Bài 5. Thao tác với bảng tính
Chia sẻ bởi Lê Vân Thùy |
Ngày 25/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Thao tác với bảng tính thuộc Tin học 7
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn: 01/11/2016
Tuần: 12
Tiết: 23
Bài 5:THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH(tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết được cách chỉnh độ rộng cột và độ cao của hàng.
- Biết được cách chèn thêm hoặc xóa cột, hàng.
2. Kĩ năng
- Chỉnh sửa được một bảng tính theo ý của mình.
3. Thái độ
- Hình thành cho HS khả năng tiếp nhận một cách chính xác.
II. PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp thuyết trình có hình minh họa và phương pháp hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên:
Máy tính, máy chiếu, giáo án.
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp, kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi 1: Hãy cho biết ý nghĩa của những hàm sau?
Câu hỏi 2: Dựa vào trang tính trong hình 1, hãy cho biết
2.1. Kết quả của hàm tính =AVERAGE(A1,C1,1) bằng bao nhiêu?
2.2. Phép tính nào có kết quả là 24? ( Nhiều câu trả lời ví dụ =Max (A1,B1,A2) )
2.3. Lập công thức tính tổng A1, A4 và C1?
2. Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên đặt câu hỏi: “Khi em mở một trang tính mới, trang tính trống xuất hiện với các cột có độ rộng và các hàng có độ cao như thế nào? ”
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên đặt vấn đề, hãy quan sát về bảng điểm lớp 7A.
/
- Giáo viên đặt câu hỏi:
? “Dữ liệu ta nhập vào các ô có như nhau không?”
? “Em có nhận xét gì bố cục của bảng tính trên?” (Gợi ý cho học sinh nhận ra diện tích của ô tính không hợp lý).
? “Em có muốn tạo cho bảng tính này 1 bố cục đẹp hơn không?”
- Học sinh trả lời.
- GV: Để tạo bảng tính đẹp và nhìn thấy nội dung rõ ràng hơn thì ta cần thay đổi kích cỡ của ô tính. Muốn làm được bài này chúng ta cùng nhau bước vào Bài 5: Thao tác với bảng tính.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
/
- GV: ?Tại sao lại hiện kí tự ######?
? Nếu em nhập dữ liệu vào ô B1 thì ô A1 sẽ như thế nào?
- GV: Như các em nhận xét ban đầu thì độ rộng của cột và chiều cao của hàng không phù hợp với dữ liệu trong ô. Vậy chúng ta cần điều chỉnh về độ rộng của cột cũng như độ cao của hàng để bảng tính có nội dung được hiện thị rõ ràng hơn cũng như có tính thẩm mĩ hơn.Vậy chúng ta cùng nhau vào phần 1.
- GV: (Mở excel đã nhập sẵn dự liệu)
- GV: Các em hãy cùng nhau quan sát các bước cô điều chỉnh ô tính. (Thực hiện trực tiếp trên Excel).
- HS: Quan sát và rút ra các bước.
- GV: Chốt ý.
- HS: Ghi bài.
- GV: Tương tự gợi ý học sinh trả lời các bước điều chỉnh độ cao của hàng.
- HS: Trả lời + Ghi bài.
- GV: Khi dùng cách này nó có khuyết điểm là khó có thể để kéo để vừa khít với dữ liệu trong ô. Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 1 cách khác nhanh hơn và diện tích của ô tính sẽ phù hợp với dữ liệu có trong ô tính hơn.
* Lưu ý: : Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột và hàng đó.
- HS: Ghi nhận.
- GV: Đưa một bảng mẫu bên Excel mời 1 học sinh lên chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng cho phù hợp với dữ liệu trong ô tính.
(Mời 2 học sinh, 1 học sinh thực hiện nháy đúp)
/
- HS: Thực hiện.
- GV:Em hãy so sanh hai bảng tính sau? (Gợi ý để học sinh trả lời được là thiếu cột miệng và dư hàng môn hóa).
- HS: Trả lời.
/
- GV: Vậy để chèn thêm cột miệng và xóa cột môn hóa đi thế nào thì chúng ta cùng nhau bước vào phần 2.
Tuần: 12
Tiết: 23
Bài 5:THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH(tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết được cách chỉnh độ rộng cột và độ cao của hàng.
- Biết được cách chèn thêm hoặc xóa cột, hàng.
2. Kĩ năng
- Chỉnh sửa được một bảng tính theo ý của mình.
3. Thái độ
- Hình thành cho HS khả năng tiếp nhận một cách chính xác.
II. PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp thuyết trình có hình minh họa và phương pháp hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên:
Máy tính, máy chiếu, giáo án.
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp, kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi 1: Hãy cho biết ý nghĩa của những hàm sau?
Câu hỏi 2: Dựa vào trang tính trong hình 1, hãy cho biết
2.1. Kết quả của hàm tính =AVERAGE(A1,C1,1) bằng bao nhiêu?
2.2. Phép tính nào có kết quả là 24? ( Nhiều câu trả lời ví dụ =Max (A1,B1,A2) )
2.3. Lập công thức tính tổng A1, A4 và C1?
2. Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên đặt câu hỏi: “Khi em mở một trang tính mới, trang tính trống xuất hiện với các cột có độ rộng và các hàng có độ cao như thế nào? ”
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên đặt vấn đề, hãy quan sát về bảng điểm lớp 7A.
/
- Giáo viên đặt câu hỏi:
? “Dữ liệu ta nhập vào các ô có như nhau không?”
? “Em có nhận xét gì bố cục của bảng tính trên?” (Gợi ý cho học sinh nhận ra diện tích của ô tính không hợp lý).
? “Em có muốn tạo cho bảng tính này 1 bố cục đẹp hơn không?”
- Học sinh trả lời.
- GV: Để tạo bảng tính đẹp và nhìn thấy nội dung rõ ràng hơn thì ta cần thay đổi kích cỡ của ô tính. Muốn làm được bài này chúng ta cùng nhau bước vào Bài 5: Thao tác với bảng tính.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
/
- GV: ?Tại sao lại hiện kí tự ######?
? Nếu em nhập dữ liệu vào ô B1 thì ô A1 sẽ như thế nào?
- GV: Như các em nhận xét ban đầu thì độ rộng của cột và chiều cao của hàng không phù hợp với dữ liệu trong ô. Vậy chúng ta cần điều chỉnh về độ rộng của cột cũng như độ cao của hàng để bảng tính có nội dung được hiện thị rõ ràng hơn cũng như có tính thẩm mĩ hơn.Vậy chúng ta cùng nhau vào phần 1.
- GV: (Mở excel đã nhập sẵn dự liệu)
- GV: Các em hãy cùng nhau quan sát các bước cô điều chỉnh ô tính. (Thực hiện trực tiếp trên Excel).
- HS: Quan sát và rút ra các bước.
- GV: Chốt ý.
- HS: Ghi bài.
- GV: Tương tự gợi ý học sinh trả lời các bước điều chỉnh độ cao của hàng.
- HS: Trả lời + Ghi bài.
- GV: Khi dùng cách này nó có khuyết điểm là khó có thể để kéo để vừa khít với dữ liệu trong ô. Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 1 cách khác nhanh hơn và diện tích của ô tính sẽ phù hợp với dữ liệu có trong ô tính hơn.
* Lưu ý: : Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột và hàng đó.
- HS: Ghi nhận.
- GV: Đưa một bảng mẫu bên Excel mời 1 học sinh lên chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng cho phù hợp với dữ liệu trong ô tính.
(Mời 2 học sinh, 1 học sinh thực hiện nháy đúp)
/
- HS: Thực hiện.
- GV:Em hãy so sanh hai bảng tính sau? (Gợi ý để học sinh trả lời được là thiếu cột miệng và dư hàng môn hóa).
- HS: Trả lời.
/
- GV: Vậy để chèn thêm cột miệng và xóa cột môn hóa đi thế nào thì chúng ta cùng nhau bước vào phần 2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Vân Thùy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)