Bài 52. Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú
Chia sẻ bởi jessica jung |
Ngày 04/05/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: Bài 52. Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
TIẾT 54
THỰC HÀNH : XEM BĂNG HÌNH VỀ TẬP TÍNH CỦA MỘT SỐ LOÀI CHIM VÀ THÚ
Sư tử Châu Phi và loài sư tử nói chung là động vật mạnh mẽ, có cách săn mồi vô cùng quyết đoán, đầy khôn khéo.
Sư tử được cho là loài động vật săn mồi cơ hội, sở hữu những bước đi lén lút theo con mồi. Chúng sẽ vồ lấy con vật gần chúng nhất mà chẳng đếm xỉa đến độ tuổi, giới tính hay tình trạng của con mồi
1.CÁCH RÌNH MỒI BẮT MỒI Ở THÚ ĂN ĐỘNG VẬT
Sư tử thường chén thịt con mồi ngay sau khi "tóm" được, nôm na là "ăn tươi", nhưng chúng vẫn có thể ăn những thức ăn thừa, thậm chí là thức ăn đã thối rữa của các con thú ăn thịt khác để lại khi mà chúng không có khả năng đi săn mồi.
Nếu như có lượng thức ăn dồi dào thì sư tử thường ăn 3 đến 4 ngày một lần. Thế nhưng chúng cũng có thể sống mà không hề có một chút thức ăn nào trong vòng 1 tuần. Trung bình sư tử tiêu thụ khoảng từ 5 đến 7 kg thịt mỗi ngày.
Một con sư tử trưởng thành có thể giết khoảng 15 con mồi mỗi năm. Quy tắc thông thường cho những con sư tử châu phi là chúng chỉ săn đủ lượng lương thực vừa đủ, thế nhưng chúng cũng biết kiếm thừa ra một chút để "trợ cấp" cho những con sư tử còn non hoặc ốm yếu trong bầy đàn
Cách săn mồi của sư tử Châu Phi
Sư tử Châu Phi khi săn mồi sử dụng nhiều tới mắt. Mặc dù những ám hiệu thị giác đóng vai chính, xong khứu giác cũng sẽ hỗ trợ thông báo cho chúng biết nơi nào có con mồi.
Hầu hết các cuộc đi săn đều diễn ra trong điều kiện ánh sáng kém, tức là vào đêm hoặc sáng sớm. Trong ánh sáng ban ngày, khi mà mọi loài động vật có thể nhìn rõ thì săn mồi lúc này đúng là cực bất lợi. Bởi kỹ thuật săn bắt của sư tử chủ yếu phụ thuộc vào sự rình rập.
Thực ra thì sư tử Châu Phi "chạy bền" không giỏi đâu vì thế chúng thường tiến đến rất gần con mồi trước khi tấn công . Sư tử thường có những bước tấn công quết định khi chúng cách con mồi khoảng 10m, hiếm khi vượt quá 20m. Chúng không đi săn theo bầy đàn mà đi săn đơn lẻ.
Thông thường sư tử cái đi săn nhiều hơn sư tử đực, nhưng trong trường hợp con mồi lớn, có khối lượng lớn thì cần đến sưc mạnh thì những con sư tử đực sẽ ra tay.
Sư tử là một loài động vật mạnh mẽ, chúng có thể sử dụng sức mạnh của hông để tấn công và hạ gục một con ngựa vằn đã trưởng thành. Chúng có thể giáng một đòn chí mạng với con linh dương đầu đàn, chỉ với một cái tát vào mặt là đủ để làm choáng váng con mồi.
"Bí quyết" thường thấy nhất của sư tử đó là tấn công hệ thống hô hấp của con mồi. Cuộc đi săn sẽ diễn ra nhanh và gọn gàng hơn nếu như chúng cắn hoặc xé rách cổ họng con mồi. Sự phối hợp là rất quan trọng trong trường hợp con mồi quá lớn, một số con sư tử có nhiệm vụ "nhử" con mồi trong khi các con sư tử khác "thầm lặng" tiến đến và kết liễu
. Đối với hươu cao cổ thì cần tính chuyên nghiệp cao hơn, bởi thông thường những con mồi như hươu cao cổ hay ngựa vằn thường có những đòn tự vệ khá là hiểm. Sư tử cũng thường xuyên bị chấn thương khi đi săn những con mồi như vậy. Ví dụ như một cú đá hậu của một con ngựa vằn cũng có thể làm sư tử vỡ hàm hoặc bị mù mắt
Sư tử thường tha mồi đến một kín đáo hơn để chúng có thể giấu con mồi của chúng và ăn. Sư tử thích thưởng thức con mồi trong bóng râm, cũng như để tránh sự dòm ngó của những con chim kền kền và các động vật ăn xác thối khác.
Con cá sấu này đã bị đàn hà mã 50 con giết chết khi liều lĩnh tấn công chúng tại công viên quốc gia Serengeti, Tanzania
CÁCH TÌM THỨC ĂN ,CÁCH ĂN Ở THÚ ĂN THỰC VẬT THÚ ĂN CÔN TRÙNG
.
Với một cái vòi dài khá đặc thù, có vẻ như thú ăn kiến chỉ cần hít một hơi dài là đã đầy bụng kiến, thế nhưng việc kiếm ăn của nó không đơn giản như thế. Đầu tiên nó phải tìm được tổ kiến rồi dùng chân vuốt của mình để mở ổ kiến ra. Từ lúc này nó phải hành động thật nhanh nếu không muốn bữa ăn có chân của mình chạy mất. Cái vòi dài của thú ăn kiến trông giống cái mũi nhưng thật ra đó là hàm của nó, vì vậy cũng không có chuyện đơn giản là hít kiến vào là xong. Nó phải dùng cái lưỡi “khủng” dài đến 0,6m và nước bọt dính như keo để bắt mồi. Thú ăn kiến không có răng mà chúng có những phần phụ cứng ở phía trong miệng có vai trò nghiền nhỏ những gì nó cho vào miệng; đôi khi nó cũng nuốt những viên sỏi nhỏ để giúp nó nghiền thức ăn trong dạ dày. Nếu gặp may kiếm được tổ kiến lớn, thú ăn kiến có thể tóm gọn vài ngàn con kiến chỉ trong vài phút.
LẨN TRỐN KẺ THÙ
Màu của chú gà gô trắng xám giúp nó tránh được sự chú ý của những con chim săn mồi
Chim potoo ở Brazil cũng biết lẩn trốn khỏi kẻ thù bằng cách ngụy trang giống như những thân cây trụi lá
Bạn có nhìn thấy chú báo đốm trên mỏm đá chờ mồi ko? Có bao nhiêu con báo?Còn có thứ gì nữa ko ?
GAME
Không chỉ là bậc thầy trong nghệ thuật hóa trang, loài bạch tuộc bắt chước này còn là kẻ giỏi bắt chước các loài sinh vật khác dưới biển sâu.
Bằng cách chuyển động và sắp xếp các phần cơ thể, chúng có thể bắt chước thành 15 loài sinh vật biển như: rắn, cá sư tử, sao biển, cua lớn, cá đuối gạc gai, cỏ chân ngỗng, tôm tích...
Sự thay đổi hình dáng bên ngoài được loài bạch tuộc thực hiện khi chúng xác định mối đe dọa nhất định và phản ứng đầu tiên là bắt chước thành kẻ thù của kẻ thù.
Ví dụ, khi bạch tuộc bị tấn công bởi loài cá biển chuyên sống ở rặng sa hô, loài bạch tuộc đã giả hình một con rắn biển, kẻ săn mồi của loài cá san hô. Nó giả danh bằng cách chuyển sang màu đen và vàng, huơ sáu cánh tay của nó như thể có tới 6 con rắn đang tấn công.
THAM KHAO
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: jessica jung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)