Bài 55. Giới thiệu chung hệ nội tiết

Chia sẻ bởi Trần Quang Huy | Ngày 01/05/2019 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài 55. Giới thiệu chung hệ nội tiết thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:


Sinh học 8
- Thông tin trên cho em biết điều gì ?

-> Tuyến nội tiết sản xuất ra các hoóc môn.
-> Hoóc môn tác động qua đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.
- Kể tên một số tuyến đã học trong các chương tiêu hoá và bài tiết ?
VD : tuyến mồ hôi, tuyến gan, tuyến tuỵ …
Sản phẩm tiết từ tuyến theo ống dẫn-> cơ quan tác động.
Sản phẩm tiết từ tuyến ngấm thẳng vào máu đưa đến các tế bào đích và các cơ quan đích.
- Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết
Kể tên các tuyến nội tiết ?
1
2
3
4
5
6
8
7
Tuyến yên
Tuyến tùng
Tuyến giáp
Tuyến cận giáp
Tuyến ức
Tuyến trên thận
Tuyến tụy
9
Buồng trứng
Tinh hoàn
Quan sát hình và chú thích vị trí của một số tuyến nội tiết chính
? Tuyeán sinh duïc vaø tuyeán tuïy thuoäc loaïi tuyeán gì taïi sao?

-> Tuyến tuỵ : vừa tiết ra dịch tuỵ đổ vào ruột vừa tiết ra hoóc môn ngấm vào máu.
-> Tuyến sinh dục: tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng, buồng trứng sản xuất ra trứng. Bên cạnh đó chúng còn tiết ra hoóc môn sinh dục nam và hoóc môn sinh dục nữ.
 Vì vậy chúng là những tuyến pha (vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết)
- Hoóc môn tác động vào các tế bào và các cơ quan trong cơ thể theo con đường nào?
-> Theo đường máu
- So sánh lượng chất tiết của tuyến ngoại tiết với tuyến nội tiết ?
-> Lượng chất tiết của tuyến nội tiết rất ít còn lượng chất tiết của tuyến ngoại tiết thì nhiều hơn.
Ví dụ : tuyến mồ hôi 1 ngày tiết ra 1 lít mồ hôi, tuyến nước bọt 1 ngày tiết ra 1,5 lít nước bọt.
Có phải tất cả các hoóc môn đều ảnh hưởng đến tất cả các tế bào trong cơ thể không ?
- Vậy hoóc môn thể hiện tính chất gì ?
-> Hoóc môn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định gọi là cơ quan đích.
-> Do đó hoóc môn thể hiện tính đặc hiệu.
- Hoóc môn do các tuyến nội tiết tiết ra tuy rất ít nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những tế bào hoặc các cơ quan mà chúng tác động. Điều đó chứng tỏ hoóc môn có tính chất gì ?

-> Hoóc môn có hoạt tính sinh học cao
- Hoocmon tăng trưởng tiết nhiều làm tăng kích thước cơ thể, tiết ít làm giảm chiều cao -> Hoocmon có hoạt tính sinh học cao.
- Người ta dùng insulin của bò ( thay insulin của người ) để chữa bệnh tiểu đường cho người. Điều đó chứng tỏ hoóc môn có tính chất gì ?

-> Hoóc môn không mang tính đặc trưng cho loài
CỦNG CỐ
Câu 1 : Em hãy đánh dấu vào các cột (a), (b) thích hợp
CỦNG CỐ
Câu 1 : Em hãy đánh dấu vào các cột (a), (b) thích hợp
Câu 2 : Tính đặc hiệu của hoóc môn thể hiện ở những điểm nào sau đây :
a) Hoóc môn có hoạt tính sinh học cao.
b) Hoóc môn đặc trưng cho loài.
c) Mỗi loại hoóc môn chỉ tác động đến một hoặc một số cơ quan nhất định.
d) Hoóc môn không chỉ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất mà còn ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng .
** Đáp án ** (a)
Câu 3 : Bằng kỹ thuật cấy gen, người ta buộc vi khuẩn Ecôli tổng hợp hoóc môn insulin trên quy mô công nghiệp, insulin này tiêm cho người trị được bệnh tiểu đường.
Ví dụ trên cho phép ta kết luận về tính chất nào của hoóc môn?
** Đáp án** :
Không có tính đặc trưng cho loài
Câu 4 :
Thí nghiệm : Nhỏ một giọt ađrênalin vào tim của ếch, ta thấy rằng nhịp đập của nó tăng lên so với lúc trước khi làm thí nghiệm.
Ví dụ trên cho phép ta kết luận về tính chất nào của hoóc môn?
** Đáp án** :
Hoóc môn có hoạt tính sinh học cao
Câu 5 : Nêu vai trò của hoóc môn
DẶN DÒ
- Học bài theo nội dung trả lời câu hỏi SGK
Đọc mục em có biết
- Đọc trước bài 56
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)