Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Chia sẻ bởi Đỗ Minh Tuyển | Ngày 01/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Thế nào là phản xạ ?

Câu 2: Lấy 3 ví dụ về phản xạ ở người ?
Trả lời:
Câu 1: Phản xạ là những phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường nhằm giúp cơ thể thích ứng được với mọi sự thay đổi của môi trường.


Trả lời:
Câu 2: 3 ví dụ về phản xạ ở người.
1.Thức ăn chạm vào lưỡi ? dịch vị ở dạ dày tiết ra .
2.Thấy thùng giác ở góc sân trường? Sơn vội nhặt giấy kẹo vừa vứt ra cho vào thùng giác.
3.Nghe tiếng trống vào lớp học sinh trường Thanh long nhanh chóng xếp hàng vào lớp.
Tiết 54
Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Trong bài 6 các em đã nắm được khái niệm về phản xạ. Nhiều phản xạ khi sinh ra đã có, cũng có những phản xạ phải học tập mới có được. Vậy phản xạ có những loại nào? làm thế nào để phân biệt được chúng? Muốn hình thành hoặc xoá bỏ phản xạ thì làm như thế nào?
Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Tiết 54
Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Nội dung bài
I - Phân biệt PXCĐK và PXKĐK
II - Sự hình thành phản xạ có điều kiện
III- So sánh các tính chất của PXKĐK với PXCĐK
I - Phân biệt PXCĐK và PXKĐK
Hãy xác định xem trong các ví dụ nêu dưới đây, đâu là phản xạ không điều kiện và đâu là phản xạ có điều kiện và đánh dấu (+) vào cột tương ứng ở bảng 52-1.
Thảo luận
Câu 1 : Dựa vào ví dụ trên bảng hãy cho biết đâu là phản xạ có điều kiện và đâu là phản xạ không có điều kiện.

Câu 2 : Thế nào là PXKĐK? Thế nào là PXCĐK ?
Câu 2: 3 ví dụ về phản xạ ở người.
1.Thức ăn chạm vào lưỡi ? dịch vị ở dạ dày tiết ra .
Phản xạ không điều kiện.
2.Thấy thùng giác ở góc sân trường? Sơn vội nhặt giấy kẹo vừa vứt ra cho vào thùng giác.
Phản xạ có điều kiện.
3.Nghe tiếng trống vào lớp học sinh trường Thanh long nhanh chóng xếp hàng vào lớp.
Phản xạ có điều kiện.
I - Phân biệt PXCĐK và PXKĐK
Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) :
Là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện (có tính bẩm sinh).
VD: Trẻ vừa sinh ra đã biết : khóc, thở, cười, đòi ăn.
Phản xạ có điều kiện (PXCĐK):
Là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện (không có tính bẩm sinh).
VD: Nghe nói về khế ? có phản xạ tiết nước bọt.
II - Sự hình thành phản xạ có điều kiện
Sự hình thành phản xạ có điều kiện:
HS: nghiên cứu thí nghiệm của I.P.Paplôp: phản xạ tiết nước bọt đối với ánh đèn (ở chó)
HS: trình bày thí nghiệm thành lập phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn của chó.
- Cần có 1 PXKĐK, hành động phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Thực chất là hình thành đường liên hệ tạm thời giữa các vùng của vỏ não (không bền).
+ Nhiều lần bật đèn mà không cho chó ăn, một thời gian sau chó sẽ không tiết nước bọt khi bật đèn nữa.
+ Nếu chỉ bật đèn mà không cho ăn nhiều lần, phản xạ tiết nước bọt ở chó không còn. Đó chính là ức chế phản xạ có điều kiện.
Kết luận:
III- So sánh các tính chất của PXKĐK với PXCĐK
HS hoàn thành bài tập bảng 52.2 (lên bảng hoàn thành).
Bảng 52.2 So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
+ Phản xạ không điều kiện:
Bẩm sinh, bền vững, số lượng hạn chế, trung ương thần kinh nằm ở trụ não và tuỷ sống.
+ Phản xạ có điều kiện:
Được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện), có tính chất cá thể, số lượng không hạn định, không di truyền, trung ương nằm ở vỏ não.
Tính chất của PXKĐK và PXCĐK ?
Mối quan hệ giữa PXKĐK và PXCĐK?
Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm trái ngược nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:
-Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
- Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện ( trong đó kích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn), thì mới hình thành được phản xạ có điều kiện mới.
Kiểm tra- đánh giá
Phân biệt PXKĐK và PXCĐK?
-Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
-Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện ( trong đó kích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn), thì mới hình thành được phản xạ có điều kiện mới.
Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
Câu1: cho biết trong các câu sau, đâu là phản xạ có điều kiện.
A
C
D
B
Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Các thầy cô giáo đến dự giờ! Bài giảng tới đây là hết.
Xin chân thành cảm ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Minh Tuyển
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)