Bài 50: Kính lúp

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Phước | Ngày 15/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 50: Kính lúp thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 56 Ngày soạn : 24/ 03/ 2008
Ngày dạy : ………………………………
Bài 50 : ]KÍNH LÚP
I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức : - Biết được kính lúp dùng để làm gì ?
- Nêu được hai đặc điểm của kính lúp ( kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn )
- Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp .
2/ Kỹ năng : - Sử dụng kính lúp để quan sát các vật nhỏ , tìm tòi ứng dụng trong kỹ thuật .
3/ Thái độ : - Tinh thần hợp tác , tính chính xác , hứng thú tìm hiểu .
II/ Chuẩn bị : - Mỗi nhóm : có 2 kính lúp có độ bội giác khác nhau , 1 thước thẳng có ĐCNN đến mm, vài vật nhỏ như lá cây , xác con kiến .
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy và học
 Trợ giúp của giáo viên

* Hoạt động 1: ( 5 phút )
Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập .

- 2 HS trả lời câu hỏi bài cũ .

* Hoạt động 2: ( 20 phút ) .
Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của kính lúp .
- Cá nhân tự thông tin sgk .

-Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn , người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ .
- Số bội giác ( ký hiệu G ) được ghi bằng các con số 2X, 3X ,5X . ..
- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát một vật thì ảnh càng lớn .
- Hệ thức : G= 25/ f
- Mỗi cá nhân dùng kính lúp để quan sát vài vật nhỏ

C1. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng ngắn .
C2 . Tiêu cự dài nhất của kính lúp la ø f= 25/1,5 = 16,7 cm

- Kết luận : ( sgk )
Tự rút ra kết luận .

* Hoạt động 3: ( 15 phút ) .
Tìm hiểu cách quan sát một vật qua một kính lúp và tạo ảnh qua kính lúp .
a/ Quan sát các kính lúp đã được trang bị trong bộ dụng cụ TN để nhận đó là các thấu kính hội tụ .
+ Câu hỏi : - Nêu đặc điểm của tật cận thị và cách khắc phục .
- Nêu đặc điểm của tật mắt lão và cách khắc phục .

+ Có thể đặt vấn đề vào bài như sgk .

+ Yêu cầu học sinh tự đọc thông tin sgk .
- Câu hỏi : - Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự như thế nào ?
-Kính lúp dùng để làm gì ?
- Mỗi kính lúp có một số bội giác ( ký hiệu G ) được ghi bằng các con số 2X, 3X ,5X . ..
- Số bội giác của kính lúp được ký hiệu như thế nào và liên hệ với tiêu cự bằng công thức nào ?
- Số bội giác thường ghi ngay trên vành đỡ kính .
- Hệ thức tính số bội giác .
-Phát cho mỗi nhóm2 kính lúp để quan sát các vật nhỏ

- Kính lúp có số bội giác càng lớn sẽ có tiêu cự càng dài hay càng ngắn ?
- Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5 X. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu ?
- Rút ra kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp .

+ Hướng dẫn học sinh quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp , đo khoảng cách từ vật đến kính , so sánh khoảng cách đó với tiêu cự của kính rồi vẽ ảnh của vật qua kính lúp .



Hoạt động của học sinh
 Trợ giúp của giáo viên

- Các nhóm quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp , đo khoảng cách từ vật đến kính lúp , so sánh khoảng cách đó với tiêu cự của kính rồi vẽ ảnh của vật qua kính lúp .

- HS tự vẽ ảnh .

C3. Qua kính sẽ có ảnh ảo , to hơn vật .

C4. Muốn có ảnh như câu C3 thì phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp .

+ Kết luận : ( sgk)
Tự rút kết luận .

* Hoạt động 4: ( 5 phút )
Vận dụng – Dặn dò.

- Lần lượt học sinh trả lời câu hỏi phần cũng cố bài học .

- Nghe lời dặn dò của gv .
- Chuẩn bị tiết sau luyện tập “ Bài tập quang hình học ”
+ Hãy vẽ ảnh tảo bởi kính lúp .

- Ta sử dụng 2 tia sáng đặc biệt để vẽ

- Yêu cầu mỗi cá nhân HS tự vẽ hình vào vở .

- Qua kính sẽ có ảnh thật hay ảo ? To hay nhỏ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Phước
Dung lượng: 40,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)