 : Hãy rút ra những nhận xét và kết luận khi chiếu ánh sáng màu xanh lục vào các vật màu đỏ, màu xanh lục, màu đen và màu trắng.
-Dưới ánh sáng màu xanh lục, vật màu trắng có màu xanh lục. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu xanh lục
-Dưới ánh sáng màu xanh lục, vật màu đỏ có màu đen. Vậy vật màu đỏ tán xạ kém ánh sáng màu xanh lục
-Dưới ánh sáng màu xanh lục, vật màu xanh lục vẫn có màu xanh lục. Vậy vật màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng màu xanh lục
-Dưới ánh sáng màu xanh lục, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng màu xanh lục.
III. KẾT LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TÁN XẠ ÁNH SÁNG MÀU CỦA CÁC VẬT
 Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng màu khác
- Vật màu đỏ tán xạ kém ánh sáng xanh lục.
- Vật màu xanh lục tán xạ kém ánh sáng đỏ
- Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ
- Vật màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.
Theo kết quả thí nghiệm
 Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
- Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ
- Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.
 Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu.
-Vật màu đen không tán xạ ánh sáng xanh lục
-Vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ
IV.VẬN DỤNG
C4 : Ban ngày lá cây ngoài đường có màu gì? Trong đêm tối ta thấy nó có màu gì ? Tại sao?
- Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng trắng của Mặt Trời. Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng và chúng chẳng có gì để tán xạ.
Ban ngày
Đêm tối
C6 :Tại sao khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh trắng ta thấy có màu đỏ, khi đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu xanh…?
-Trong chùm sáng trắng có đủ mọi ánh sáng màu. Khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng ta sẽ thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng. Tương tự như vậy, đặt một màu xanh dưới ánh sáng trắng ta sẽ thấy vật màu xanh…
+ Làm bài tập: 55.1? 55.7 SBT và C5,C6 SGK
+ Xem trước bài: Các tác dụng của ánh sáng.
* Tìm hiểu ánh sáng có những tác dụng gì và những ứng dụng trong thực tiễn của ánh sáng.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
Tại sao bầu trời có màu xanh?
Khi ánh sáng từ Mặt Trời đi vào Trái Đất, chúng đi qua tầng khí quyển trước khi chạm vào chúng ta.Bầu khí quyển của trái đất chứa nhiều oxy và Nitrogen. Ánh sáng đập vào các phân tử này không bị phản chiếu nhưng bị tán xạ khắp mọi hướng.Ánh sáng có bước sóng dài( như đỏ) sẽ ít bị tán xạ, còn ánh sáng có bước sóng ngắn như xanh hoặc tím thì bị tán xạ nhiều hơn. Khi nhìn thấy bầu trời màu xanh có nghĩa là ánh sáng màu xanh đã bị tán xạ và “chạy lung tung” trước khi đập vào mắt chúng ta theo mọi hướng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Quý
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)