Bài 54. Vệ sinh hệ thần kinh

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thắm | Ngày 01/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 54. Vệ sinh hệ thần kinh thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

chào mừng cô và các bạn
Bài thảo luận tổ 3 - lớp k11 ĐHSP sinh
Đề bài: Cấu tạo hệ tiêu hoá phù hợp với chức năng
Giảng viên hướng dẫn: Trịnh Thị Hồng

1. Chức năng của hệ tiêu hoá:
- Tiêu hoá cơ học thức ăn( Nghiền nát, nhào trộn)
- Tiêu hoá hoá học thức ăn( Nhờ ezim phân giải các phân tử thức ăn lớn không hoà tan thành các phân tử nhỏ hoà tan có thể xuyên qua thành của ống tiêu hoá vào cơ thể)
- Hấp thụ thức ăn(ở phần hồi tràng)
2. Cấu tạo:
- Hệ tiêu hoá được cấu tạo gồm: Tuyến tiêu hoá và ống tiêu hoá
+ ống tiêu hoá gồm: Khoang miệng- Hầu- Thực quản- Dạ dày- Tiểu tràng- Đại tràng- Hậu môn.
+ Tuyến tiêu hoá gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan và tuyến tuỵ.

I/ Đại cương về hệ tiêu hoá:

HÖ tiªu ho¸
1. ống tiêu hoá:

1.1 Khoang miệng:
Khoang miệng là đầu của ống tiêu hoá có khe miệng rộng thông với bên ngoài.
- Môi: Môi gồm có môi trên và môi dưới là phần cử động tự do có chức năng dữ thức ăn khỏi bi rơi ra ngoài .Mặt trong môi phủ một lớp màng nhầy, mặt ngoài là da, giữa là lớp trung gian không có tầng sừng không co lông, tuyến nhờn chỉ có tuyến mồ hôi và cơ quan thụ cảm.
- Má: Má giới hạn khoang miệng ở hai bên Thành khoang miệng co cơ mút
Khoang miệng

II/ Cấu tạo hệ tiêu hoá phù hợp với chức năng :

- Khoang miệng gồm khoang tiền đình và khoang chính thức.
. Khoang tiền đình: Hình móng ngựa giới hạn phía trước bởi 2 môi, ở hai bên bởi má, phía sau bởi hàm răng.
Mặt ngoài khoang tiền đình có lớp màng nhầy gắn vào xương hàm tạo thành lợi. Khoang tiền đình có tuyến nước bọt mang tai đổ vào chức năng làm mềm và tiêu hóa một phần thức ăn về mặt hóa học.
. Khoang chính thức: Giới hạn phía trước và hai bên là tiền đình, phía trên là khẩu cái cứng và vòm khẩu cái mềm. Vòm khẩu cái cứng do xương khẩu cái và tấm xương ngang làm thành. Vòm khẩu cái mềm là tầng cơ phủ màng nhầy làm thành bờ tự do ngăn khoang miệng với hầu. Giữa vòm mềm có tiểu thiệt và có tuyến hạnh nhân khẩu cái.

a. Răng:
Răng cắm vào huyệt răng trên và xương hàm dưới. Răng có 4 loại là :
+ Răng cửa: Vành răng hơi cong ra phía ngoài mặt răng nhỏ sắc có chức năng cắn thức ăn.
+ Răng nanh: khỏe và dài nhất, đỉnh nhọn sắc có một chân răng. Chức năng xé thức ăn.
+ Răng trước hàm có một chân răng mặt nhai có 2 củlồi hình chóp có chức năng tham gia nghiền môi.
+ Răng hàm có kích thước lớn nhất, mặt nhai có 4-5 củ lồi.chức năng chính là nghiền mồi.
- Môi răng được cấu tạo gồm : Men răng, ngà răng, tủy răng, lớp xi măng.

Răng hàm: 1.men răng 2.ngà răng 3. tuỷ răng 4. lợi 5. lớp xi măng 6. chân răng

+ Men răng: là lớp ngoài của răng rất cứng, chủ yếu là phosphatcanxi. Men răng rất bền không bị tổn thương cơ học, có thể bị ăn mòn bởi các axít trong miệng. Men răng được tạo từ các tế bào tạo men bào.chức năng của men răng là bảo vệ.
+ Ngà răng: Là thành phần chính của răng, mằm ở trong men răng bao quanh hốc tuỷ cấu tạo từ tế bào tạo ngà bào. Ngà được cấu tạo từ các ống xương nhỏ ( tiểu quả ngà chạy song song với nhau từ hốc tuỷ chạy ra mặt ngoài của ngà răng) chức năng bảo vệ.
+ Tuỷ răng: ở chính giữa của răng, bao gồm mô liên kết chứa sợi thần kinh và mao mạch.
+ Lớp xi măng: là 1 dạng đặc biệt của xương, nó bao quanh chân răng và giữ cho răng nằm đúng vị trí. Giữa lớp xi măng và xương hàm có lớp màng ngoài răng. Màng này chứa những sợi ngắn hình thành từ protein dạng sợi keo gọi là collagen. Có vai trò giúp cho răng được giữ 1 cách an toàn và có thể xê dịch 1 chút trong hố của nó. Những xê dịch này làm tắt đi những tác động mạnh bất ngờ và làm cho răng đỡ bị vỡ trong quá trình ăn.
b. Lưỡi ( Lingua)�:
- Là khối cơ vân chắc phủ ngoài là màng nhầy, giầu mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh.
- Lưỡi có mặt trên và mặt dưới dính với nền khoang miệng bởi cuống lưỡi. Mặt dưới lưỡi có nếp hãm lưỡi. Mặt trên có nhiều gai cảm giác ( có 4 loại gai cảm giác�: gai chỉ, gai khuẩn, gai lá, gai vòng).
- Chức năng�: nhào trộn, vo viên thức ăn, kích thích quá trình sản xuất nước bọt theo cơ chế cung phản xạ.
- Phần trước lưỡi trước gai vòng là miền cảm giác, phần sau không có gai vị giác, có nhiều tuyến nhày.
Có 3 đôi vận động lưỡi�:
+ Cơ cằm lưỡi: Đưa lưỡi ra trước.
+ Cơ móng lưỡi�: Lưỡi chếch ra sau và chếch xuống dưới.
+ Cơ trâm lưỡi�: Lưỡi chếch ra sau và chếch xuống sau
Khối cơ cấu tạo lên lưỡi gồm 3 loại sơị�: dọc trước, sau và thẳng đan vào nhau giúp lưỡi vận động linh hoạt.
1.2 Hầu:
- Đây là ngã ba là nơi giao nhau của đường hô hấp và đường tiêu hoá. Là phần tiếp giáp với miệng.
- Hầu là một ống dài12cm, vị trí ở miền sau cổ, ở trứơc cột sống, từ nền hộp sọ đến đốt cổ VI.
- Chức năng: + Dẫn thức ăn vào thực quản.
+ Dẫn khí vào thanh quản.
Để thực hiện được chức năng đưa thức ăn vào thực quản thì giữa hầu và cốt sống là mô liên kết thưa làm cho hầu cử động dễ dàng khi nuốt.
Khi động tác nuốt xảy ra thì tiểu thiệt nâng lên đậy đường lên xoang mũi và sụn thanh thiệt hạ xuống đậy đường vào thanh quản.

1.Tỵ- hầu và khẩu-hầu
2.Thanh hầu 3.khí quản 4. thực quản
- Cấu tạo của hầu: Gồm 3 phần:
+ Phần mũi hầu : chỉ liên quan với phần hô hấp, ở thành bên có vòi nhĩ hầu thông với tai giữa, có chøc năng hô hấp.
+ Phần miệng hầu: ở giữa thông với khoang miệng bằng lỗ họng.
+ Phần thanh hầu: ở dưới thôg với thanh quản, trên là sụn thanh thiệt.
* Cấu tạo của hầu: Xét từ trong ra ngoài gồm: lớp niêm mạc, bao xơ hầu, những cơ khép và cơ nâng hầu, cân hầu.
* Phần cấu tạo của hầu gồm có hai đoạn sụn:
+ Phần sụn phía trên dể đậy thức ăn, ngăn không cho thức ăn chạy lên mũi gây ngạt.
+ Phấn sụn phía dưới có tác dụng đậy không cho thức ăn rơi vào hệ hô hấp, gây ngạt.
-> Khi nuốt thức ăn thì tiểu thiệt đóng tỵ hầu, thanh thiệt đậy thanh quản để đẩy thức ăn vào thực quản.
1.3 Thực quản:
* Cấu tạo :
- Là một ống cơ dài 25cm, có nhiÖm vụ chuyển thức ăn xuốg dạ dày.
- Vị trí: Đầu trên ứng với đốt cổVI, được nối tiếp với hầu, đầu dưới nèi với dạ dày ở ngang đốt ngực thứ XI. Thực quản đi ë phÝa sau thanh quản và khí quản, sát cột sống. Đoạn đầu thực quản nằm sau cung động mạch chủ, phÇn sau chuyÓn ra trước từ phải sang trái, đi qua một lỗ đặc biệt ở cơ hoành để vào khoang bụng.
* Cấu tạo:
Thành thực quản gồm 3 lớp : Lớp niªm mạc, lớp cơ , lớp mô liên kết đàn hồi
- Lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc:
+ Lớp niêm mạc: gồm những tế bàobiểu bì dẹt nhiều tầng tậothnhf những nếp dọc, sâu, giúp thựcquản gĩan ra khi nuốt.
+ Lớp dưới niêm mạc: rất phát triển. Ở đay chứa rất nhiều tuyến nhày, mạch máu, sợic trơn bé và sợi đàn hồi.
. Tuyến nhày để giúp chođường thực quản luôn ẩmướt và có tác dụng bôi trơn thức ăn khi nó đi qua giúp thức ăn đi xuống dạ dày nhanh hơn.
. Mạch máu có tác dụng làm ấm đường tiêuhoá.
. Sợi cơ trơn và sợi đàn hồi có tạc dụng giúp cho thức ăn đi từng đợt xuống dạ dày, sọi đàn hồi có khả năng dãn ra để cho khối lượng thức ăn lớn cũng có thể đi qua.
+ Lớp cơ:
Có cấu tạo không đồng nhất, 2/3 phần đầu thực quản là cơ vân để đẩy thức ăn xuống theó ý muốn của con người để tránh bị nghẹn thức ăn.Còn lại 1/3 phần dưới là cơ trơn để thức ăn tự động đi xuống dạ dày.
Lớp cơ cũng gồm hai lớp :
. Cơ vòng ở trong đảm bảo cử động nhu động của thực quản.
. Cơ dọc ở ngoài đảm bảo tính cường cơ. Nhờ đó mà khối thức ăn được đẩy xuống dọc theo thực quản bằng các sóng cơ gọi là nhđộng, sau đó xuống dạ dày khi các cơ thắt tâm vị đang giãn.
+ Lớp cơ liên kết đàn hồi, gắn thực quản với các cơ xung quanh, bảo đảm cử động của thực quản.
1.4 Dạ dày ( ventriculus, gaster ):
- Là phần rộng nhất của ống tiêu hoá, chứa và biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hoá học.
- Kích thước: dài khoảng 25-30cm, rộng 12-14cm, dày 7-8cm.
- Hình dạng: thay đổi tuỳ lúc no hay đói, tuỳ vị trí cơ thể, tuỳ theo lứa tuổi. Dạ dày người là một túi hình chữ J, lỗ phía trên đóng mở bằng cơ thắt tâm vị, lỗ phía dưới bằng cơ thắt môn vị.
- Dạ dày gồm 2 phần:
+ Phần thẳng đứng chiếm 2/3 dạ dày, gồm phình vị lớn, thân vị và phình vị bé.
+ Phần ngang thu hẹp lại.
5
2
4
1
3
Tâm vị 2.Bờ cong nhỏ 3. môn vị
5.bờ cong lớn
- Dạ dày có 2 bờ cong: bờ cong lớn và bờ cong bé, được treo bởi 2 lớp màng. Đầu trên của dạ dày có lỗ tâm vị thông với thực quản. Đầu dưới thông với tá tràng có môn vị.
- Thành dạ dày gồm 3 lớp:
+ Lớp thanh mạc: ở ngoài cùng có tác dụng bảo vệ và giảm ma sát.
+ Lớp cơ:
. Cơ dọc: ở ngoài, phát triển mạnh ở 2 bờ cong. ở phần môn vị có lớp cơ dọc riêng biệt nối trực tiếp với cơ ở tá tràng.
. Cơ vòng: ở giữa, phát triển ở tâm vị, nhất là ở môn vị. Cơ vòng co giãn do phản xạ làm cho thức ăn được chuyển từng đợt sang tá tràng
. Cơ xiên: chỉ có riêng ở dạ dày, từ tâm vị toả hình nan quạt tới các bờ
Các cơ này giúp cử động nhu động và cử động co rút chay vòng để đảo trộn thức ăn.
+ Lớp niêm mạc: gồm nhiều nếp gấp, mặt ngoài là một lớp tế bào biểu bì trụ tiết chất nhầy có tác dụng bảo vệ cho khỏi bị tiêu hủy bởi pepsin, trong có nhiều tuyến hình ống ( 100 ống/1mm2 ). Tuyến ống cấu tạo bởi 2 loại tế bào:
. Tế bào phụ tiết HCl ( trừ môn vị) nằm xen tế bào chính. HCl biến pepsinogen không hoạt động thành men pepsin hoạt động mạnh.
. Tế bào chính tiết men pepsin. Pepsin tác động lên các protein trong thức ăn tạo các chuỗi ràng(duodenum) dài khoảng 25-30cm, hình móng ngựa ôm lấy phần đầu tuyến tuỵ. Nó nhận những dịch tiêu hoá từ gan và tuỵ, đồng thời bản thân nó cũng sinh ra 1 số enzim riêng. Các dịch này có tác dụng trung hoà axit của dạ dày và nhanh chóng phân huỷ 1 phần những phân tử thức ăn đã được tiêu hoá thành những đoạn nhỏ hơn thuận lợi cho việc hấp thụ.
Đi đến dạ dày có các nhánh của động mạnh
thanh tạng và động mạch gan, các nhánh
của dây thần kinh phế vị và dây thần kinh
giao cảm.
1.5 Tiểu tràng (intestinum tenue):

2
1
1. Tiểu tràng 2. đại tràng
- Chức năng: biến đổi thức ăn về mặt hoá học và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Kích thước: dài khoảng 5-6m.
- Cấu tạo: gồm 3 phần: tá tràng, hổng tràng và hồi tràng.
+ Tá tràng(duodenum): dài khoảng 25-30 cm, hình móng ôm lấy phần đầu tuyến tuỵ gồm:
. Hành tá tràng: đoạn từ môn vị đến chỗ gấp gần túi mật.
. Phần tá tràng chính thức có lỗ đổ vào của ống dẫn mật và ống dẫn tuyến tuỵ. Tá tràng chuyển vào tiểu tràng ở chỗ gấp tá hổng hồi tràng.
+ Hồi tràng: dài khoảng 3/5 phần tiểu tràng còn lại.
+ Hổng tràng: dài khoảng 2/5 phần tiểu tràng còn lại, nằm nhiều về bên trái khoang bụng.
- Thành tiểu tràng gồm 3 lớp:
+ Lớp thanh mạc ở ngoài cùng.
+ Lớp cơ: gồm cơ dọc(ở ngoài) và cơ vòng(ở trong) phát triển ở tá tràng, giảm dần tới hồi tràng gây ra cử động nhu động
+ Lớp niêm mạc: gồm nhiều van tràng(nếp gấp chạy vòng). Van tràng có nhiều nhất ở đoạn hổng tràng, ở tá tràng và đoạn cuối hồi tràng hầu như không có.



* Lớp biểu bì ruột còn nhô lên tạo thành các lông ruột (villi). Mỗi lông ruột dài khoảng 0,5-1 mm,đường kính 0,1 mm.Tổng số lông ruột ở người có hơn 4 triệu. Van tràng và lông ruột làm tăng bề mặt hấp thụ của tiểu tràng lên 5 lần. Trên lông ruột, còn có các tơ lông ruột(microvilli) làm diện tích hấp thụ tăng tới 30 lần nữa.
Trong lông ruột, ở trục giữa là mạch bạch huyết (hấp thụ mỡ). ở bề mặt có lưới mạch máu hấp thụ protit, gluxit, nước và muối khoáng. Nằm dọc các lông ruột có các tế bào cơ trơn gây co rút lông rụột để hấp thụ thức ăn.

Nhung mao của tiểu tràng
2
1
3
4
5
1. Manh tràng 2. kết tràng lên 3.kết tràng ngang 4.kết tràng xuống 5.ruột thừa
Xen giữa các tế bào biểu bì hình trụ là các tế bào hình chén tiết chất nhày. Ngoài ra, chen giữa các lông ruột, nằm sâu ở lớp dưới niêm mạc còn có các tuyến rụôt hình chùm hoặc hình ống.
1.6 Đại tràng (intestinum crassum):
- Kích thước: dài 1,3 - 1,5 m, đường kính 6 m.
- Gồm 3 phần: manh tràng, kết tràng, trực tràng.
+ Manh tràng: đây là phần đầu của đại tràng, nằm ở hố chậu phải dài khoảng 8 cm, rộng 7 cm.

. Đoạn cuối của manh tràng thoái hoá thành ruột thừa là 1 mấu hình giun, không tham gia vào quá trình tiêu hoá, có chiều rộng từ 5- 1 cm, dài khoảng 2 cm.Niêm mạc của ruột thừa có nhiều nang bạch huyết.
. Chỗ tiểu tràng mở vào đại tràng có 1 nếp gấp của thành đại tràng gọi là van hồi - mạch tràng (van Bauhin), ngăn không cho chất bã quay trở lại ruột non.
+ Kết tràng : gồm 3 đoạn: đoạn lên (nằm bên phải), đoạn ngang (từ phải sang trái), đoạn xuống (nằm bên trái).
. Phần cuối đoạn xuống cong hình chữ S đặt nằm ngang gọi là đoạn cong Sigma đi được xuống hố chậu bé.
. Đoạn ngang và đoạn cong Sigma, có thể di động do màng treo ruột phát triển.
* Cấu tạo thành đại tràng: gồm 3 lớp
. Lớp thanh mạc bao ngoài chứa các bờm mỡ.
. Lớp cơ:
Lớp cơ ở giữa: gồm 3 dãi cơ dọc (ngắn hơn chiều dài ruột) tạo ra các bướu ruột. Đến trực tràng lớp cơ này phân bố đều.
Lớp cơ ở trong: là cơ vòng, gây ra nhu động ở đại tràng(intestinum crassum).
.


. Lớp niêm mạc: cấu tạo đơn giản không có van tràng và lông rụôt, chỉ có 1 số tuyến nằm rải rác. Đại tràng chỉ có vai trò hấp thụ nước
+ Trực tràng (intestinum rectum):
. Là đoạn ruột thẳng tận cùng bởi hậu môn. Cách hậu môn 2 cm trực tràngtừ 1 lớp tế bào hình trụ chuyển thành 2 lớp tế bào dẹt (ở niêm mạc).
. Bao ngoài niêm mạc có cơ vòng hậu môn trong (cơ trơn) và cơ vòng hậu môn ngoài (cơ vân) thường xuyên đóng hậu môn.


2. Các tuyến phụ tiêu hoá:
Là các tuyến tiêu hoá nằm bên ngoài ống tiêu hoá, nhưng tiết dịch đổ vào ống tiêu hoá, giúp cho sự biến đổi các chất thức ăn.
Các tuyến này bao gồm: tuyến nước bọt, tuyến tuỵ và gan.
a. Tuyến nước bọt:
- Chức năng:
+Tuyến nước bọt tiết ra men ptyalin biến đổi một phần tinh bột thành đường maltose.
+ Có tác dụng bảo vệ do trong thành phần có men lizozyme có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
- Cấu tạo:
+ Những tuyến nước bọt là những tuyến ngoại tiết loại túi kiểu chùm nho.
+ Mỗi tuyến nước bọt được bọc bởi một vỏ liên kêt có nhiều sợi tạo keo. Từ vỏ bọc này phát sinh những vách liên kết gọi là vách gian tiểu thuỳ chia tuyến thành những khối nang tuyến gọi là những tiểu thuỳ. Từ các vách gian tiểu thuỳ có những sợi liên kết tách ra để đi đến bọc ngoài của nang tuyến.

1. Tuyến mang tai 2. tuyến dưới hàm 3.tuyến dưới lưỡi 4. tuyến tuỵ
- Tuyến nước bọt gồm có 3 tuyến:
+ Tuyến mang tai: lớn nhất, có khối lượng khoảng 20-30g, ở phía dưới ống tai ngoài, dưới da má. Tuyến này tiết dich đổ vào tiền đình khoang miệng,mức răng hàm trên 2.
+ Tuyến dưới hàm: có khối lượng bằng 1/2 tuyến mang tai, ở giữa bờ dưới xương hàm dưới và cơ hàm móng, đổ ra phía bên của hàm lưỡi.
+ Tuyến dưới lưỡi: nhỏ nhất chỉ khoảng có 5g, nằm ngang dưới lớp niêm mạc của đáy xoang miệng ở dưới lưỡi đổ gần chỗ đỗ của tuyến dưới hàm.
b. Tuyến tuỵ:
- Tuyến tuỵ nằm ngang xoang bụng,phía dưới dạ dày,hình lá dài 15->20cm,khối lượng khoảng 70->80g
- Tuyến có 3 phần :đầu tuỵ,thân tuỵ,đuôi tuỵ.
- Tuyến tuỵ có 2 loại tế bào tạo nên phần ngoại tiết và phần nội tiết
+ Phần ngoại tiết: gồm các kiểu thuỳ, tiết ra dịch tuỵ chứa nhiều men tiêu hoá thức ăn, đổ vào tá tràng. C/n: chế tiết dịch tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn.
+ Phần nội tiết: gồm các đảo tuỵ, tiết ra kích thích tố insulin giúp cho quá trình đồng hoá gluxit. Đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự chuyển hoá chất hidrat cacbon.
c. Tuyến gan: là tuyến lớn nhất, nằm gần ổ bụng, sát cơ hoành, màu nâu sẫm.
- Chức năng: quan trọng, gan vừa là tuyến ngoại tiết, vừa là tuyến nội tiết.
+ Ngoại tiết :tiết mật đổ vào tá tràng,giúp cho việc tiêu hoá lipit
+ Nội tiết:giúp cho việc đồng hoá lipit,gluxit,prôtiêt
+ Là nơi dự trữ đường ở dạng glucozen
+ Trung hoà độc tố,tiêu huỷ hồng cầu già
- Cấu tạo:
+ Mặt trên gan tròn có 2 thuỳ: phải lớn và trái bé, giữa 2 thuỳ có rãnh dọc là nơi bám của dây chằng liềm mắc gan vào cơ hoành.
+ Mặt dưới lõm có 3 rãnh: 2 rãnh dọc và 1 rãnh ngang xếp hình chữ H, chia gan thành 4 thuỳ (thuỳ trái, thuỳ phải, thuỳ vuông và thuỳ đôi). Rãnh ngang là nơi đi vào của bó mạch thần kinh và đi ra của ống gan tĩnh mạch gan.
. Trên rãnh dọc bên phải có hố túi mật (nơi dự trữ mật của gan), có dung tích khoảng 40cm khối, thành trong có khả năng hấp thụ nước, làm cô đặc mật.
. ống gan đi từ thuỳ gan ra kết hợp với ống túi mật tạo thành ống dẫn mật chính hay ống mật chủ. ống này đổ vào bầu Vate ở tá tràng. Tại đó có cơ thắt Ôtđi điều hoà sự chảy của mật vào tá tràng.
Danh sách tổ:
Trịnh Thanh Vân
Trần Thị Nga
Trần Thị Dịu
Lê Thị thơm
Lê Thị Mai
Ngô Thị Huệ
Đoàn Văn Cường
Bùi Mạnh Hùng
Trần Văn Duy
Hẹn gặp lại!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thắm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)