Bài 5. Sự cân bằng lực - Quán tính

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Hùng | Ngày 29/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Sự cân bằng lực - Quán tính thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ LỚP 8D
CHÚC
CÁC
EM

GIỜ
HỌC
TỐT
Kiểm tra bài cũ :
Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ? Nêu cách biểu diễn véc tơ lực ? Viết kí hiệu véc tơ lực
Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực vẽ ở hình vẽ :

600
F1
Hình 1
A
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mủi tên có :
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương chiều trùng với phương chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường đọ của lực theo tỉ xích cho trước.
- Lực F1 ở hình vẽ có :
+ Điểm đặt tại điểm A trên vật.
+ Phương xiên, hợp với phương ngang một góc 600 chiều từ dưới lên trên, từ phải sang trái
+ Cường độ : F1=600N
200N
Đáp án :
Tiết 5 : Sự cân bằng lực - quán tính
I. Lực cân bằng:
1. Hai lực cân bằng là gì?
Hai l?c cõn b?ng là hai lực :
- Cùng đặt lên một vật.
- Có cường độ bằng nhau.
- Phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
? Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên quả cầu, quả bóng có trọng lượng lần lượt là 0,5N; 5N ®­îc cho nh­ h×nh vÏ bằng các véctơ lực.
? Nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương, chiều của các lực cùng tác dụng lên vật.
Nhận xét : Các lực cùng tác dụng lên các vật trên hình có đặc điểm cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
Tiết 5 : Sự cân bằng lực - quán tính
I. Lực cân bằng:
1. Hai lực cân bằng là gì?
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
a. Dự đoán:
b.Thí nghiệm kiểm tra:
Ta đã biết lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc. Khi các lực tác dụng lên vật không cân bằng nhau thì vận tốc của vật bị thay đổi. Vậy khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật sẽ ra sao?
Ta có thể dự đoán: Khi đó vận tốc của vật sẽ không thay đổi, nghĩa là vật sẽ chuyển động thẳng đều.
C2: Tại sao quả cân A ban đầu đứng yên?
C3: Đặt thêm một vật nặng A’ lên quả cân A. Tại sao quả cân A cùng với A’ chuyển động nhanh dần?
C3: Khi đặt thêm vật nặng A’ lên quả cân A, lúc này
PA + PA’ lớn hơn T nên vật (A +A’) chuyển động nhanh dần xuống dưới, quả cân B chuyển động lên trªn.
C4: Khi quả cân A chuyển động qua lç K thì vật nặng A’ bị giữ lại. Lúc này quả cân A còn chịu tác dụng của lực nào?
C4: Khi đi qua lỗ K thì A’ bị giữ lại, A vẫn tiếp tục đi xuống. TN cho biết kết quả chuyển động của A là thẳng đều.
Tiết 5 : Sự cân bằng lực - quán tính
I. Lực cân bằng:
1. Hai lực cân bằng là gì?
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
a. Dự đoán:
b.Thí nghiệm kiểm tra:
C5 : Tính vận tốc của vật A trên mỗi đoạn đường ? Qua đó ta rút ra được nhận xét gì ?
Kết luận : Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
19,2
19,0
19,3
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 1
Tiết 5 : Sự cân bằng lực - quán tính
I. Lực cân bằng:
1. Hai lực cân bằng là gì?
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
II. Quán tính:
- Khi cú l?c tỏc d?ng, m?i v?t d?u khụng th? thay d?i v?n t?c d?t ng?t du?c vỡ m?i v?t d?u cú quỏn tớnh.
C6: Búp bê đang đứng yên trên xe (H5.4). Bất chợt đẩy xe về phía trước. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?
Búp bê ngã về phía sau.
Khi đẩy xe, chân của búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu búp bê chưa kịp chuyển động, vì vậy búp bê ngã về phía sau.
1. Nhận xét :
=>Vậy quán tính là tính giữ nguyên vận tốc của vật.
2. Vận dụng :
C7: Đẩy cho xe và búp bê cùng chuyển động rồi bất chợt dừng lại. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?
Búp bê ngã về phía trước.
Khi xe dừng đột ngột chân của búp bê dừng lại cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu búp bê vẫn chuyển động, vì vậy búp bê ngã về phía trước.
Làm việc theo nhóm trả lời câu C8 : Dùng khái niệm về quán tính để giải thích các hiện tượng sau đây:
a) Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách ngồi trên xe bị nghiêng về bên trái.
Do quán tính hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục theo chuyển động cũ nên bị nghiêng người sang trái.
b) Khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta gập lại.
Chân chạm đất thì dừng lại, nhưng người vẫn còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên làm chân gập lại.
c) Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được.
Do quán tính nên mực tiếp tục chuyển động xuống ngòi bút khi ta dừng lại.
Kiến thức cần ghi nhớ :
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật,có cường độ bằng nhau,phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

- Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.




Hướng dẫn học ở nhà :
Học bài cũ theo phần ghi nhớ và võ ghi, xem lại tất cả các câu hỏi ở trong bài.
Làm các bài tập ở SBT
Xem trước nội dung bài : Lực ma sát.
Thân ái chào quý Thầy, Cô giáo cùng các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)