Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền Anh | Ngày 27/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG
P
Tiết 60 – Bài 54
sự trộn các ánh sáng màu
I. THẾ NÀO LÀ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU
Chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên màn ảnh màu trắng .
.
Hay chiếu đồng thời các chùm sáng đó trực tiếp vào mắt
Màu của màn ảnh ở chỗ đó sẽ là màu mà ta thu được khi trộn các chùm sáng màu nói trên với nhau
Khi đó trên màng lưới của mắt sẽ có màu mà ta trộn được.
I. THẾ NÀO LÀ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU
Làm thế nào để quan sát được hiện tượng xảy ra khi trộn các ánh sáng màu với nhau?
Dụng cụ thí nghiệm trộn các ánh sáng màu
2;3;4: Các tấm lọc màu
5:6 :Các gương phẳng
5
7;8:9 :Các tia sáng
6
9
8
7
3
4
2
1
1: Đèn
II. TRỘN HAI ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU
Dụng cụ thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1
Các bước tiến hành thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
II. TRỘN HAI ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU
Kết quả thí nghiệm
Có thể trộn được ánh sáng màu đen không?
- Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối tức là thấy màu đen.
Màu đen có thể được định nghĩa như ấn tượng thị giác khi người ta ở trong khu vực hoàn toàn không có ánh sáng
Khi nhìn thấy một vật màu đen là khi không có ánh sáng từ vật chiếu đến mắt
2. KẾT LUẬN: (SGK – 143)
Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.
III. TRỘN BA ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU ĐỂ ĐƯỢC ÁNH SÁNG TRẮNG
Dụng cụ thí nghiệm
1. Thí nghiệm 2
Các bước tiến hành thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
1. Thí nghiệm 2:
III./ TRỘN BA ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU ĐỂ ĐƯỢC ÁNH SÁNG TRẮNG:
2. Kết quả thí nghiệm
Khi trộn ba chùm sáng màu đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp ta được ánh sáng màu trắng.
III./ TRỘN BA ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU ĐỂ ĐƯỢC ÁNH SÁNG TRẮNG:
III./ TRỘN BA ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU ĐỂ ĐƯỢC ÁNH SÁNG TRẮNG:
KẾT LUẬN: (SGK - T143)
Bằng cách trộn ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương với nhau, chúng ta có thể tạo nên bất cứ loại màu sắc nào.
Khi cả ba màu kết hợp với nhau, người ta có ánh sáng trắng hoặc màu xám (tuỳ thuộc vào độ sáng của chúng).
Ngoài ra người ta còn tìm ra nhiều bộ ba ánh sáng khác nhau khi trộn chúng lại với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.
Trộn các màu từ đỏ đến tím do lăng kính phân tích ra cũng được ánh sáng trắng.
IV. Vận dụng
C3:Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau: Một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam. Làm thêm trục quay cho vòng tròn như một con quay. Cho vòng tròn quay tít. Nhận xét về màu của mặt giấy lúc đó. Có thể coi đây là một thí nghiệm trộn các ánh sáng màu với nhau được không? Tại sao? (về nhà)
Bài tập vận dụng
Tìm hiểu về đĩa tròn Newton
Các em quan sát hình trên và nghiệm lại bài học
Ghi nhớ
Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau để được màu khác hẳn
Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau một cách thích hợp sẽ được ánh sáng trắng.
Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.
- Học ghi nhớ
Làm tất cả các bài tập trong sách bài tập
Đọc trước bài 55 Sách giáo khoa
Hướng dẫn về nhà:
Niuton dán một tờ giấy trắng lên một đĩa kim loại tròn Đ, rồi chia hình tròn thành bảy hình quạt, có góc ở tâm tỉ lệ với diện tích các dải màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Cho đĩa Đ quay nhanh dần, thì ban đầu còn thấy đĩa có màu, nhưng khi đĩa quay đủ nhanh, thì nó thành có màu trắng.
Do hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc, nên khi đĩa quay nhanh, cảm giác màu đỏ gây ra cho mắt bởi hình quạt màu đỏ chưa kịp mất, thì mắt lại nhận tiếp được cảm giác về màu da cam, màu vàng…màu tím. Rút cục, cảm giác về cả bảy màu đó hòa lẫn với nhau và gây cho mắt cảm giác về màu tổng hợp, là màu trắng.
Hi hi hi!
R?t ti?c!
CHÚC MỪNG EM ĐÃ TRẢ LỜI ĐÚNG
Bài 1: Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?
Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.
Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.
Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc màu vàng
Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.
Bài 2: Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào nêu dưới đây: đỏ, vàng, da cam, lục, tím?
Đáp án: Màu da cam.
Có 3 loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 màu sắc khác nhau. Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ 3 loại tế bào này tạo nên những cảm giác màu sắc phong phú.
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Để tạo ra hình ảnh màu trên màn hình, người ta cũng sử dụng 3 loại đèn phát sáng ở 3 vùng ánh sáng nhạy cảm của người.
Tại mỗi điểm trên màn hình của máy thu hình có ba hạt phát sóng nhỏ phát ra ba màu cơ bản(đỏ, lục và lam). Tuỳ theo sự kích thích mà mỗi hạt sẽ phát mạnh yếu khác nhau, tạo ra màu phù hợp. Trên màn hình 21 inch có đến 1 100 000 hạt như vậy
Nguyên tắc trộn màu trong máy thu hình
James Clerk Maxwell được biết đến như người đầu tiên phối màu phát xạ. Ông nhờ nhà nhiếp ảnh Thomas Sutton chụp một dải băng màu ba lần, mỗi lần với một kính lọc màu khác nhau đặt trước ống kính. Ba bức ảnh được rửa và chiếu lên màn hình, sử dụng các kính cùng màu với lúc chụp. Khi chồng vào nhau, ba ảnh tạo nên một hình màu gần giống thật, cho thấy nguyên lý của phối màu phát xạ.
?
?
Các bước tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm 1:
- Bật đèn
-Đóng một cửa sổ (không sử dụng)
-Lần lượt chắn hai cửa sổ còn lại bằng 2 trong 3 tấm lọc màu.
-Đặt màn ảnh tại chỗ hai chùm sáng giao nhau.
-Nhận xét màu thu được trên màn ảnh => C1?
Thí nghiệm 2:
Bật đèn
-Chắn ba cửa sổ bằng 3 tấm lọc màu.
-Đặt màn ảnh tại chỗ ba chùm sáng giao nhau.
-Nhận xét màu thu được trên màn ảnh
=> C2?
K
L
I
G
N
H
N
Ă
Câu 1: Hiện tượng xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc?
Câu 2: Một dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ?
Câu 3: Một trong hai bộ phận quan trọng nhất của mắt?
Câu 4: Mắt một người bình thường khi quan sát ảnh của vật hiện lên ở đâu?
Câu 5: Ảnh hứng được trên màn?
Câu 6: Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam ta thu được ánh sáng có màu gì?
Câu 7: Trộn các ánh sáng có màu từ tím đến đỏ do lăng kính phân tích ra ta được ánh sáng…..
TỪ KHOÁ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)