Bài 50. Đa dạng của lớp Thú: Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

Chia sẻ bởi Đàm Yến Chi | Ngày 04/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 50. Đa dạng của lớp Thú: Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

THCS THÀNH CÔNG
Lớp 7A9
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC BẠN HỌC SINH
Cô giáo Nguyễn Ngọc Phượng
NHÓM 3 GỒM CÁC BẠN

1, Kiều Đức Nguyên
2, Nguyễn Tiến Dũng
3, Tạ Phương Anh
4, Trần Trung Hiếu
5, Đàm Yến Chi
6, Lê Hoàng Anh Thư

7, Kiều Thu Hương
8, Trịnh Đỗ Nguyên Phương
9, Lê Nhật Hoàng
10, Hoàng Quốc Trung
11, Nguyễn Khôi Nguyên
Bài 50
ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tiếp)
BỘ ĂN SÂU BỌ
BỘ GẶM NHẤM
BỘ ĂN THỊT
BỘ ĂN SÂU BỌ
HÃY CÙNG NHAU TÌM HIỂU VỀ BỘ NÀY NHÉ!
I, SƠ QUA VỀ BỘ ĂN SÂU BỌ
- Tên khoa học: Insectivora
- Là một cách gộp nhóm động vật hiện nay đã bị loại bỏ, nằm trong lớp động vật có vú (lớp Thú)
- Là bộ lớn thứ 3 trong lớp Thú.
- Gồm 400 loài, chia làm 6 họ
- Môi trường sống đa dạng
Chuột Chũi Châu Âu
I, Đời sống:
- Sống dưới đất với một hệ thống hang ngầm dưới đất, thường xuyên mở rộng
- Bắt mồi trong hệ thống hang, thức ăn: giun đất, côn trùng, thậm chí cả chuột nhắt và chuột chù.
- Nước bọt có chứa chất độc, dùng để làm tiêu diệt con mồi
Chuột Chũi Châu Âu
II, Sinh sản
- Giao phối vào mùa xuân
- Đẻ con, mỗi lần sinh từ 2 – 7 con
- Con non được mẹ cho bú sữa, chăm sóc trong thời gian 4 – 5 tuần, rời tổ vào cuối tháng 6
II, VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH
Mời cô và các bạn cùng đến
với một vài ví dụ điển hình
mà chúng tôi tìm được

Chuột đất ( sống trên cạn)









Chuột chù Nước ( dưới nước)
Chuột chũi mũi sao







Chuột Chũi Châu Âu
III, KẾT LUẬN
-Đời sống : Đào hang trong đất,tìm mồi,sống đơn độc
-Đặc điểm cấu tạo: Mõm kéo dài thành vòi,răng nhọn,có đủ 3 loại răng,răng hàm có 3-4 mấu nhọn,chân trước ngắn,bàn tay rộng,ngón tay to khoẻ để đào hang.
-Đại diện :Chuột chù,chuột chũi,…
BỘ GẶM NHẤM
HÃY XEM BỘ NÀY CÓ THÚ VỊ VÀ NHIỀU LOÀI KHÔNG NHÉ!
I, SƠ QUA VỀ BỘ GẶM NHẤM
- Tên khoa học: Rodentia
- Đặc trưng: Hai răng cửa liên tục phát triển, được mài mòn bằng cách gặm nhấm, không có răng nanh
- Là bộ lớn nhất của lớp Thú, có hơn 2,200 loài với trên 40% là động vật có vú & là động vật có nhau thai duy nhất.
- Được tìm thấy ở gần như mọi châu lục
Nhím

I, Sơ qua
1, Hình thái
- Nhím đực có mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái
- Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình quả trám, đuôi ngắn và mập hơn con đực.
2, Thức ăn
- Nhím ăn các loại rễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi đắng chát...
- Ít khi uống nước, vì nhím ăn nhiều rau, quả...và đặc biệt là các loại cây có bài thuốc trị về những vấn đề rối loạn đường ruột, vì vậy bao tử nhím được xem là một trong những bộ phận khá đặc biệt đối với loài nhím.

Nhím
II, Sinh trưởng & sinh sản
- Nhím trưởng thành sau khoảng 8 - 10 tháng và bắt đầu sinh sản.
- Nhím cái động dục 1 - 2 ngày và cho nhím đực phối giống suốt ngày lẫn đêm.
- Thời gian có thai khoảng ba tháng thì đẻ, mỗi lứa từ 1 - 3 con, thường là 2 con, thường đẻ vào ban đêm.
II, VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH

Bộ Gặm nhấm đều có những đặc điểm:
- Kích thước: đa dạng
- Chu kì sinh sản ngắn
- Có khả năng gặm nhấm
- ăn các loại thực phẩm khác nhau
VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH

Chuột đồng
Sóc
Nhím
Chuột chũi
Nhím con
Thỏ
III, KẾT LUẬN
-Đời sống: Trên cây và đào hang trong đất,tìm mồi,sống theo đàn.
-Đặc điểm cấu tạo:
+ Răng cửa lớn sắc, luôn mọc dài,
+ thiếu răng nanh.
+ Răng hàm kiểu nghiền
-Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím, thỏ

BỘ ĂN THỊT
HÃY KHÁM PHÁ VỀ HỌ MÈO TRONG BỘ NÀY NHÉ!
I, SƠ QUA VỀ BỘ ĂN THỊT

- Tên khoa học: Carnivora
- Có 260 loài là động vật có vú, chia làm nhiều họ khác nhau, đa số thuộc Họ Mèo
- Đặc trưng: Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt, chân có vuốt cong dưới đệm thịt dày.
Hổ
I, Đời sống:
- là một loại thú dữ ăn thịt sống
- Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ
- Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v.
- Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.
- Hổ có tuổi thọ khoảng 20 năm
Hổ
II, Sinh trưởng & phát triển
- hổ ba tuổi có thể giao phối và sinh sản
- hổ cái mang thai khoảng 102-106 ngày gần giống như loài người
- Mỗi lứa sinh khoảng từ 2-3 con
- khả năng tử vong của hổ con khi chào đời tương đối cao, khi sinh hổ con không thể nhìn.
II, VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH
Mời cô và các bạn cùng đến
với một vài ví dụ điển hình
mà chúng tôi tìm được
Chó
Chồn
Gấu trúc
Meerkat
Mèo
Sói
Hổ
Báo
III, KẾT LUẬN
-Đời sống: Trên mặt đất và trên cây,sống theo đàn.
-Cách bắt mồi:
+ Săn mồi đơn độc bằng cách rình và vồ mồi
+ Săn mồi theo đàn bằng cách đuổi mồi
-Đặc điểm cấu tạo : răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc,ăn thịt
-Đại diện: Báo,Sói
TỔNG KẾT
I, BỘ ĂN SÂU BỌ
-Đời sống : Đào hang trong đất,tìm mồi,sống đơn độc
-Đặc điểm cấu tạo: Mõm kéo dài thành vòi,răng nhọn,có đủ 3 loại răng,răng hàm có 3-4 mấu nhọn,chân trước ngắn,bàn tay rộng,ngón tay to khoẻ để đào hang.
-Đại diện :Chuột chù,chuột chũi,…
II, BỘ GẶM NHẤM
-Đời sống: Trên cây và đào hang trong đất,tìm mồi,sống theo đàn.
-Đặc điểm cấu tạo: Răng cửa lớn sắc, luôn mọc dài, thiếu răng nanh.
-Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím, thỏ
III, BỘ ĂN THỊT
-Đời sống: Trên mặt đất và trên cây,sống theo đàn.
-Cách bắt mồi:
+ Săn mồi đơn độc bằng cách rình và vồ mồi
+ Săn mồi theo đàn bằng cách đuổi mồi
-Đặc điểm cấu tạo : răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc,ăn thịt
-Đại diện: Báo,Sói

CẢM ƠN THẦY CÔ
VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàm Yến Chi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)