Bài 51: Bài tập quang hình học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Phước | Ngày 15/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 51: Bài tập quang hình học thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Tuần 29 Ngày soạn : 28/03/ 2008
Tiết 57 Ngày soạn : …………………………….
BÀI 51 BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC
I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức : - Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập về hiện tượng khúc xạ ánh sáng , về các thấu kính , về các dụng cụ quang học ( máy ảnh , mắt , kính lúp ) .
- Thực hiện được đúng các phép vẽ hình quang học .
- Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học .
2/ Kỹ năng : - Rèn phương pháp giải các bài tập về quang hình học .
3/ Thái độ : - Tính cận thận , chính xác .
II/ Chuẩn bị : - HS ôn tập từ bài 40 đến bài 50 .
III/ Tổ chức hoạt động của học sinh :
Hoạt động của học sinh
 Trợ giúp của giáo viên

* Hoạt động 1: ( 3 phút )
Kiểm tra bài cũ .
- 1 HS trả lời câu hỏi.

* Hoạt động 2: ( 12 phút )
Giải bài 1
- Từng HS đọc kỹ đề bài ghi nhớ những dự kiện đã cho và yêu cầu gì ?
- Qua gợi ý hội ý ở bàn để trả lời.
- Đặt mắt ở vị trí như hình vẽ ta không nhìn thấy điểm 0.
- Ta thấy được là do hiện tượng khúc xạ ánh sáng tạo ra.
- Qua gợi ý và tìm hiểu sgk HS tự vẽ các tia sáng

M
I
P Q


B O C

* Hoạt động 3: ( 15 phút )
Giải bài 2 .
- Từng HS đọc kỹ đề bài ghi nhớ những dự kiến đã cho và yêu cầu gì ?
- Vật sáng AB đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ, sẽ cho ảnh thật ngược chiều với vật .
- Hai tia sáng sáng đặt biệt đó là: Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm , tia tới qua quang tâm o thì tiếp tục đi thẳng .

+ Câu hỏi : - Kính lúp là loại thấu kính gì ? có tiêu cự như thế nào ? dùng để làm gì ?
- Vật cần quan sát đặt ở vị trí nào trước kính lúp .

+ Đặt vấn đề : - Trước khi đổ nước, mắt có nhìn thấy tâm 0 của đáy bình không ở vị trí đặt mắt như hình vẽ
- Vì sao khi đổ nước vào bình ta nhìn thấy điểm 0
( Có thể yêu cầu học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ trường hợp ánh sáng truyền từ nước sang không khí )

* Hướng dẫn cách vẽ :
- Từ 0 ta vẽ tia tới đến I mặt nước ( i> 0 ) , tiếp ta vẽ tia khúc xạ đến mắt .
- Theo dõi và lưu ý vẽ đường thẳng biểu diễn mặt nước đúng ở khoảng ¾ chiều cao bình .



+ Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài.
- Hãy cho biết vật AB đặt ở vị nào trước thấu kính hội tụ ? sẽ cho ảnh như thế nào ?
* Hướng dẫn cách dựng ảnh :
- Ta dùng hai tia sáng đặc biệt để dựng ảnh .
-Lưu ý khi chọn tỉ lệ xích trên trục chính, có thể chọn 1 ô ly vở ứng với 5cm ngoài thực tế. Chiều cao vật AB có chọn tỉ lệ tùy ý phù hợp chính xác .
- Dùng thước đo chiều cao ảnh và chiều vật so sánh
- Viết hết dự kiện bài toán đã cho và yêu cầu tính gì ?


Hoạt động của học sinh
 Trợ giúp của giáo viên

- Mỗi HS tự vẽ hình vào vở .

B I
F/ A/
A O

B/
- Qua gợi ý HS tự giải vào vở .
Ta có: Tam giác OAB đồng dạng OA/B/ ( g-g )
( 1)
- Ta có : Tam giác F/OI đồng dạng OA/B/.
( 2)
( mà OI= AB ) Từ ( 1) và ( 2)
OA/= 48 cm
vậy A/B/ = 3 AB

* Hoạt động 4: ( 12 phút )
Giải bài 3 .
- Từng HS đọc kỹ đề bài ghi nhớ những điều kiện đã cho và yêu cầu gì ?
* Vận dụng kiến thức đã học lần lượt trả lời câu hỏi :
- Người bị tật cận thị nhìn rõ được những vật ở gần mắt hơn so với mắt thường
- Người bị tật cận thị điểm cực viễn gần mắt hơn so với người bình thường
- Hòa cận nặng hơn Bình .
- Khắc phục là đeo thấu kính phân kỳ
- Thấu kính phân kỳ thích hợp cho mắt cận thì tiêu điểm trùng với điểm cực viễn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Phước
Dung lượng: 57,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)