Bài 54. Polime

Chia sẻ bởi Ngô Thu Huyền | Ngày 29/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 54. Polime thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ:
Cho các chất có công thức: (- CH2- CH2-)n, (- C6H10O5-)n
Gọi tên các chất trên?
Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo và phân tử khối của chúng?
Thảm nhựa
Cao su thiên nhiên
Tinh bột
Tơ visco
Đồ gia dụng
POLIME THIÊN NHIÊN

Có sẵn trong thiên nhiên.
Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ,
protein, cao su thiên nhiên, …
POLIME TỔNG HỢP

Do con người tổng hợp
từ các chất đơn giản.
Thí dụ: polietilen, poli (vinyl clorua), tơ nilon, cao su buna,…
POLIME
- Hoạt động theo nhóm bàn trong 5 phút, điền nội dung thích hợp vào ô trống của bảng.
Các mắt xích liên kết với nhau tạo thành ba dạng mạch:
Mạch thẳng
Thí dụ: Polietilen, xenlulozơ, poli(vinyl clorua)
b. Mạch nhánh
Thí dụ: amilopectin của tinh bột
c. Mạng không gian
Thí dụ: cao su lưu hóa
Lưu hóa là quá trinh phản ứng hóa học mà qua đó cao su chuyển từ trạng thái mạch thẳng sang trạng thái không gian 3 chiều. Ngay từ buổi đầu tiên, người ta dùng lưu huỳnh để khâu mạch cao su nên gọi là lưu hóa. Ngoài lưu huỳnh còn có thể dùng một số chất khác để lưu hóa cao su như selen (Se), peroxit, nhựa lưu hóa,...
Sự lưu hóa đã làm cho cao su bền hơn, dai hơn và đưa cao su trở thành sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Câu hỏi : H·y cho biÕt tÝnh chÊt vËt lÝ cña polime
- Hầu hết polime là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
Nhiều polime có tính dẻo, tính đàn hồi, cách điện, cách nhiệt,….
Chọn câu đúng trong các câu sau:
Câu 1:
a. Polime là những chất có phân tử khối lớn.
b. Polime là những chất có phân tử khối nhỏ.
c. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều loại nguyên tử liên kết với nhau tạo ra.
d. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
Câu 2:
a. Polime là những chất dễ bay hơi.
b. Polime là những chất dễ tan trong nước.
c. Polietilen nóng chảy ở 1250C.
d. Polime chỉ được tạo ra bởi con người và không có trong tự nhiên.
e. Polime là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước.
Bài tập:
Bài 1: Polietilen, viết tắt là PE, được điều chế từ etilen CH2 = CH2. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
Bài 2: Poli(vinyl clorua), viết tắt là PVC có cấu tạo mạch như sau:
.-CH2-CH-CH2-CH-CH2-CH-CH2-CH-.
Cl Cl Cl Cl
Viết công thức chung và công thức một mắt xích của PVC.
Làm thế nào để phân biệt được da giả làm bằng PVC và da thật?
Bài tập: Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), poli(vinyl clorua). Sắp xếp các polime trên vào bảng cho thích hợp)
xenlulozơ, tinh bột (amilopectin)
polietilen, xenlulozơ, poli(vinyl clorua).
tinh bột (amilopectin)
polietilen, poli(vinyl clorua).
Hình ảnh về ứng dụng của “vua” chất dẻo teflon
Hướng dẫn tự học
Biết và hiểu nội dung phần đã học, làm bài tập về nhà bài 2, 3, 4/165 (SGK)
b. Đọc trước nội dung phần ứng dụng của polime: Các dạng ứng chính của polime (lấy vài ví dụ ứng dụng cho các dạng chất dẻo, tơ và cao su)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thu Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)