Bài 55. Giới thiệu chung hệ nội tiết

Chia sẻ bởi Khương Thị Hằng | Ngày 01/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 55. Giới thiệu chung hệ nội tiết thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

chào mừng cô và các bạn
Bài thảo luận tổ I
Nội dung thảo luận: Trình bày cấu tạo của các tuyến nội tiết phù hợp với chức năng.

Danh sách các thành viên trong tổ.

1.Vũ Thị Chinh 7 . Khương Thị Hằng
2 .Lê Thị Nhàn 8 . Ngô Thị Trang
3.Nguyễn văn Trường 9 . Hồ Thị Mai
4.Lê Thị Hồng 10 .Cao Viết Xuân
5.Trịnh Thị Thành 11. Vi Vân Anh
6.Hồ Thị Hương

I - Đại cương về hệ nội tiết:
- Tuyến nội tiết là những tuyến mà các chất tiết ra từ tuyến được đổ thẳng vào máu, nhờ máu đưa đến các tế bào, cơ quan, các quá trình sinh lí, sinh hóa trong cơ thể.

- Trong cơ thể người có một số tuyến nội tiết quan trọng như:Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tùng, tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến tụy nội tiết, tuyến trên thận, tuyến sinh dục . Các tuyến này có nguồn khác nhau. Chúng có thể cấu tạo từ mô biểu bì (như; tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức, thùy trước tuyến yên), từ biểu mô nội tủy (thùy sau tuyến yên, tuyến tùng, phần tủy tuyến trên thận), từ biểu mô xoang cơ thể (phần vỏ tuyến trên thận, tuyến sinh dục) hoặc từ niêm mạc ruột (phần nội tiết của tuyến tụy – đảo langerhans) mỗi tuyến nội tiết chỉ tiết ra một số hoocmon nhất định
Các tuyến nội
Tiết.
1. Cấu tạo chung:
- Không có ống dẫn chất tiết mà các chất tiết ngấm thẳng vào máu qua thành tuyến.
- Kích thước nhỏ.
- Có hệ thống mạch máu phong phú tạo ra bề mặt tiếp xúc rộng lớn giữa máu và chất tiết.
- Có sự phân bố của hệ thống dây thần kinh vận mạch và các dây thần kinh tác động lên tuyến. Mạng lưới dây thần kinh sinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương. - Các dây thần kinh chi phối hoạt động các tuyến nội tiết đều không có bao myêlin.
2. Chức năng tuyến nội tiết:
- Các tuyến nội tiết sản xuất ra các chất tiết là các hoocmon ngấm thẳng vào mạch máu, đưa đến các tế bào đích và các cơ quan đích giúp duy trì ổn định của môi trường bên trong cơ thể và điều hòa quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
VD: Hoocmon của tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên, tuyến trên thận có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nước, muối khoáng và các thành phần khác. Do đó có vai trò đảm bảo sự cân bằng môi trường bên trong cơ thể, ổn định áp suất thẩm thấu, duy trì độ pH…
Lượng Hoocmon và tốc độ tiết của tuyến nội tiết rất nhỏ nhưng tác động của các Hoocmon tại các mô bào dẫn đến thay đổi cực kì lớn. Chứng tỏ Hoocmon có hoạt tính sinh học cao.
VD: Chỉ cần vài phần nghìn mg Hoocmon Adrenaline (do tuyến thượng thận tiết ra) làm tăng lượng đường huyết, làm tăng nhịp tim.
Tuy vậy, không phải tất cả các Hoocmon đều ảnh hưởng tới tất cả các tế bào trong cơ thể, mà chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan xác định gọi là cơ quan đích. Đó là các tế bào mang các thụ thể phù hợp với cấu trúc của Hoocmon nên có thể tiếp nhận Hoocmon đó. Khi phức hệ này hoàn thành sẽ khởi đầu cho một loạt những biến đổi tiếp theo làm thay đổi sinh lý của tế bào. Điều này thể hiện tính đặc hiệu của Hoocmon.
VD : - Hoocmon do tuyến giáp tiết ra làm tăng cường các phản ứng hóa học tại hầu hết tế bào làm tăng cường độ trao đổi chất.
- Hoocmon do tuyến cận giáp điều khiển nồng độ Ca2+ của dịch ngoại biên.
Tuyến tùng:
Vị trí:
Tuyến tùng thuộc não trung gian, ở sâu dưới hai bán cầu não, phần sau não thất III, nằm phía trên củ não sinh tư.
2. Cấu tạo:
Là một khối nhỏ chất xám hình nón cao 5-8mm, đường kính 3-5mm, nặng khoảng 0.1g. Tuyến tùng được bao bọc bởi màng mềm, nhìn dưới kính hiển vi ta thấy tuyến sẽ được tạo bởi pinealocytes chứ không phải là tế bào nội tiết điển hình
II. Các tuyến nội tiết chính:
ngoại trừ các phần mở rộng trộn lẫn với các tế bào lân cận. Hỗ trợ các tế bào tương tự như các tế bào hình sao của bộ não.
3. Hormon:
- Sản phẩm chủ yếu của tuyến tùng là melatonin, đây là một loại indolamin có tác dụng điều hòa hoạt động sinh đẻ của nhiều loài động vật, kìm hãm hoạt động sinh dục, đồng thời có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa nội tiết.
• Tuyến yên (hypophisis)
1 .Vị trí
Tuyến yên là một tuyến quan trọng nhất, tiết các hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Nó là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu và nằm ở hố yên xương bướm, thuộc não trung gian.

2 . Cấu tạo
Dựa vào hình thể, nguồn gốc thai và chức năng, người ta chia tuyến yên gồm 3 thuỳ:

2.1 Thuỳ trước tuyến yên.
Cấu tạo chủ yếu bằng mô liên kết có vách ngăn, bên trong có nhiều mạch máu bạch huyết.

Thuỳ trước tuyến yên tiết ra một số kích thích tố điều hoà hoạt động các tuyến nội tiết khác như tuyến sinh dục, tuyến giáp trạng, vỏ tuyến trên thận:

+ Hormon bao noãn: kích thích bao noãn phát triển thành các nang Graf trong buồng trứng và tạo thành các tinh tử trong các ống sinh tinh của tinh hoàn.

+ Hormon Lutein cần thiết để cho các tế bào trứng chín có thể ra khỏi bao noãn, tạo thành các thể vàng, hình thành và tiết Ostrogen và Progesteron, tạo thành testosteron trong tế bào kẽ của tinh hoàn.
+ Hormon kích thích tiết sữa: prolactin.
+ Hormon điều hoà sinh trưởng và trao đổi chất của cơ thể đặc biệt ảnh hưởng dến sự phát triển của xương, thiếu hormon này sẽ bị bệnh lùn, thừa hormon này sẽ bị bệnh khổng lồ
2.2 Thuỳ giữa tuyến yên: có nhiều mạch máu, tiết intermedin, phân phối melanin trong tế bào
2.3 Thuỳ sau tuyến yên: còn gọi là phần thần kinh của tuyến yên, được cấu tạo bởi thần kinh giao, bên trong có sợi và tế bào thần kinh kích thước lớn.
khiển nồng độ Ca2+ của dịch ngoài tế bào thông qua ảnh hưởng đến hấp thụ Ca trong ruột, bài tiết Ca của thận giải phóng Ca từ xương
• Tuyến cận giáp:
1 Vị trí:
Nằm ở ngay sau tuyến giáp( hai tuyến ở cực trên và hai tuyến ở cực dưới )
2. Cấu tạo:

- Nặng 0,5g, kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 6*3*2mm
Tuyến cận giáp ở người trưởng thành gồm hai loại tế bào: Tế bào chính và tế bào ưa oxy. Trong đó tế bào chính là thành phần chủ yếu của tuyến cận giáp. Tế bào ưa oxy chỉ có ở người trưởng thành.

3. Hoocmon:
Tuyến cận giáp tiết ra hoocmon parathyroxin có tác dụng điều
• Tuyến hung:(thymus)
1. Vị trí
Nằm ở phần trên trước sau xương ức, bao lấy khí quản và động
mạch chủ.
Ở trẻ sơ sinh tuyến hung có khối lượng 15g và phát triển đến thời kì chín sinh dục,sau đó giảm và thay bằng mô mỡ.
2. Cấu tạo
Tuyến hung có hai thùy trái và phải nối với nhau bằng mô liên kết sợi ở bên ngoài tuyến có bao liên kết mỏng, ăn vào tuyến thành vách chia tuyến thành nhiều tiểu thùy.





4 - Các enzym của tuyến hung.
-Thymulin,hormone:Chịu trác nhiệm gắn kết các receptor lê bề mặc các lympho T chưa trưởng thành.
-Thymopoietin có tác dụng thúc đẩy tế bào tuyến ức biệt hóa(tb tuyến ức chính là các lympho T và các tế bào biệt hóa từ lymphoT)
-Thymosin (sinh ra từ tb võng-biểu mô vùng dưới vỏ xơ tuyến ức) có tác dụng kích thích biệt hóa và sinh sản của lympho T tại tuyến ức và tại cá cơ quan bạch huyết ngoại vi.
3. Chức năng.
Hooc môn của tuyến này có tác dụng điều hòa sinh trưởng của xương. ngoài ra tuyến còn có còn tham gia vào sự điều hòa trao đổi chất, trao đổi prôtit của nhân tế bào, là kho dự trữ AND.Bản thân là kho dự trữ protit,bảo vệ cơ thể (nhất là trẻcon)

mỗi thùy nhỏ gồm phần vỏ,màu tối,có nhiều mạch cầu và phần tủy màu sáng.


Tuyến Giáp:
1. Vị trí:
Nằm dưới lớp cơ ở cổ, phía trước khí quản và 2 bên thanh quản.
2. Cấu tạo:
-Nặng khoảng 35g.
-Có 2 thùy và 1 eo nối giữa.Trong tuyến có nhiều nang tiết chất keo màu vàng nhạt.
3. Hoocmon:
-Tuyến giáp tiết hoocmon thyroxin và triiodothyronine có tác dụng :
+ Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.
+ Kích thích hoạt động của tim tăng cường sự co bóp.
+ Tác động đến hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến giữa.
+ Tăng cường quá trình tạo nhiệt, tăng đường huyết.
+ Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.
+ Nếu thừa: tăng thân nhiệt, tim đập nhanh, bị lồi mắt…
+ Nếu thiếu: hạ thân nhiệt,trao đổi chất giảm, tăng trưởng chậm, tim đập chậm, hoạt động sinh dục giảm…
• Tuyến thượng thận (glandula suprarenalis)

Vị trí: nằm ở hai đỉnh trên của hai thận.
Cấu tạo: Gồm hai phần

+ Phần vỏ: chiếm 80-90% khối lượng toàn tuyến, phía ngoài vỏ có màng liên kết có nhiều mạch máu. Các tế bào của vỏ giàu lipit (có màu vàng) tiết ra chất cortine điều hoà trao đổi gluxit, điều hoà trao đổi nước, muối ( Natri), tăng cường đồng hoá một số vitamin.
+ Phần tuỷ (chứa các tế bào ưa crom): tiết ra adrenalin làm tăng cường sự co bóp của tim, tăng lượng glucozo trong máu, tăng huyết áp.

Tuyến tụy nội tiết:
Vị trí:
Là cơ quan sau phúc mạc nằm sau dạ dày sát thành sau của ổ bụng.
Tế bào nội tiết nằm cùng với các tế bào ngoại tiết thành từng đám trong mô mềm của tụy. Những tế bào này có màu sáng, ở rải rác và tập trung nhiều nhất tại phần đuôi của tuyến. Mỗi đám được bao bọc trong màng liên kết tế bào nội tiết nằm ở bên trong.
Cấu tạo:
Tụy nặng khoảng 80 gram, có màu trắng nhạt một số loài có màu hồng nhạt.
Là những tế bào thượng bì, không liên hệ với ống tiết và được bao quanh bởi một mạng lưới mạch máu.
Tuyến tụy nội tiết được gọi là các tiểu đảo tụy hay tiểu đảo langerhans (có 1-2 triệu tiểu đảo) mỗi tiểu đảo tụy có 3 loại tế bào chính:
+ Tế bào anpha (α) nằm xung quanh các tiểu đảo và tiết ra hoocmon glucagon.
+ Tế bào bêta (β) nằm ở giữa các tiểu đảo và tiết ra Hoocmon insulin.
+ Tế bào đenta (Δ) nằm ở rải rác các tiểu đảo tiết ra Hoocmon somatostatin.
3. Hoocmon:
Tuyến tụy tiết ra các Hoocmon insulin, glucagon, somatostatin.
Hoocmon insulin có tác dụng làm giảm đường huyết. Nếu thiếu sẽ gây rối loạn trao đổi gluxit, làm tăng đường huyết gây bệnh đái đường.
Hoocmon glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết, tăng cường phân giải glycogen thành glucozo.
Hoocmon somatostatin có tác dụng làm giảm nồng độ glucagon và insulin trong máu, oxy hóa axit béo. Nếu nhiều mỡ được đưa về gan không được oxy hóa tích tụ gây nhiễm mỡ gan.
Tuyến sinh dục:
1. Vị trí
Ở nam giới: Phần nội tiết của tuyến sinh dục chính là tổ chức kẽ nằm giữa các ống sinh tinh của tinh hoàn.
- Ở nữ giới: Nằm ở buồng trứng.
2. Hoocmon:
Ở nam giới: Tiết ra hoocmon testosteron giúp cho hệ cơ phát triển mạnh,các mào xương nổi rõ, giọng nói ồ ồ, mọc râu, trứng cá.
+ Hoocmon sinh dục đực ở mức độ nào đó xác định tập tính sinh dục và quyết định một phần sự “say mê” sinh dục.
- Ở nữ giới: Buồng trứng tiết ra hai hoocmon sinh dục cái là: Ostrogen và progestin.
+ Ostrogen được tiết ra từ các tế bào nằm ở xoang của từng bao noãn có tác dụng gây ra biến đổi của nữ giới như mở rộng xương chậu, kích thích tuyến sữa, phát triển tử cung, thay đổi giọng nói và xuất hiện kinh nguyệt.
+ Progestin do tế bào thể vàng tiết ra (sau khi trứng rụng các tế bào của nang trứng còn lại phát triển thành những tế bào lớn chứa sắc tố gọi là hoàng thể hay thể vàng) gây ra biến đổi ở dạ con, làm cho trứng thụ tinh bám vào thành dạ con và kích thích sự phát triển các tuyến sữa trong những tháng mang thai cuối cùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khương Thị Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)