Bài 50. Kính lúp

Chia sẻ bởi Trương Nguyên | Ngày 27/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 50. Kính lúp thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

K�NH L�P
Trường THCS Phan Châu Trinh
Duy Xuyên, Quảng Nam.
MÔN VẬT LÝ 9
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1:
Nêu các biểu hiện của mắt cận? Người bị cận thị phải đeo kính như thế nào cho thích hợp?
Trả lời: Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần, không nhìn rõ những vật ở xa.
Người bị cận thị phải đeo thấu kính phân kì, có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt.
Câu 2:
Mắt lão có những biểu hiện gì? Kính lão là loại kính có đặc điểm gì?
Trả lời: Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ. Mắt lão khi đeo TKHT thì nhìn rõ những vật ở gần.
Con: Bố ơi! Người thợ chữa đồng hồ đeo cái gì trước mắt hở bố?
Bố: Cái kính lúp đấy.
Con: Kính lúp là gì hở bố?
Vậy, kính lúp là gì? Vì sao người thợ sửa đồng hồ phải đeo nó?
Bài 50: KÍNH LÚP
I. KÍNH LÚP LÀ GÌ?
1. Tìm hiểu kính lúp:
1.a. Kính lúp là một TKHT có tiêu cự ngắn.
b. Mỗi kính lúp có một số bội giác (kí hiệu là G) được ghi bằng các con số như: 2x, 3x, 4x, …Số bội giác của kính lúp cho biết, ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
c. Giữa số bội giác và tiêu cự f (cm) của một kính lúp có
hệ thức: G =
25
f
Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ.
Ví dụ: Độ bội giác của một kính lúp là 3x, nghĩa là khi quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp này, ảnh của nó lớn gấp 3 lần khi quan sát không dùng kính.
Bài 50: KÍNH LÚP
I. KÍNH LÚP LÀ GÌ?
1. Tìm hiểu kính lúp:
2. Dùng kính lúp quan sát cùng một vật nhỏ như: Chữ in trong sách, sợi tóc…
Tính tiêu cự của các kính lúp đó như thế nào?
Từ G = 25/ f => f = 25/G Đơn vị là cm.
C1. Kính lúp có số bội giác càng lớn sẽ có tiêu cự càng dài hay càng ngắn?
Các nhóm báo cáo kết quả tính tiêu cự của nhóm mình.
Trả lời: Có 2 phương án trả lời:
- Dựa vào kết quả tính toán của cả lớp, nhận xét và trả lời.
- Dựa vào biểu thức f = 25/G . Khi G lớn, thì f nhỏ.
C2. Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu?
Trả lời: Từ G = 25/ f => f = 25/ G = 25/ 1,5 = 50/3 = 16,7 (cm). Vậy, tiêu cự dài nhất của kính lúp là 16,7 cm.
3. Kết luận:
a. Kính lúp là một TKHT có tiêu cự ngắn.
Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ.
b. Mỗi kính lúp có một số bội giác (kí hiệu là G) được ghi bằng các con số như: 2x, 3x, 4x, …Số bội giác của kính lúp cho biết, ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
c. Giữa số bội giác và tiêu cự f (cm) của một kính lúp có hệ thức: G = 25/ f .
Bài 50: KÍNH LÚP
I. KÍNH LÚP LÀ GÌ?
a. Kính lúp là một TKHT có tiêu cự ngắn.
Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ.
b. Mỗi kính lúp có một số bội giác (kí hiệu là G) được ghi bằng các con số như: 2x, 3x, 4x, …Số bội giác của kính lúp cho biết, ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
c. Giữa số bội giác và tiêu cự f (cm) của một kính lúp có hệ thức: G = 25/ f .
Bài 50: KÍNH LÚP
I. KÍNH LÚP LÀ GÌ?
II. CÁCH QUAN SÁT MỘT VẬT NHỎ QUA KÍNH LÚP:
1. Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp. (Một đoạn thẳng nhỏ)
Đo khoảng cách từ vật đến kính (d).
So sánh d với f ?
Trả lời: d < f
Hãy vẽ ảnh của vật qua kính lúp.
B’



A’
B

A
O
F
F’

C1. Qua kính sẽ có ảnh thật hay ảo? To hay nhỏ hơn vật?
Trả lời: Qua kính sẽ có ảnh ảo, lớn hơn vật.
Trả lời: Muốn có ảnh như ở C3, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự OF (d < f ).
C2. Muốn có ảnh như ở C3, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
Kết luận:
Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính, lúc đó, ta sẽ quan sát được một ảnh ảo lớn hơn vật.
Từ C1 và C2, em hãy rút ra kết luận về cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp?
Bài 50: KÍNH LÚP
I. KÍNH LÚP LÀ GÌ?
II. CÁCH QUAN SÁT MỘT VẬT NHỎ QUA KÍNH LÚP:
III. VẬN DỤNG:
C5. Hãy kể một số trường hợp trong thực tế đời sống và sản xuất phải sử dụng đến kính lúp?
Trả lời: Ví dụ như: Thợ sửa đồng hồ, khi phải đọc chữ viết quá nhỏ, khi quan sát các vi sinh vật ….
C6. Hãy đo tiêu cự của một kính lúp có số bội giác đã biết và nghiệm lại hệ thức giữa G và f.
Trả lời:
Đo tiêu cự kính lúp của nhóm.
So sánh với kết quả mà nhóm đã tính được ở phần I.2 của bài học.
Bài 50.1.SBT. Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây?
A. Một ngôi sao. B. Một con vi trùng.
C. Một con kiến. D. Một bức tranh phong cảnh.
O
Bài 50.2.SBT. Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
A. Thấu kính phân kỳ có f = 10 cm.
B. Thấu kính phân kỳ có f = 50 cm.
C. Thấu kính hội tụ có f = 10 cm.
D. Thấu kính hội tụ có f = 50 cm.
O
Bài 50.4.SBT. Dùng kính lúp có số bội giác 2x và kính lúp có số bội giác 3x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiệnthì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn? Trong hai kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn?
Trả lời: - Dùng kính lúp có độ bội giác 3x thấy ảnh lớn hơn.
- Kính có độ bội giác 2x có tiêu cự dài hơn.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
Đọc phần “Có thể em chưa biết”.
Giải các bài tập: 50.5 và 50.6 SBT.
CH�C C�C EM H?C T?T
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)