Bài 53. Protein

Chia sẻ bởi Hà Văn Sáng | Ngày 30/04/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 53. Protein thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Nêu tính chất vật lý, tính chất hoá học của tinh bột và xenlulôzơ ? Viết phương trình hoá học ?
Viết công thức phân tử của tinh bột và xenlulôzơ? Vì sao chúng không tan trong nước?
Chữa bài tập số 4 SGK - 158
Tr¶ lêi
Tính chất vật lý:
- Tinh bột là chất rắn màu trắng ,không tan trong nước ,từ 65� trở lên tinh bột tạo thành d d keo (hồ)
- Xenlulozo là chất rắn ,trắng ,không tan trong nước kể cả khi đun nóng.
Tính chất hoá học:
- Tinh bột và xenlulozơ bị thuỷ phân thành glucozơ :
(-C6H10O5-) n + n H2O t�,axit n C6H 12O6
- Tinh bột tác dụng với iốt dung dịch màu xanh
- Công thức phân tử của tinh bột và xenlulozơ:
(-C6H10O5-) n chúng khó tan trong nước vì :có số mắt xích nhiều ,phân tử khối rất lớn.

Đáp án
bài 4

a, Phương trình hoá học:
(-C6H10O5-)n + nH2O Axít nC6H12O6
162 n tấn 180 n tấn
Vì hiệu suất chỉ đạt 80% nên lượng glucozơ thu được là:
(180n : 162n) (80 : 100).1 (tấn) = 0,89 (tấn)
b, PTHH của phản ứng tạo ra rượu etylic:
C6H12O6 lên men 2C2H5OH + 2CO2
180 tấn 92 tấn
Vì hiệu suất đạt 75% nên khối lượng rượu etylic tạo ra là:
0,89 (92 : 180) (75 : 100) = 0,341 (tấn)
Tiết 64 Bài 53
Chú ý
Ký hiệu (?) Ở đầu dòng là yêu cầu các em phải trả lời.

Ký hiêu bàn tay cầm bút  là nội dung buộc các em phải ghi vào vở.

I. Trạng thái tự nhiên
Đọc thông tin SGK và quan sát hình 5.14 SGK
Quan sát các hình ảnh sau đây:
Protein có ở đâu
- Protein có trong: thịt, cá, trứng, sữa,tóc, sừng, móng. (trong cơ thể mọi động vật và con người)
- Trong thực vật : thân, rễ, lá, quả, hạt.
- Không có protein thì không có sự sống


Vì sao nói không có protein thì không có sự sống?
II. Thành phần và cấu tạo phân tử
1. Thành phần nguyên tố:
Dựa vào kiến thức đã học ở môn sinh 9 (AND) và thông tin SGK

Nêu thành phần hoá học của protein?
II. Thành phần và cấu tạo phân tử
2. Cấu tạo phân tử
Các em hãy quan sát mô hình phân tử protein :
Kết hợp thông tin SGK trả lời câu hỏi:

Nêu cấu tạo phân tử của protein?
- Protein có phân tử khối rất lớn
- Protein được tạo ra từ các Amino axit, mỗi phân tử Amino axit là một "mắt xích" trong phân tử protein.
Ví dụ: H2N - CH2 - COOH là một mắt xích đơn giản nhất.


III. Tính chất
1. Phản ứng thuỷ phân
Protein được phân huỷ như thế nào? Viết sơ đồ phản ứng thuỷ phân protein?

Protein bị thuỷ phân bởi nhiệt độ, axit hoặc kiềm tạo thành Amino axit:
Protein + nước axit hoặc kiềm ,t� Hỗn hợp Amino axit


Protein được tiêu hoá trong cơ thể như thế nào?
III. Tính chất
2. Sự phân huỷ bởi nhiệt
Khi ta đốt tóc, lông gà hoặc một miếng thịt sẽ có hiện tượng gì?

Khi ta đốt cháy, protein bị phân huỷ tạo ra chất bay hơi có mùi khét
Ví dụ: đốt tóc, lông gà hoặc thịt.
III. Tính chất
3. Sự đông tụ
Hãy quan sát thí nghiệm sau :
- Nêu hiện tượng thí nghiệm ?
- Em hãy lấy thêm những ví dụ khác về sự đông tụ ?

Protein ở dạng dung dịch keo ,khi đun nóng hoặc cho hoá chất Protein bị kết tủa gọi là sự đông tụ.

VI. ứng dụng
Đọc thông tin SGK và qua hiểu biết thực tế:
Nêu các ứng dụng của Protein ?

-Làm thức ăn cho người .
-Sản xuất len ,dạ , tơ lụa.
-Sản xuất đồ da ,đồ mĩ nghệ .

Kiểm tra - đánh giá
Bài 1:
a, Các protein đều chứa các nguyên tố.....
b, Protein có ở ...... của người ,động vật .Thực vật như : ........
c, ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của men protein......tạo ra các
amino axit.
d, Một số protein bị....khi đun nóng hoặc cho thêm một số hoá chất.
C, H, O ,N
Trong cơ thể
Rễ, thân lá, quả, hạt
bị thuỷ phân
đông tụ
Bài 2
Hãy chọn câu đúng :Để phân biệt da thật (da thú) với da giả người ta làm như sau :
Ngâm nước
Đốt cháy
Đun nóng
Cả 3 cách trên .
Em hãy giải thích lựa chọn của mình

Trả lời :
B ®óng
V× khi ®èt nÕu lµ da thËt sÏ cã mïi khÐt
Hướng dẫn-Dặn dò-công việc ở nhà
Làm thí nghiệm như bài tập số 2 SGK để thấy được hiện tượng rồi giải thích
Trả lời bài tập số 3 SGK
Làm bài tập số 4 -SGK-.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Văn Sáng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)