Bài 5. Tóm tắt văn bản tự sự
Chia sẻ bởi Phạm Thị Duyệt |
Ngày 02/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Tóm tắt văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Tiết 18:
Tập làm văn:
TÓM TẮT
VĂN BẢN TỰ SỰ
Tiết 18:
Tập làm văn:
TÓM TẮT
VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Theo em, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
a/ Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.
b/ Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
c/ Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.
d/ Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.
Thuở ấy, vua Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái rất xinh. Vua muốn chọn chàng rể vừa hiền, vừa tài, nên truyền lệnh mở hội kén rể. Trai tráng khắp nơi nô nức kéo về kinh đô thi tài. Đã mấy ngày qua, biết bao nhiêu chàng trai tuấn tú, võ nghệ tài ba lần lượt ra trổ tài, nhưng vẫn chưa được nhà vua ưng chọn. Vua đã hơi thất vọng thì bỗng nhiên có hai người cùng một lúc tiến vào xin thi tài, một người tên là Sơn Tinh, còn người kia tên là Thủy Tinh. Vua truyền cho hai người cùng trổ tài. Lời vua truyền vừa dứt, Thủy Tinh đã vội ra oai, gây sấm sét đùng đùng, mây tuôn gió nổi, bốn bề nước đổ, trời đất tối tăm. Cả một vùng đất rung chuyển, thật là rùng rợn. Đến lượt Sơn Tinh liền khoan thai vẫy tay hóa phép dời núi, đổ cây, phá rừng vung đất chống lại trận nước dâng lên của Thủy Tinh. Sơn Tinh giơ gậy thần chỉ bốn phương, lập tức cảnh vật trở lại bình thường, trời trong, sông lặng, cây cỏ xanh tươi.
Vua Hùng thấy hai người cùng tài giỏi không biết nên gả con gái cho ai. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi phán rằng:
- Sơn Tinh và Thủy Tinh đều tài giỏi cả. Nhưng muốn lấy công chúa thì phải có lễ vật ra mắt ta! Vậy rạng sáng mai, ai đem của lạ vật quý đến trước, ta sẽ gả con gái cho người ấy!
Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến dâng vua, lễ vật của Sơn Tinh có voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao và bao nhiêu vàng bạc, châu báu. Vua Hùng giữ lời hẹn gả công chúa cho Sơn Tinh.
Thủy Tinh cũng đem ngọc châu, đồi mồi, san hô, bao giống tôm cá quý đến dâng vua. Nhưng Thủy Tinh đến chậm quá. Sơn Tinh đã rước công chúa về núi mất rồi.
Thủy Tinh không lấy được công chúa nổi giận dâng nước lên bao vây núi. Suốt ngày đêm, đất trời đen tối, mưa gió mịt mùng, đồng ruộng, đất đai ngập nước.
Sơn Tinh bình tĩnh tìm cách chống trả lại Thủy Tinh. Nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hóa phép làm cho núi dâng cao lên bấy nhiêu. Quân của Sơn Tinh từ trên núi ném đá tới tấp xuống nước làm cho quân lính của Thủy Tinh chết rất nhiều. Xác cá, xác ba ba, thuồng luồng… nổi đầy mặt nước.
Thủy Tinh đánh mãi vẫn không thắng được Sơn Tinh. Cuối cùng Thủy Tinh đành rút nước, lui quân về.
Tuy vậy Thủy Tinh vẫn không quên được chuyện xưa. Hàng năm cứ vào khoảng tháng bảy, tháng tám là Thủy Tinh lại dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
←
Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thuỷ Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó hằng nămThuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.
VĂN BẢN TÓM TẮT SGK/60
Thảo luận nhóm
Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Vì sao em biết?
So sánh với văn bản đã học ở lớp 6, đoạn văn trên có gì khác?
- về độ dài
- về lời văn
- về số lượng nhân vật,
sự việc
Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh
So sánh với văn bản đã học ở lớp 6 đoạn văn trên khác
- về độ dài : ngắn gọn hơn
- về lời văn: không trích từ nguyên văn
- về số lượng nhân vật, sự việc: ít hơn
ĐÁP ÁN
II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự:
1/ Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
_ Ngắn gọn
_ Lời văn của người tóm tắt
_ Nêu nhân vật chính và sự việc tiêu biểu
2/ Các bước tóm tắt văn bản:
Thuở ấy, vua Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái rất xinh. Vua muốn chọn chàng rể vừa hiền, vừa tài, nên truyền lệnh mở hội kén rể. Trai tráng khắp nơi nô nức kéo về kinh đô thi tài. Đã mấy ngày qua, biết bao nhiêu chàng trai tuấn tú, võ nghệ tài ba lần lượt ra trổ tài, nhưng vẫn chưa được nhà vua ưng chọn. Vua đã hơi thất vọng thì bỗng nhiên có hai người cùng một lúc tiến vào xin thi tài, một người tên là Sơn Tinh, còn người kia tên là Thủy Tinh. Vua truyền cho hai người cùng trổ tài. Lời vua truyền vừa dứt, Thủy Tinh đã vội ra oai, gây sấm sét đùng đùng, mây tuôn gió nổi, bốn bề nước đổ, trời đất tối tăm. Cả một vùng đất rung chuyển, thật là rùng rợn. Đến lượt Sơn Tinh liền khoan thai vẫy tay hóa phép dời núi, đổ cây, phá rừng vung đất chống lại trận nước dâng lên của Thủy Tinh. Sơn Tinh giơ gậy thần chỉ bốn phương, lập tức cảnh vật trở lại bình thường, trời trong, sông lặng, cây cỏ xanh tươi.
Vua Hùng thấy hai người cùng tài giỏi không biết nên gả con gái cho ai. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi phán rằng:
- Sơn Tinh và Thủy Tinh đều tài giỏi cả. Nhưng muốn lấy công chúa thì phải có lễ vật ra mắt ta! Vậy rạng sáng mai, ai đem của lạ vật quý đến trước, ta sẽ gả con gái cho người ấy!
Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến dâng vua, lễ vật của Sơn Tinh có voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao và bao nhiêu vàng bạc, châu báu. Vua Hùng giữ lời hẹn gả công chúa cho Sơn Tinh.
Thủy Tinh cũng đem ngọc châu, đồi mồi, san hô, bao giống tôm cá quý đến dâng vua. Nhưng Thủy Tinh đến chậm quá. Sơn Tinh đã rước công chúa về núi mất rồi.
Thủy Tinh không lấy được công chúa nổi giận dâng nước lên bao vây núi. Suốt ngày đêm, đất trời đen tối, mưa gió mịt mùng, đồng ruộng, đất đai ngập nước.
Sơn Tinh bình tĩnh tìm cách chống trả lại Thủy Tinh. Nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hóa phép làm cho núi dâng cao lên bấy nhiêu. Quân của Sơn Tinh từ trên núi ném đá tới tấp xuống nước làm cho quân lính của Thủy Tinh chết rất nhiều. Xác cá, xác ba ba, thuồng luồng… nổi đầy mặt nước.
Thủy Tinh đánh mãi vẫn không thắng được Sơn Tinh. Cuối cùng Thủy Tinh đành rút nước, lui quân về.
Tuy vậy Thủy Tinh vẫn không quên được chuyện xưa. Hàng năm cứ vào khoảng tháng bảy, tháng tám là Thủy Tinh lại dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
←
2/ Các bước tóm tắt văn bản:
_ Đọc kĩ tác phẩm
_ Sắp xếp nội dung theo một thứ tự hợp lí
_ Xác định nội dung chính,nhân vật, sự việc
_ Viết văn bản tóm tắt
a. Tóm tắt: Bánh chưng bánh giầy:
Hùng Vương thứ 6 muốn chọn con hiền tài, cho nối ngôi, mới ban lệnh thi cỗ. Các hoàng tử ra sức tìm kiếm sơn hào hải vị bày biện. Riêng lang Liêu không đi xa được, chàng nghĩ cách dùng gạo nếp thơm chế ra bánh chưng, bánh giầy. Vua thấy Lang liêu hiếu thảo siêng năng, sáng chế ra hai loại bánh quí bèn truyền ngôi cho làm Vua Hùng thứ 7.
b. Tóm tắt: Bánh chưng bánh giầy:
Hùng Vương thứ 6 muốn chọn con hiền tài, cho nối ngôi, mới ban lệnh thi cỗ trong ngày lễ tiên vương. Nếu ai làm vừa ý đức vua, ngài sẽ truyền ngôi cho. Các hoàng tử ra sức lên rừng xuống biển tìm kiếm sơn hào hải vị bày biện. Riêng lang Liêu quanh năm chỉ lo việc đồng áng, không đi xa được, chàng được thần mách bảo dùng gạo làm bánh. Chàng nghĩ cách lấy gạo nếp thơm chế ra một loại bánh hình vuông và một loại bánh hình tròn. Trong ngày lễ tiên vương nhà vua thấy hai thứ bánh của Lang liêu có ý nghĩa, liền đặt tên cho chúng và chọn làm lễ trời đất cùng tiên vương. Lang Liêu siêng năng, thông minh, sáng tạo nên được nhà vua truyền ngôi cho làm Vua Hùng thứ 7.
Hai văn bản tóm tắt sau có gì khác nhau
Văn bản thứ nhất: tóm tắt khái quát
Văn bản thứ 2: tóm tắt chi tiết
Tiết 18:
Tập làm văn:
TÓM TẮT
VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự:
Thực hành các bước để tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ”
_ Nội dung chính:
_ Nhân vật:
Chị Dậu chăm sóc chồng và chống trả bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.
chị Dậu (chính), anh Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng
Các sự việc :
Nhà chị Dậu nghèo- thiếu sưu thuế
Anh Dậu bị đánh đập , được trả về như xác chết- Chị Dậu chăm sóc chồng
Bọn cai lệ, người nhà lí trưởng xông vào tróc nã sưu thuế
Chị Dậu van xin hết lời nhưng không được.
Chị liều mạng chống trả.
Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Chị Dậu phải “ dứt tình” bán con gái đầu lòng cùng đàn chó để nộp sưu cao
cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi - em chồng - đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu vẫn bị trói, đánh chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng ném trả anh cho chị Dậu trong tình trạng “ thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau vừa tỉnh lại một lát, run rẩy kề bát vào miệng thì bọn cai lệ,người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. Lúc đầu chị Dậu còn cố van nài, nhưng đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ “ tức nước vỡ bờ”, chị đã chống cự lại. Sức mạnh của lòng căm thù, tình thương yêu chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực để chị chiến thắng kẻ thù.
Gia đình chị Dậu nghèo và đang thiếu sưu thuế.Anh Dậu sau khi bị hành hạ, đánh đập được trả về rũ rượi như xác chết. Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng. Thình lình, bọn cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào tróc nã sưu thuế. Chị Dậu van xin hết lời nhưng không được. Thế là chị liều mạng chống trả chúng.
Tập làm văn:
TÓM TẮT
VĂN BẢN TỰ SỰ
Tiết 18:
Tập làm văn:
TÓM TẮT
VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Theo em, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
a/ Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.
b/ Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
c/ Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.
d/ Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.
Thuở ấy, vua Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái rất xinh. Vua muốn chọn chàng rể vừa hiền, vừa tài, nên truyền lệnh mở hội kén rể. Trai tráng khắp nơi nô nức kéo về kinh đô thi tài. Đã mấy ngày qua, biết bao nhiêu chàng trai tuấn tú, võ nghệ tài ba lần lượt ra trổ tài, nhưng vẫn chưa được nhà vua ưng chọn. Vua đã hơi thất vọng thì bỗng nhiên có hai người cùng một lúc tiến vào xin thi tài, một người tên là Sơn Tinh, còn người kia tên là Thủy Tinh. Vua truyền cho hai người cùng trổ tài. Lời vua truyền vừa dứt, Thủy Tinh đã vội ra oai, gây sấm sét đùng đùng, mây tuôn gió nổi, bốn bề nước đổ, trời đất tối tăm. Cả một vùng đất rung chuyển, thật là rùng rợn. Đến lượt Sơn Tinh liền khoan thai vẫy tay hóa phép dời núi, đổ cây, phá rừng vung đất chống lại trận nước dâng lên của Thủy Tinh. Sơn Tinh giơ gậy thần chỉ bốn phương, lập tức cảnh vật trở lại bình thường, trời trong, sông lặng, cây cỏ xanh tươi.
Vua Hùng thấy hai người cùng tài giỏi không biết nên gả con gái cho ai. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi phán rằng:
- Sơn Tinh và Thủy Tinh đều tài giỏi cả. Nhưng muốn lấy công chúa thì phải có lễ vật ra mắt ta! Vậy rạng sáng mai, ai đem của lạ vật quý đến trước, ta sẽ gả con gái cho người ấy!
Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến dâng vua, lễ vật của Sơn Tinh có voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao và bao nhiêu vàng bạc, châu báu. Vua Hùng giữ lời hẹn gả công chúa cho Sơn Tinh.
Thủy Tinh cũng đem ngọc châu, đồi mồi, san hô, bao giống tôm cá quý đến dâng vua. Nhưng Thủy Tinh đến chậm quá. Sơn Tinh đã rước công chúa về núi mất rồi.
Thủy Tinh không lấy được công chúa nổi giận dâng nước lên bao vây núi. Suốt ngày đêm, đất trời đen tối, mưa gió mịt mùng, đồng ruộng, đất đai ngập nước.
Sơn Tinh bình tĩnh tìm cách chống trả lại Thủy Tinh. Nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hóa phép làm cho núi dâng cao lên bấy nhiêu. Quân của Sơn Tinh từ trên núi ném đá tới tấp xuống nước làm cho quân lính của Thủy Tinh chết rất nhiều. Xác cá, xác ba ba, thuồng luồng… nổi đầy mặt nước.
Thủy Tinh đánh mãi vẫn không thắng được Sơn Tinh. Cuối cùng Thủy Tinh đành rút nước, lui quân về.
Tuy vậy Thủy Tinh vẫn không quên được chuyện xưa. Hàng năm cứ vào khoảng tháng bảy, tháng tám là Thủy Tinh lại dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
←
Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thuỷ Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó hằng nămThuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.
VĂN BẢN TÓM TẮT SGK/60
Thảo luận nhóm
Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Vì sao em biết?
So sánh với văn bản đã học ở lớp 6, đoạn văn trên có gì khác?
- về độ dài
- về lời văn
- về số lượng nhân vật,
sự việc
Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh
So sánh với văn bản đã học ở lớp 6 đoạn văn trên khác
- về độ dài : ngắn gọn hơn
- về lời văn: không trích từ nguyên văn
- về số lượng nhân vật, sự việc: ít hơn
ĐÁP ÁN
II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự:
1/ Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
_ Ngắn gọn
_ Lời văn của người tóm tắt
_ Nêu nhân vật chính và sự việc tiêu biểu
2/ Các bước tóm tắt văn bản:
Thuở ấy, vua Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái rất xinh. Vua muốn chọn chàng rể vừa hiền, vừa tài, nên truyền lệnh mở hội kén rể. Trai tráng khắp nơi nô nức kéo về kinh đô thi tài. Đã mấy ngày qua, biết bao nhiêu chàng trai tuấn tú, võ nghệ tài ba lần lượt ra trổ tài, nhưng vẫn chưa được nhà vua ưng chọn. Vua đã hơi thất vọng thì bỗng nhiên có hai người cùng một lúc tiến vào xin thi tài, một người tên là Sơn Tinh, còn người kia tên là Thủy Tinh. Vua truyền cho hai người cùng trổ tài. Lời vua truyền vừa dứt, Thủy Tinh đã vội ra oai, gây sấm sét đùng đùng, mây tuôn gió nổi, bốn bề nước đổ, trời đất tối tăm. Cả một vùng đất rung chuyển, thật là rùng rợn. Đến lượt Sơn Tinh liền khoan thai vẫy tay hóa phép dời núi, đổ cây, phá rừng vung đất chống lại trận nước dâng lên của Thủy Tinh. Sơn Tinh giơ gậy thần chỉ bốn phương, lập tức cảnh vật trở lại bình thường, trời trong, sông lặng, cây cỏ xanh tươi.
Vua Hùng thấy hai người cùng tài giỏi không biết nên gả con gái cho ai. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi phán rằng:
- Sơn Tinh và Thủy Tinh đều tài giỏi cả. Nhưng muốn lấy công chúa thì phải có lễ vật ra mắt ta! Vậy rạng sáng mai, ai đem của lạ vật quý đến trước, ta sẽ gả con gái cho người ấy!
Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến dâng vua, lễ vật của Sơn Tinh có voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao và bao nhiêu vàng bạc, châu báu. Vua Hùng giữ lời hẹn gả công chúa cho Sơn Tinh.
Thủy Tinh cũng đem ngọc châu, đồi mồi, san hô, bao giống tôm cá quý đến dâng vua. Nhưng Thủy Tinh đến chậm quá. Sơn Tinh đã rước công chúa về núi mất rồi.
Thủy Tinh không lấy được công chúa nổi giận dâng nước lên bao vây núi. Suốt ngày đêm, đất trời đen tối, mưa gió mịt mùng, đồng ruộng, đất đai ngập nước.
Sơn Tinh bình tĩnh tìm cách chống trả lại Thủy Tinh. Nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hóa phép làm cho núi dâng cao lên bấy nhiêu. Quân của Sơn Tinh từ trên núi ném đá tới tấp xuống nước làm cho quân lính của Thủy Tinh chết rất nhiều. Xác cá, xác ba ba, thuồng luồng… nổi đầy mặt nước.
Thủy Tinh đánh mãi vẫn không thắng được Sơn Tinh. Cuối cùng Thủy Tinh đành rút nước, lui quân về.
Tuy vậy Thủy Tinh vẫn không quên được chuyện xưa. Hàng năm cứ vào khoảng tháng bảy, tháng tám là Thủy Tinh lại dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
←
2/ Các bước tóm tắt văn bản:
_ Đọc kĩ tác phẩm
_ Sắp xếp nội dung theo một thứ tự hợp lí
_ Xác định nội dung chính,nhân vật, sự việc
_ Viết văn bản tóm tắt
a. Tóm tắt: Bánh chưng bánh giầy:
Hùng Vương thứ 6 muốn chọn con hiền tài, cho nối ngôi, mới ban lệnh thi cỗ. Các hoàng tử ra sức tìm kiếm sơn hào hải vị bày biện. Riêng lang Liêu không đi xa được, chàng nghĩ cách dùng gạo nếp thơm chế ra bánh chưng, bánh giầy. Vua thấy Lang liêu hiếu thảo siêng năng, sáng chế ra hai loại bánh quí bèn truyền ngôi cho làm Vua Hùng thứ 7.
b. Tóm tắt: Bánh chưng bánh giầy:
Hùng Vương thứ 6 muốn chọn con hiền tài, cho nối ngôi, mới ban lệnh thi cỗ trong ngày lễ tiên vương. Nếu ai làm vừa ý đức vua, ngài sẽ truyền ngôi cho. Các hoàng tử ra sức lên rừng xuống biển tìm kiếm sơn hào hải vị bày biện. Riêng lang Liêu quanh năm chỉ lo việc đồng áng, không đi xa được, chàng được thần mách bảo dùng gạo làm bánh. Chàng nghĩ cách lấy gạo nếp thơm chế ra một loại bánh hình vuông và một loại bánh hình tròn. Trong ngày lễ tiên vương nhà vua thấy hai thứ bánh của Lang liêu có ý nghĩa, liền đặt tên cho chúng và chọn làm lễ trời đất cùng tiên vương. Lang Liêu siêng năng, thông minh, sáng tạo nên được nhà vua truyền ngôi cho làm Vua Hùng thứ 7.
Hai văn bản tóm tắt sau có gì khác nhau
Văn bản thứ nhất: tóm tắt khái quát
Văn bản thứ 2: tóm tắt chi tiết
Tiết 18:
Tập làm văn:
TÓM TẮT
VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự:
Thực hành các bước để tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ”
_ Nội dung chính:
_ Nhân vật:
Chị Dậu chăm sóc chồng và chống trả bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.
chị Dậu (chính), anh Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng
Các sự việc :
Nhà chị Dậu nghèo- thiếu sưu thuế
Anh Dậu bị đánh đập , được trả về như xác chết- Chị Dậu chăm sóc chồng
Bọn cai lệ, người nhà lí trưởng xông vào tróc nã sưu thuế
Chị Dậu van xin hết lời nhưng không được.
Chị liều mạng chống trả.
Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Chị Dậu phải “ dứt tình” bán con gái đầu lòng cùng đàn chó để nộp sưu cao
cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi - em chồng - đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu vẫn bị trói, đánh chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng ném trả anh cho chị Dậu trong tình trạng “ thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau vừa tỉnh lại một lát, run rẩy kề bát vào miệng thì bọn cai lệ,người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. Lúc đầu chị Dậu còn cố van nài, nhưng đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ “ tức nước vỡ bờ”, chị đã chống cự lại. Sức mạnh của lòng căm thù, tình thương yêu chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực để chị chiến thắng kẻ thù.
Gia đình chị Dậu nghèo và đang thiếu sưu thuế.Anh Dậu sau khi bị hành hạ, đánh đập được trả về rũ rượi như xác chết. Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng. Thình lình, bọn cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào tróc nã sưu thuế. Chị Dậu van xin hết lời nhưng không được. Thế là chị liều mạng chống trả chúng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Duyệt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)